ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 27-7-24 10:47:37
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tiện ích gắn mã QR trên bảng tên đường

Báo Cà Mau Ðể Nhân dân và khách du lịch có thể dễ dàng tìm hiểu thông tin cơ bản về vị trí, chiều dài, lộ giới, kết cấu tuyến đường và công trình công cộng, cùng tiểu sử của nhân vật, sự kiện... được đặt tên cho tuyến đường, tháng 2 năm nay, TP Cà Mau đã triển khai việc lắp đặt, gắn QR Code lên các bảng chỉ tên đường.

Ông Trần Trường Nguyên, Trưởng phòng Văn hoá và Thông tin TP Cà Mau, cho biết: “Việc gắn QR Code trên bảng tên đường đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, du khách khi muốn tìm hiểu thêm về lịch sử, văn hoá; góp phần giáo dục truyền thống lịch sử, văn hoá dân tộc, nâng cao tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc; đồng thời, hướng đến kết nối thông tin đa chiều, từng bước đưa ứng dụng công nghệ số vào cuộc sống”.

Qua triển khai, trên địa bàn TP Cà Mau đã có 96/179 tuyến đường được gắn QR Code trên bảng tên đường; trong đó: Phường 1 được 33 tuyến, Phường 2 được 11 tuyến, Phường 4 được 9 tuyến, Phường 5 được 24 tuyến, Phường 6 được 1 tuyến, Phường 9 được 7 tuyến, phường Tân Xuyên được 8 tuyến và xã Lý Văn Lâm được 3 tuyến.

Bên cạnh việc cung cấp những thông tin cơ bản, QR Code trên bảng tên đường còn cung cấp những địa chỉ vui chơi giải trí, ăn uống, lưu trú trên tuyến đường để du khách khi đến TP Cà Mau có thể dễ dàng tra cứu, tìm kiếm.

Anh Lâm Quốc Việt phấn khởi khi dùng điện thoại thông minh kết nối mạng quét QR Code tại bảng tên chỉ đường ở Phường 1 để tìm kiếm thông tin.

Anh Lâm Quốc Việt, Khóm 6, Phường 9, tỏ ra phấn khởi khi lần đầu tiên dùng chiếc điện thoại thông minh kết nối mạng (có cài phần mềm tra cứu chuyên dụng QR Scaner) quét QR Code ở một số tuyến đường trên địa bàn Phường 1, nhanh chóng có được thông tin về vị trí tên đường, tên nhân vật lịch sử. Qua đó, anh mong muốn ngày càng có nhiều tuyến đường trên địa bàn TP Cà Mau được gắn QR Code để việc tìm kiếm thông tin tên đường, tìm hiểu về nhân vật lịch sử được nhanh chóng, thuận tiện hơn.

Bên cạnh đó, theo ông Trần Trường Nguyên, việc gắn mã QR vào bảng tên đường hiện còn gặp một số khó khăn, chủ yếu là một số tuyến đường chưa có tiểu sử nhân vật. Ngoài ra, các mã QR được gắn trên các bảng tên đường có khoảng cách tương đối cao, dẫn đến người dân và du khách gặp khó trong việc quét mã.

“Ðể phát huy tính hiệu quả và đồng bộ hệ thống du lịch thông minh, ứng dụng công nghệ số vào cuộc sống, góp phần tạo nên một đô thị hiện đại, theo kế hoạch, Phòng Văn hoá và Thông tin TP Cà Mau sẽ tiếp tục triển khai gắn QR Code trên bảng tên đường cho tất cả các tuyến đường, công trình công cộng đã được đặt tên. Ðồng thời, tiến hành tham mưu, đề xuất gắn QR Code tại các di tích lịch sử, văn hoá - xã hội... do thành phố quản lý. Xây dựng thêm hệ thống dữ liệu phong phú, đa dạng, kết hợp quét QR Code liên kết với Website du lịch thông minh của thành phố nhằm tạo ra sự tiện ích cho du khách có thể tìm kiếm những địa điểm tham quan, lưu trú, vui chơi trên tuyến đường đó hoặc lân cận một cách tiện lợi nhất”, ông Trần Trường Nguyên thông tin.


QR Code có kích thước 8x8 cm, được dán bên phải bảng tên đường. Vật liệu là decal trắng in mã vạch màu đen. Ðể tra cứu thông tin, người dân tải về và cài đặt các phần mềm tra cứu chuyên dụng như QR Code Reader, QR Scanner... hoặc sử dụng phần mềm tích hợp sẵn trên thiết bị di động. Ðối với điện thoại thông minh, chỉ cần bật camera là có thể quét mã. Ðể quét QR Code, người dân có thể đứng cách bảng tên đường 2-4 m hoặc phóng đại camera điện thoại để tra cứu.


 

Mỹ Lệ

 

Nền tảng số - Rộng mở đầu ra cho sản phẩm OCOP

Huyện Ngọc Hiển có 21 sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao, cung ứng mỗi năm hàng trăm tấn thành phẩm cho người tiêu dùng. Bên cạnh mua bán truyền thống, các chủ thể từng bước ứng dụng hiệu quả nền tảng số để mở rộng kênh phân phối. Trên các sàn thương mại điện tử, trang web mua sắm trực tuyến, mạng xã hội... sản phẩm OCOP của địa phương được quảng bá, giới thiệu rộng rãi, lượng khách hàng tương tác ngày càng tăng, sức tiêu thụ ổn định, giúp các chủ thể yên tâm, đẩy mạnh sản xuất.

Giúp nông dân tiếp cận sàn thương mại điện tử

Thời gian qua, Bưu điện TP Cà Mau đã phối hợp với Hội Nông dân thành phố hỗ trợ nông dân chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ nông sản. Hoạt động này góp phần vào việc xây dựng mạng lưới kết nối giữa nông dân và doanh nghiệp, nhà bán lẻ, tạo ra chuỗi giá trị bền vững cho cả nông dân và doanh nghiệp.

Xây dựng hội viên phụ nữ thành công dân số

Năm 2024 là năm quan trọng thực hiện khâu đột phá và chủ đề năm “Tăng cường ứng dụng CNTT - Chuyển đổi số trong tổ chức sinh hoạt Hội” của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) TP Cà Mau.

Hoàn thành 21/37 nhiệm vụ CCHC

Qua 6 tháng đầu năm, tỉnh Cà Mau đã hoàn thành đúng và sớm hạn 21/37 nhiệm vụ theo kế hoạch cải cách hành chính (CCHC) đề ra, đạt 56,76%; các nhiệm vụ còn lại đang thực hiện trong thời gian quy định. Ðáng chú ý, tỉnh triển khai thực hiện nhiều giải pháp, sáng kiến để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước, nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp (DN).

Tắt sóng 2G vẫn đảm bảo quyền lợi người dùng

Theo lộ trình, cả nước sẽ tắt sóng 2G từ tháng 9/2024, các điện thoại chỉ hỗ trợ công nghệ 2G (2G only) sẽ không được sử dụng trên mạng lưới. Trước đó, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị đầu cuối thông tin di động mặt đất buộc các thiết bị di động sản xuất, nhập khẩu vào Việt Nam phải hỗ trợ công nghệ từ 4G trở lên. Theo đó, từ ngày 1/7/2021, cả nước dừng nhập khẩu đối với điện thoại 2G only.

“Em an toàn hơn cùng Google”

Xã hội hiện đại, trẻ em dễ dàng tiếp cận và sử dụng thông thạo điện thoại thông minh, các ứng dụng Internet vào nhiều mục đích khác nhau. Tuy nhiên, môi trường mạng phức tạp, trẻ dễ dàng bị dẫn dụ, thu hút bởi nhiều thông tin chưa phù hợp độ tuổi, gây nên những sai lầm không đáng có. Do đó, trẻ cần được trang bị kiến thức và kỹ năng an toàn trên không gian này.

Thúc đẩy giải quyết thủ tục phi địa giới

Hướng đến nền hành chính phục vụ, tỉnh Cà Mau đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tạo bước phát triển đột phá trong công tác cải cách hành chính (CCHC). Ðáng nói là, tỉnh đã vận hành hiệu quả việc giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) không phụ thuộc địa giới hành chính. Ðây là tiền đề quan trọng góp phần hiện đại hoá nền hành chính, nâng cao sự hài lòng, tin tưởng của Nhân dân.

Ðịnh hình sự đổi mới trong ngành bán lẻ

Kinh tế số đã tạo ra những thay đổi trong ngành bán lẻ. Người tiêu dùng ngày nay có thể mua sắm bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu chỉ với một chiếc điện thoại thông minh có kết nối Internet. Ðiều này đã thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử (TMÐT) và các nền tảng mua sắm trực tuyến, từ đó thay đổi cách thức kinh doanh của các nhà bán lẻ.

Chuyển đổi số báo chí - Khởi đầu ấn tượng

Tỉnh Cà Mau hiện nay có 3 cơ quan báo chí, là Báo Cà Mau, Ðài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau và Tạp chí Văn nghệ Cà Mau. Các cơ quan báo chí và lực lượng người làm báo Cà Mau luôn thể hiện tinh thần dấn thân, nhiệt huyết, trách nhiệm gắn với tôn chỉ, mục đích hoạt động để hoàn thành sứ mệnh làm cầu nối chuyển tải; cụ thể hoá chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thông tin toàn diện về đời sống xã hội nhanh, kịp thời, chính xác và chính thống. Kế thừa truyền thống báo chí đầy tự hào, trên nền tảng của những thành tựu đạt được, báo chí Cà Mau đang hoà dòng mạnh mẽ vào xu thế chuyển đổi số (CÐS).

Kiến tạo một Cà Mau Online bằng công nghệ 3D

Website camau360.com đã đi vào hoạt động được 6 tháng với những kết quả khả quan cùng tiềm năng đầy hứa hẹn trong tương lai để tạo ra một Cà Mau Online.