ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 3-5-25 19:38:52
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tiến tới khép kín đê, kè bờ biển Tây

Báo Cà Mau Xây dựng đê biển Tây từ Cái Ðôi Vàm đến Kinh Năm và kè phòng, chống sạt lở bờ biển các đoạn xung yếu từ cửa biển Sông Ðốc đến cửa biển Bảy Háp, tỉnh Cà Mau, là rất cần thiết, nhằm kiểm soát triều cường, phòng chống xói lở bờ biển, tạo điều kiện khôi phục đai rừng phòng hộ, giảm nhẹ thiên tai, ổn định sinh kế, đời sống cho cộng đồng dân cư, góp phần phát triển bền vững khu vực ven biển Tây tỉnh Cà Mau trong điều kiện biến đổi khí hậu, dựa trên việc phát huy lợi thế tổng hợp của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Mục tiêu của Dự án Xây dựng đê biển Tây từ Cái Ðôi Vàm đến Kinh Năm và kè phòng, chống sạt lở bờ biển các đoạn xung yếu từ cửa biển Sông Ðốc đến cửa biển Bảy Háp, tỉnh Cà Mau (Dự án) là xây dựng 19 km đê biển Tây từ Cái Ðôi Vàm đến Kinh Năm để chống xói lở, gây bồi tạo bãi nhằm bảo vệ và hướng đến trồng mới hơn 2.000 ha rừng phòng hộ ven biển Tây từ cửa Sông Ðốc đến cửa Bảy Háp, góp phần bảo đảm an toàn cho đê biển và 15.000 ha đất thuộc huyện Phú Tân và Trần Văn Thời dưới tác động của sóng, gió bão (cấp 9) và nước biển dâng. Cùng với đó, xây dựng hơn 11 km kè giảm sóng, chống xói lở bờ biển, gây bồi, tạo bãi nhằm bảo vệ, khôi phục và phát triển đai rừng phòng hộ ven biển, bảo vệ tuyến đê biển Tây và các khu dân cư ven biển thuộc 2 huyện: Trần Văn Thời và Phú Tân. Xây dựng hoàn thiện tuyến đê biển Tây tỉnh Cà Mau và tuyến đường giao thông bộ ven biển nối liền thị trấn Cái Ðôi Vàm đến Kinh Năm, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, du lịch và dịch vụ trong vùng.

Tuyến ven biển bờ Tây từ Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời) đến Cái Ðôi Vàm (huyện Phú Tân) hiện chưa có bờ đê kiên cố cũng như nhiều vị trí cần hình thành hệ thống kè để bảo vệ rừng phòng hộ, đê, đất sản xuất...

Tuyến ven biển bờ Tây từ Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời) đến Cái Ðôi Vàm (huyện Phú Tân) hiện chưa có bờ đê kiên cố cũng như nhiều vị trí cần hình thành hệ thống kè để bảo vệ rừng phòng hộ, đê, đất sản xuất...

Dự án này đồng thời hỗ trợ sinh kế cho 5 xã ven biển của huyện Phú Tân và huyện Trần Văn Thời, góp phần tạo sinh kế thông qua đa dạng hoá nguồn thu nhập, hỗ trợ tín dụng, nâng cao kiến thức về biến đổi khí hậu và kỹ năng trong nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản vùng biển, giảm sự phụ thuộc vào hoạt động khai thác thuỷ sản ở vùng biển ven bờ; bảo vệ và khôi phục hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển, bảo vệ môi trường tại thị trấn Sông Ðốc, xã Tân Hải, thị trấn Cái Ðôi Vàm, xã Rạch Chèo, xã Nguyễn Việt Khái.

Tổng diện tích thực hiện dự án trên là 146,86 ha, có 2 hạng mục chính, gồm tuyến đê biển Tây, diện tích 144 ha và tuyến kè trên diện tích mặt nước ven biển, diện tích 2,86 ha. Trong đó, có 21,25 ha thuộc rừng sản xuất với đối tượng là cây đước cần được chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Dự án này có tổng mức đầu tư là 849,275 tỷ đồng (31,93 triệu EUR). Trong đó, vốn ODA (vay AFD) 510,009 tỷ đồng (19,17 triệu EUR), sử dụng cho chi phí xây dựng trước thuế, chi phí dự phòng trước thuế (dự phòng do yếu tố phát sinh khối lượng, dự phòng do yếu tố trượt giá). Trong số này, Trung ương cấp 70%, là 357,006 tỷ đồng (13,42 triệu EUR); tỉnh Cà Mau vay lại 30%, là 153,003 tỷ đồng (5,75 triệu EUR).

Ðối với số vốn viện trợ không hoàn lại (do AFD vận động EU) 100 tỷ đồng (3,76 triệu EUR), sử dụng cho toàn bộ các hoạt động phục vụ hợp phần phi công trình (không bao gồm thuế, phí và các chi phí không được phép sử dụng vốn viện trợ không hoàn lại theo quy định). Cùng với đó là vốn đối ứng 239,266 tỷ đồng (8,99 triệu EUR) do tỉnh Cà Mau bố trí từ nguồn ngân sách của tỉnh, sử dụng cho chi phí quản lý dự án, chi phí giải phóng mặt bằng, bảo hiểm công trình, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác, thuế VAT, phí... và các chi phí không được sử dụng vốn ODA và vốn viện trợ không hoàn lại theo quy định của Chính phủ.

Trên tuyến Sông Đốc - Cái Đôi Vàm hiện chỉ có tuyến đê đất được hình thành sau bão năm 1997, hiện đã xuống cấp, khó đảm bảo an toàn cho người dân và sản xuất khi thời tiết cực đoan xảy ra.

Trên tuyến Sông Đốc - Cái Đôi Vàm hiện chỉ có tuyến đê đất được hình thành sau bão năm 1997, hiện đã xuống cấp, khó đảm bảo an toàn cho người dân và sản xuất khi thời tiết cực đoan xảy ra.

Về quy mô đầu tư, xây dựng kè chống sạt lở bờ biển (đoạn từ cửa biển Sông Ðốc đến cửa biển Bảy Háp thuộc huyện Trần Văn Thời và Phú Tân), kinh phí khoảng 326 tỷ đồng; tổng chiều dài kè 11 km; cao trình thiết kế của đỉnh kè +2,0 m; chiều rộng mặt kè 2,6 m. Xây dựng đê biển Tây (đoạn từ Cái Ðôi Vàm đến Kinh Năm, huyện Phú Tân), kinh phí khoảng 523 tỷ đồng; tổng chiều dài tuyến đê 19 km; cao trình thiết kế đỉnh đê +3,0 m; chiều rộng mặt đê 7,5 m;  chiều rộng mặt đường 3,5 m...

Như vậy, khi dự án này hoàn thành sẽ tạo trục giao thông ven biển liên hoàn trên mặt đê biển từ Tiểu Dừa (U Minh) đến xã Nguyễn Việt Khái (huyện Phú Tân), góp phần phát triển kinh tế biển, đặc biệt là tại các đô thị ven biển, hiện thực hoá chủ trương tiến ra biển, làm giàu từ biển.


Ðược biết, dự kiến trong tháng 4/2025 sẽ lập hoàn thiện và trình cấp thẩm quyền thẩm định, phê duyệt phương án thu hồi đất; tháng 5/2025 sẽ tổ chức chi trả tiền bồi thường cho người dân và lần lượt bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư triển khai thi công.


Trần Nguyên

 

Dấu ấn Trường Sa với Nhà Tưởng niệm Bác Hồ

Được đi công tác đến các điểm đảo, nhà giàn ở Trường Sa là vinh dự của nhiều người làm báo trong cả nước, bởi không mấy khi được đến nơi đầu sóng ngọn gió ấy, để ghi nhận những thay đổi của Trường Sa.

Trường Sa của Tổ quốc hiên ngang phía biển Ðông

Trước trận quyết chiến cuối cùng ở hang ổ của Mỹ - nguỵ tại Sài Gòn, có một sự kiện đặc biệt đã diễn ra, mà theo hồi ký của cố Ðại tướng Võ Nguyên Giáp là “ngoài kế hoạch chiến lược ban đầu”, đó là giải phóng quần đảo Trường Sa. Bộ Chính trị, Quân uỷ Trung ương và Bộ Tư lệnh giải phóng các đảo thuộc quần đảo Trường Sa có nguỵ quân chiếm đóng đã chỉ đạo nhất quán phương châm “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng” để giải phóng một vùng lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc có vị trí chiến lược về kinh tế, quân sự, góp phần làm nên mùa xuân đại thắng của dân tộc.

Tiến tới khép kín đê, kè bờ biển Tây

Xây dựng đê biển Tây từ Cái Ðôi Vàm đến Kinh Năm và kè phòng, chống sạt lở bờ biển các đoạn xung yếu từ cửa biển Sông Ðốc đến cửa biển Bảy Háp, tỉnh Cà Mau, là rất cần thiết, nhằm kiểm soát triều cường, phòng chống xói lở bờ biển, tạo điều kiện khôi phục đai rừng phòng hộ, giảm nhẹ thiên tai, ổn định sinh kế, đời sống cho cộng đồng dân cư, góp phần phát triển bền vững khu vực ven biển Tây tỉnh Cà Mau trong điều kiện biến đổi khí hậu, dựa trên việc phát huy lợi thế tổng hợp của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Ra Trường Sa xem “Sơn Ca ba nhất”

Trong 21 đảo, điểm đảo trên tổng 33 điểm đóng quân trên Quần đảo Trường Sa, Sơn Ca là hòn đảo nhỏ thân thương có biệt danh “ba nhất”, đó là “xanh nhất, sạch nhất, trắng nhất”.

Công binh trên đảo Hòn Chuối vượt khó, sáng tạo

Binh chủng Công binh là lực lượng đầu ngành toàn quân về xây dựng, nâng cấp, bảo quản, quản lý hệ thống công trình quốc phòng trên khắp mọi miền Tổ quốc, nhất là các công trình nơi biên giới, hải đảo... Tại đảo tiền tiêu Hòn Chuối, chiến sĩ Ðại đội 1 (Tiểu đoàn 885, Lữ đoàn Công binh 83, Quân chủng Hải quân) đang ngày đêm làm nhiệm vụ xây dựng các công trình tăng cường phòng thủ trên đảo. Ðây không chỉ là trách nhiệm, nghĩa vụ mà còn là tình cảm đối với vùng hải đảo xa xôi nơi cực Nam Tổ quốc.

Ðảm bảo an toàn rừng trên đảo Hòn Chuối

Không chỉ ở đất liền, công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) trên các đảo, trong đó có đảo Hòn Chuối được chủ động triển khai ngay từ đầu mùa khô.

Vượt sóng cả, vì bình yên Tổ quốc

Nơi biên giới biển xa, lực lượng làm nhiệm vụ trên biển kiên cường trước mọi khó khăn, bất chấp thời tiết, để nơi đất liền thêm vững lòng tin khi Tổ quốc luôn được bảo vệ một cách chủ động, cảnh giác trong mọi tình huống từ xa, từ sớm…

Ðến với Trường Sa thân yêu

Cho đến bây giờ, khi gió bấc trở ngọn, đất trời vào xuân, lại gợi lên trong chúng tôi bao nỗi nhớ miên man về Trường Sa thân yêu của Tổ quốc. Vào những ngày đầu tháng 5 (từ ngày 6-12/5/2024) chúng tôi có dịp tháp tùng cùng Ðoàn công tác tỉnh Cà Mau với gần 100 thành viên là cán bộ lãnh đạo ở các sở, ban, ngành, đoàn thể và các huyện, thành phố cùng phóng viên và văn nghệ sĩ, do đồng chí Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh dẫn đầu, cùng với Ðoàn công tác của Quân chủng Hải quân đã tổ chức chuyến đến thăm, tặng quà động viên cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1.

Chuyến hải trình đặc biệt

Trước thềm tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, chuyến hải trình đặc biệt từ đất liền đến các điểm đảo tiền tiêu phía Tây Nam của Tổ quốc dường như mang mùa xuân đến sớm với cán bộ, chiến sĩ và người dân nơi đảo xa.

Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ thời kỳ mới

Phát huy truyền thống anh hùng và hình ảnh cao đẹp của người lính quân hàm xanh, với tinh thần và trách nhiệm, Bộ đội Biên phòng (BÐBP) Cà Mau luôn gắn bó, đồng hành cùng người dân vùng biên giới biển, đảo phát triển kinh tế - xã hội, ổn định cuộc sống, xây dựng vùng biên cương nơi cực Nam Tổ quốc ngày càng vững mạnh.