ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 2-12-23 20:05:33

Tìm giải pháp hiệu quả chăm sóc hậu Covid-19

Báo Cà Mau (CMO) Chiều ngày 21/9, Sở Y tế tổ chức Hội thảo khoa học “Hậu Covid-19 tỉnh Cà Mau”. Hội nghị được trực tuyến với các điểm cầu Trường Đại học Y dược Cần Thơ và các Trung tâm y tế, các bệnh viện trên địa bàn tỉnh.

Theo các chuyên gia đầu ngành về hậu Covid-19, đến nay qua thống kê đã có hơn 200 triệu chứng, đặc biệt tập trung về hô hấp, tâm thần và tim mạch.

Riêng đối với ngành y tế tỉnh Cà Mau, đầu năm 2022 ngành cũng đã tổ chức nhiều cuộc họp thông tin, hướng dẫn cho cán bộ, công chức, viên chức trong ngành về hậu Covid-19 và các giải pháp hỗ trợ, chăm sóc sức khoẻ cho người dân sau khi mắc Covid-19 trên địa bàn.

Lãnh đạo Sở Y tế và các đơn vị trực thuộc tham gia hội thảo.

“Tuy nhiên, thực tế còn rất nhiều người sau khi mắc Covid-19 rất lo lắng vì có những biểu hiện, triệu chứng kéo dài, phải đi khám và điều trị ở nhiều cơ sở y tế nhưng vẫn không giảm, gây tốn kém thời gian và tiền bạc”, ông Trần Quang Khóa, Phó giám đốc Sở Y tế, cho biết.

Do đó, hội thảo khoa học nhằm cung cấp thêm tình hình hậu Covid-19 để cán bộ, công chức, viên chức ngành y tế có giải pháp hiệu quả chăm sóc hậu Covid-19. Đồng thời, tuyên truyền rộng rãi đến người dân biết cách tự chăm sóc bản thân, gia đình sau khi mắc Covid-19 và đến cơ sở y tế nhờ sự hỗ trợ của y bác sĩ đúng lúc.

Tại buổi hội thảo, các chuyên gia đến từ Trường Đại học Y dược Cần Thơ, các bác sĩ có nhiều kinh nghiệm thực tiễn tại các cơ sở khám chữa bệnh trong tỉnh đã trình bày về các cơ chế, yếu tố nguy cơ hậu Covid-19; phương thức tiếp cận chẩn đoán, quản lý người bệnh hậu Covid-19.

Ngành y tế đặc biệt quan tâm công tác chăm sóc sức khoẻ cho người dân hậu Covid-19. (ảnh minh hoạ)

Theo TS.BS Võ Phạm Anh Thư, Trưởng khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Trường Đại học Y dược Cần Thơ, “hậu covid-19” là một khái niệm mới và rộng, cần sử dụng đúng và tránh lạm dụng. Các triệu chứng đa dạng từ phổ biến đến ít gặp, mang đặc tính của tổn thương nhiều cơ quan. Người bệnh hậu Covid-19 thường có các biến chứng về thần kinh, mãn tính. Mỗi người bệnh có các triệu chứng thay đổi, không giống nhau và có xu hướng dai dẳng. Các biến chứng nặng thường gặp như: giảm oxy máu nặng, tổn thương phổi nặng, rối loạn tâm thần,…

Do vậy, TS.BS Võ Phạm Anh Thư đề nghị, cần thăm khám người bệnh toàn diện để có cách thức tiếp cận phù hợp. Cần có nghiên cứu mô tả đặc điểm bệnh nhân hậu Covid-19 tại các phòng khám hậu Covid-19 địa phương. Đồng thời, xây dựng các lưu đồ chẩn đoán và xử trí các triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân hậu Covid-19./.

 

Hồng Nhung

 

Cỏ Mỹ - ma dược có thể giết người

Cỏ Mỹ là dạng ma tuý, đang được rao bán công khai trên các trang mạng xã hội, mức độ mà nó gây nguy hiểm cho sức khoẻ và tinh thần của người sử dụng là đáng báo động.

Các dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ

Thông thường căn bệnh đột quỵ sẽ có những dấu hiệu dự báo trước khoảng 1 tuần, trước khi xảy ra. Việc nhận biết được các dấu hiệu này có thể sẽ giúp cho chính người bệnh hoặc cho người thân có các biện pháp phòng ngừa một cách hiệu quả, tránh được nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng.

Tăng giá dịch vụ khám bảo hiểm y tế từ ngày 17/11/2023

Thông tư 22/2023/TT-BYT ngày 17/11/2023 của Bộ Y tế quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh BHYT giữa các bệnh viện cùng hạng trong toàn quốc và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế trong một số trường hợp.

Bệnh nhân yên tâm xạ trị tại tỉnh

Khoa Ung bướu, Bệnh viện Ða khoa tỉnh Cà Mau hiện có 55 giường nội trú, 1 phòng khám chuyên khoa ung bướu, phẫu trị, hoá trị, xạ trị, chăm sóc giảm nhẹ, đáp ứng nhu cầu khám, điều trị của bệnh nhân.

Ban Liên lạc đồng hương tặng xe cứu thương cho Cà Mau

Chiều 18/11, Ban Liên lạc đồng hương Bạc Liêu - Cà Mau tại TP Hồ Chí Minh tổ chức lễ trao tặng xe cứu thương cho Sở Y tế tỉnh Cà Mau. Đơn vị tiếp nhận là Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh.

Cảnh giác với bệnh tay - chân - miệng nặng

Tại tỉnh Cà Mau đã xuất hiện chủng vi rút Enterovirus 71 (EV71), là chủng gây bệnh tay - chân - miệng (TCM) nặng, nguy cơ tử vong rất cao. Gần đây, số ca mắc bệnh TCM liên tục tăng và số ca bệnh nặng nhập viện điều trị cũng tăng.

Bệnh viện phập phồng lo thiếu máu

Từ đầu năm đến nay, tình trạng thiếu máu phục vụ công tác điều trị bệnh diễn ra tại các tỉnh, thành phố khu vực ÐBSCL, trong đó có Cà Mau. Bộ Y tế liên tiếp có 4 văn bản hướng dẫn, chỉ đạo, phối hợp các đơn vị liên quan để giải quyết tình trạng này nhưng vẫn chưa khả quan. Nguyên nhân chính không phải là nguồn máu hiến bị thiếu mà là công tác mua sắm vật tư, túi máu, sinh phẩm xét nghiệm sàng lọc máu của Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ chưa đảm bảo để bệnh viện tiếp nhận và cung cấp máu đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh cho các bệnh viện lân cận.

Chủ động phòng chống dịch cúm gia cầm

Theo nhận định của Bộ Y tế, trong điều kiện giao lưu thương mại ngày càng rộng mở giữa Việt Nam và các nước trên thế giới, nguy cơ cúm gia cầm có thể xâm nhập vào nước ta và lây nhiễm sang người là rất lớn, đặc biệt là các tỉnh có đường biên giới với các quốc gia đang có dịch.

Bệnh cao huyết áp và tiểu đường làm tăng nguy cơ đột quỵ

Đột quỵ (hay còn được gọi là tai biến mạch máu não) chính là tình trạng của não bộ khi đã bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cấp máu lên não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể khiến cho não bộ bị thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào.

Thuốc lá điện tử gây bệnh nguy hiểm

Ghi nhận tại một số quốc gia, đến thời điểm hiện tại cho thấy sử dụng thuốc lá điện tử (TLÐT) gây bệnh cấp và mãn tính nguy hiểm, đặc biệt có liên quan đến hội chứng tổn thương phổi cấp tính. Tại Việt Nam, thời gian gần đây, số trường hợp ngộ độc do sử dụng TLÐT được ghi nhận ở nhiều tỉnh, thành phố. Hầu hết xảy ra ở lứa tuổi học sinh, trong đó có cả nữ giới.