ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 12-5-25 08:22:15
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tỉnh Ninh Bình là điểm sáng toàn quốc trong xây dựng nông thôn mới

Báo Cà Mau (CMO) Tối 26/3, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Ninh Bình, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ VN tỉnh Ninh Bình tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 25 năm tái lập tỉnh Ninh Bình (1/4/1992-1/4/2017).

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang tới dự và có bài phát biểu tại lễ kỷ niệm.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước trao tặng Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Ninh Bình bức chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh tại lễ kỷ niệm 25 năm tái lập.

Dự lễ kỷ niệm có đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, địa phương; các thế hệ lãnh đạo tỉnh Ninh Bình, đại biểu lão thành cách mạng, Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, đại biểu chức sắc tôn giáo, các đơn vị kết nghĩa và đông đảo các tầng lớp nhân dân tỉnh Ninh Bình.

Đoàn Cà Mau tại lễ kỷ niệm.

Nằm ở phía Nam đồng bằng sông Hồng, Ninh Bình có diện tích 1.400 km2, có địa hình tự nhiên đa dạng, được phân thành 3 vùng rõ rệt: đồi núi bán sơn địa, vùng đồng chiêm trũng và vùng đồng bằng ven biển. Tỉnh Ninh Bình hiện có 8 đơn vị hành chính (2 thành phố và 6 huyện), dân số trên 950.000 người.

Những yếu tố đa dạng về địa hình thiên nhiên của Ninh Bình đã cấu thành một vùng đất hiểm trở về quân sự. Chính vì thế, Ninh Bình là vùng đất mang nhiều dấu tích lịch sử chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước. Nửa cuối thế kỷ X (năm 968), Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, thu giang sơn về một mối, lập vương triều phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên ở nước ta, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, dựng kinh đô ở đất Hoa Lư, ban hành nhiều chính sách cách tân để xây dựng đất nước. Về sau này, Ninh Bình còn ghi danh trong nhiều chiến thắng vẻ vang của dân tộc trước những cuộc xâm lược của các nước lớn.

Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, đến năm 1992, tỉnh Ninh Bình được tái lập và bắt đầu bước phát triển mạnh mẽ. Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình Nguyễn Thị Thanh nhấn mạnh, từ khi tái lập tỉnh, Ninh Bình có bước chuyển mình mạnh mẽ cả về chất và lượng. Kinh tế có bước phát triển nhanh, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 17,59% trong 25 năm qua. Năm 2016, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) gấp 52 lần so với năm 1992 (tính theo giá hiện hành); thu ngân sách đạt 7.264 tỷ đồng - cao nhất từ trước tới nay, gấp 181 lần so với năm 1992; kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD, gấp trên 400 lần so 25 năm trước.

Sản xuất công nghiệp mặc dù gặp khó khăn nhưng vẫn tiếp tục phát triển, giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) ước đạt trên 34.500 tỷ đồng, tăng 5,1% so với năm 2015; quý I năm 2017 đạt 9.770 tỷ đồng, tăng 28,7% so với cùng kỳ năm 2016; tổng vốn đầu tư phát triển đạt trên 22.500 tỷ đồng, tăng 12,8% so với cùng kỳ năm 2016. Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh theo tiêu chí đa chiều năm 2016 giảm xuống còn khoảng 5,77%.

Du lịch có bước phát triển đột phá, với quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO vinh danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới, mở ra cơ hội đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Năm 2016, Ninh Bình đã đón 6,5 triệu lượt khách, cao nhất từ trước đến nay.

Ngoài ra, nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt gần 8.300 tỷ đồng; công tác xây dựng nông thôn mới đạt kết quả nổi bật, đến nay toàn tỉnh có 60/119 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Riêng Hoa Lư đã trở thành huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh và cả nước theo tiêu chí mới.

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhiệt liệt biểu dương và chúc mừng những thành tựu, kết quả to lớn mà Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Ninh Bình đã đạt được trong 25 năm qua. Chủ tịch nước Trần Đại Quang nêu rõ, mặc dù xuất phát điểm thấp, cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, cơ sở vật chất nghèo nàn, hạ tầng đô thị lạc hậu, đời sống Nhân dân gặp nhiều khó khăn, song sau 25 năm tái lập tỉnh, Ninh Bình đã nỗ lực vượt lên khó khăn, thách thức, giành được nhiều thành tựu quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực.

Định hướng phát triển Ninh Bình trong tương lai, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Ninh Bình cần ra sức phát huy truyền thống cách mạng, nguồn lực văn hóa đặc sắc của quê hương, nêu cao tinh thần chủ động, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI, tích cực góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng.

Song song đó, Ninh Bình phải đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng tăng tỷ trọng sản phẩm công nghệ cao, công nghệ sạch; chú trọng phát triển du lịch bền vững, nhất là du lịch hướng về cội nguồn, sinh thái - nghỉ dưỡng. Phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và là trung tâm du lịch trọng điểm quốc gia.

Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh, vấn đề có ý nghĩa then chốt và quyết định là tập trung làm tốt công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị tỉnh nhà thật sự trong sạch, vững mạnh, gần dân, sâu sát dân; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở Đảng.

Trải qua ¼ thế kỷ phát triển và bứt phá, Ninh Bình ngày nay sở hữu nhiều dự tính mang tính chiến lược với mục tiêu xây dựng quê hương cố đô ngày thêm văn minh, giàu đẹp.

Phong Phú

Liên kết hữu ích

Tự hào xã anh hùng

Những ngày tháng Tư lịch sử, có dịp trở lại Hàm Rồng sẽ cảm nhận rõ sự đổi thay trên quê hương giàu truyền thống cách mạng này, nơi được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân.

Cử tri thống nhất cao phương án sắp xếp đơn vị hành chính

Đến thời điểm này, các xã, phường trên địa bàn TP Cà Mau đã đồng loạt tổ chức lấy ý kiến cử tri về phương án sắp xếp các đơn vị hành chính (ÐVHC) cấp tỉnh, xã. Ðây là bước triển khai quan trọng nhằm thực hiện Kết luận số 127-KL/TW và Kết luận số 137-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Ðảng về việc tiếp tục sắp xếp tổ chức hành chính cấp xã, bảo đảm bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

70 năm hành trình giữ biển

70 năm trước, nhằm đáp ứng yêu cầu khách quan bảo vệ trọn vẹn chủ quyền biển, đảo miền Bắc xã hội chủ nghĩa, ngày 7/5/1955, Bộ Quốc phòng đã ra quyết định thành lập Cục Phòng thủ bờ bể - tiền thân của Quân chủng Hải quân Nhân dân Việt Nam anh hùng ngày nay.

Anh hùng của những anh hùng

Gọi Ðại tá Nguyễn Văn Tàu (Trần Văn Quang, Tư Cang), Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân (AHLLVTND), huyền thoại của tình báo Việt Nam, là "anh hùng của những anh hùng" cũng rất đúng và không hề tô hồng, ngợi ca. Bản thân ông Tư Cang cũng căn dặn chúng tôi rằng: “Hãy nói, hãy viết bằng sự thật lịch sử. Bởi chỉ cần nói thật, nói đúng về lịch sử của dân tộc ta trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ thôi, thì đó đã là một câu chuyện phi thường”.

Tròn 50 năm tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 giải phóng Cà Mau

Cuộc tổng tiến công và nổi dậy để giải phóng miền Nam, bắt đầu từ Chiến dịch Tây Nguyên đầu tháng 3/1975. Ngày 18/3/1975, Bộ Chính trị quyết định giải phóng hoàn toàn miền Nam trong năm 1975 theo tinh thần “Tấn công thần tốc như Nguyễn Huệ” mà đồng chí Lê Duẩn nói trong Hội nghị lần thứ 21 của Trung ương Ðảng.

50 năm - Nhớ giờ phút này!

Thời điểm chuẩn bị giải phóng miền Nam, theo tinh thần nghị quyết của Quân khu 9 và Tỉnh uỷ Cà Mau: “Tỉnh giải phóng tỉnh, huyện giải phóng huyện, xã giải phóng xã”, đến nửa tháng 4/1975, toàn bộ cứ điểm, đồn bót của địch trên địa bàn huyện Trần Văn Thời đã bị tiêu diệt hoặc rút chạy, chi khu Rạch Ráng trơ trọi như một ốc đảo, sự chi viện từ tiểu khu An Xuyên bằng đường sông đã bị khống chế, đường bộ không có, duy nhất chỉ có trực thăng tiếp tế nhỏ giọt từ thức ăn đến nước uống. Hơn 400 tề nguỵ ở chi khu Rạch Ráng đang khốn đốn, hoang mang tột độ.

Kỷ niệm về anh

Sau ngày đất nước toàn thắng và thống nhất, tôi từ miền Trung được chuyển về quê công tác. Mấy ngày ngồi trên xe đò từ Cố đô Huế trở về, trong đầu tôi hình dung biết bao hình ảnh về sự đổi thay của thị xã Cà Mau mà ngày tôi ra đi hơn 20 năm trước còn là một thị trấn khiêm tốn nằm ở tận cùng phương Nam Tổ quốc.

Ngày 30/4/1975 Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử toàn thắng

Thực hiện mệnh lệnh của bộ tư lệnh chiến dịch, đêm 29, rạng sáng 30/4/1975, các binh đoàn chủ lực trên từng hướng đồng loạt tiến công vào nội đô, đánh chiếm các mục tiêu then chốt của chiến dịch.

50 năm nhớ ngày lịch sử vẻ vang

50 năm tôi được sống trong độc lập tự do, hưởng hạnh phúc cùng toàn dân tộc, tôi luôn biết ơn và trân trọng những gì mà người chiến sĩ cách mạng trên mọi mặt trận đã cống hiến, hy sinh để giành lại hoà bình, ấm no như ngày hôm nay.

Nhớ ngày tiếp quản Cà Mau

Ngày 30/4, ngày lịch sử trọng đại của dân tộc, ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam khỏi ách thống trị của bọn xâm lược và bè lũ tay sai, ngày mà triệu triệu người Việt Nam vỡ oà hạnh phúc.