ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-4-25 09:17:49
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tình thương của má

Báo Cà Mau Ngày nó đậu đại học, cả nhà ai cũng vui, nhất là má. Nó cũng cảm thấy tự hào bởi cả xã cũng có mấy người đậu đại học đâu. Hôm nó đi, má gói ghém vào ba lô đủ thứ, dặn dò đủ điều, nó thấy thương má quá, thương mấy đứa em nữa, nó tự hứa với lòng sẽ cố gắng học để không phụ lòng má.

Ngày nó đậu đại học, cả nhà ai cũng vui, nhất là má. Nó cũng cảm thấy tự hào bởi cả xã cũng có mấy người đậu đại học đâu. Hôm nó đi, má gói ghém vào ba lô đủ thứ, dặn dò đủ điều, nó thấy thương má quá, thương mấy đứa em nữa, nó tự hứa với lòng sẽ cố gắng học để không phụ lòng má.

Năm đầu đại học nó rất ngoan, thường xuyên gọi về cho má. Nhưng năm thứ hai, rồi thứ ba thì nó quen dần với cuộc sống thị thành, đám bạn bè lại thường xuyên rủ rê bằng những thú chơi vô bổ nhưng đầy đam mê, thế là nó lao vào những cuộc rượu chè thâu đêm, những đêm game online suốt sáng. Ðiện thoại gọi về nhà thưa dần, má nhớ quá gọi lên thì nó nghe lấy lệ, nhiều lúc còn bực mình vì má nó gọi không đúng lúc. Tiền má gửi lên không đủ xài, nó điện về hối thúc gửi thêm với đủ lý do: học thêm ngoại ngữ, tin học, đi thực tế, làm đề tài...

Minh hoạ: H.V

Tội nghiệp má vì thương nó học vất vả mà cố gắng làm quần quật suốt ngày, đêm lại tranh thủ may từng cái áo để có tiền gửi cho con. Nhiều lúc không có tiền, má phải đi vay mượn khắp nơi (mà sau này nó mới biết). Nhưng lúc nào má cũng tin đứa con ngoan của má sẽ đỗ đạt nên người.

Học ít, chơi nhiều, lực học nó sa sút thảm hại, còn thân thể cũng gầy còm hơn. Rồi một hôm, sau hai ngày “cày game” nó ngất lịm. Tỉnh dậy, nó ngơ ngác nhìn xung quanh, chợt thấy má tất tả bước vào, má ôm thân hình gầy còm nhom nó khóc nấc. Tim của nó như ai bóp nghẹn, nó nức nở: “Má ơi...”.

Những ngày được má chăm sóc trong bệnh viện, nó mới thấy được má thương nó biết chừng nào, má không hề trách mắng mà chỉ vỗ về, động viên nó. Từng muỗng cháo má đút cho nó như tiếp thêm sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn, cám dỗ cuộc đời. Từ hôm đó, nó bỏ qua mọi thứ để lao vào học. Cuối cùng nó đã tốt nghiệp với tấm bằng loại khá. Người đầu tiên nó gọi báo tin vui không ai khác là má.

Hơn mười năm trôi qua, nó giờ đã là một anh kỹ sư giỏi nghề. Nhớ lại kỷ niệm cũ, nó thầm cảm ơn tình cảm bao la của má./.

Bình Khương, Trường Quân sự tỉnh Cà Mau

Ươm mầm mơ ước con trẻ

Chủ đề “Nghề nghiệp” là 1 trong 9 chủ đề thú vị được đưa vào chương trình giáo dục mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Ðào tạo. Thông qua các hoạt động trải nghiệm, trẻ được khám phá thế giới nghề nghiệp, hiểu hơn về đặc thù công việc, những vất vả cũng như giá trị mà mỗi nghề mang lại cho xã hội.

214 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học năm học 2024-2025

Sau gần một tháng diễn ra, Hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học tỉnh Cà Mau, năm học 2024-2025 đã kết thúc thành công tốt đẹp.

Hơn 150 triệu đồng hỗ trợ Trường Tiểu học Hoà Mỹ 2

Sáng 11/4, tại Trường Tiểu học Hoà Mỹ 2, xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước, báo Sài Gòn Giải Phóng phối hợp với chính quyền địa phương và nhà tài trợ tổ chức chương trình “Thắp sáng niềm tin - Vượt khó đến trường” nhằm trao tặng học bổng và trang thiết bị học tập cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Sáng nay (11/4), Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau đã triệu tập hội nghị triển khai các văn bản liên quan và tập huấn phần mềm quản lý thi tốt nghiệp THPT năm 2025, tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Cà Mau. 

416 học sinh đạt giải học sinh giỏi THCS cấp tỉnh

Theo thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Cà Mau, Kỳ thi học sinh giỏi THCS cấp tỉnh năm học 2024-2025 có 416 em đạt giải ở 7 môn thi.

Giúp học sinh nhận thức đúng về giới tính

Ở lứa tuổi vị thành niên, các em còn hạn chế hiểu biết, kiến thức về giới tính cũng như chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Ðể giúp các em hình thành những quan điểm đúng đắn về sức khoẻ sinh sản và cung cấp thêm kiến thức để bảo vệ bản thân, giáo dục giới tính cho học sinh là điều hết sức cần thiết trong môi trường học đường.

Ðể con em đồng bào tiếp cận giáo dục

Ðể đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục cho con em đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), thời gian qua, tỉnh Cà Mau có nhiều giải pháp thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế. Trọng tâm là tuyên truyền vùng đồng bào dân tộc để người dân hiểu hơn về vai trò của giáo dục trong thời kỳ mới, từ đó thay đổi nhận thức, chủ động đưa con em đến với nền giáo dục chính quy, hiện đại, đúng độ tuổi.

Ưu tiên đầu tư nâng cấp Trường THCS - THPT Tân Bằng

Sáng 2/4, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân có chuyến khảo sát thực tế tại 2 trường THCS - THPT trên địa bàn huyện Thới Bình để đầu tư nâng cấp hướng đến đạt chuẩn quốc gia.

Thiết thực chính sách nội trú, miễn giảm học phí

Ðối với sinh viên vùng sâu, vùng xa như tỉnh Cà Mau, các chính sách ưu đãi của Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục đã thể hiện tính nhân văn sâu sắc, giúp các em giảm bớt khó khăn về chi phí học hành, thêm điều kiện thực hiện ước mơ tri thức.

Giáo dục Cà Mau khẳng định vị thế

Kết quả đạt được trong phát triển giáo dục mũi nhọn của tỉnh thời gian qua khẳng định hướng đi đúng trong công tác tuyển chọn, bồi dưỡng, đào tạo học sinh giỏi (HSG) - “hạt nhân” tương lai của tỉnh, đất nước. Ðó là cơ sở, nền móng vững chắc, góp phần xây dựng tỉnh Cà Mau phát triển nhanh và bền vững. “Với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài cho tỉnh, những năm qua, ngành giáo dục chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn. Qua đó, góp phần khẳng định vị thế trong sự nghiệp “trồng người””, Tiến sĩ Lê Hoàng Dự, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT), khẳng định.