ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 17-4-25 03:07:36
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tình thương tiếp sức đường học vấn

Báo Cà Mau Sự tâm huyết và yêu thương của các thầy cô Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau được hiện thực hoá bằng những suất học bổng, phần quà như gạo, quần áo... dành tặng sinh viên nghèo vượt khó, giúp nhiều bạn trẻ viết tiếp ước mơ học vấn.

Các thầy cô Trường Cao đẳng Cộng đồng đã cùng tạo nhịp cầu tri thức và hỗ trợ những bạn trẻ hiện thực hoá ước mơ học tập. Theo đó, mỗi năm, gần ngày thi tốt nghiệp phổ thông, các thầy cô của trường lại tiếp cận học sinh để tư vấn tuyển sinh và nắm được những hoàn cảnh cơ cực cần sự giúp đỡ.

Từ các kênh của nhà trường và sự xác minh của chính quyền địa phương, các thầy cô chủ động tiến gần hơn để nắm tâm tư, tình cảm của các bạn trẻ, bởi nhiều bạn ngại, đôi khi không dám và không muốn nhận sự trợ giúp.

Cô Võ Tuyết Ngân, Bí thư Ðoàn trường, chia sẻ: “Quá trình làm hồ sơ cho các em tương đối thuận lợi. Tuy nhiên, có một số em ngại chia sẻ về hoàn cảnh gia đình nên chưa tiếp cận với học bổng. Một số em khó khăn nhưng lại nhường suất cho bạn khó khăn hơn. Ðầu năm, chúng tôi rà soát hoàn cảnh, giấy tờ và nắm thêm thông tin từ nhiều kênh để xin học bổng cho các em. Các thầy cô cũng chịu khó đi xác minh thực tế, hỏi thông tin từ trường cấp 3 mà các em theo học, từ hàng xóm cũng như từ chính quyền địa phương. Các thầy cô luôn mong muốn các em có được cơ hội học nghề, có tri thức để sau này lo cho tương lai và phụ giúp gia đình”.

Từ năm 2023, trường tiếp tục tìm thêm nguồn từ Chương trình “Mô tô học bổng” của Nhà văn Nguyễn Ðông Thức, để các sinh viên có thêm sự hỗ trợ.Từ năm 2023, trường tiếp tục tìm thêm nguồn từ Chương trình “Mô tô học bổng” của Nhà văn Nguyễn Ðông Thức, để các sinh viên có thêm sự hỗ trợ.

Hằng năm, vào dịp lễ lớn, trường sẽ không nhận hoa và quà mà chuyển thành những suất học bổng tặng sinh viên. Học bổng tuỳ theo điều kiện, hoàn cảnh để có vài chục suất, mỗi suất khoảng 1-2 triệu đồng.

Nếu có học sinh, sinh viên nào quá khó khăn, trường sẽ thông qua kênh vận động cá nhân. Nhà trường không muốn bất kỳ em nào bỏ học giữa chừng với lý do không có tiền, nguồn này được vận động từ thầy cô trong trường hoặc cá nhân ngoài trường. Ngoài ra, còn có nhiều quà, vật phẩm sinh hoạt tặng các em. Những em có hoàn cảnh khó khăn, với sự hỗ trợ của nhà trường đều đã tốt nghiệp.

Hiện tại, nhà trường còn được sự giúp sức của Chương trình "Mô tô học bổng" từ Nhà văn Nguyễn Ðông Thức (bắt đầu từ năm 2023), 1 năm được 30 suất. Ngoài thường niên, đối với trường hợp khẩn cấp, tổ chức này cũng có thể đem vào gia đình "Mô tô học bổng", được sinh hoạt phí 1-1,5 triệu đồng/tháng. Hầu hết các em được đưa vào đều thiếu thốn tình cảm nên tổ chức cũng muốn bù đắp bằng cách quan tâm, chăm sóc, khen thưởng khi các em học giỏi, sinh nhật, những chuyến đi chơi hè, tạo không khí gia đình ấm áp. Năm học vừa qua, tổ chức mang vào gia đình 4 em. Năm nay, có nhiều em mồ côi nhưng học lực chỉ ở mức khá nên đang được cân nhắc.

Thạc sĩ Ðỗ Thị Viễn Hương, Phó hiệu trưởng nhà trường, cho biết: “Những phần học bổng nhỏ dễ xin, nhưng xin dài hạn, lâu dài thì cần sự kết nối. Thời gian qua, xin học bổng không quá khó vì Cà Mau đã đánh động được trái tim của những tổ chức, cá nhân. Giới thiệu hồ sơ công tâm, khách quan, trung thực nên được tín nhiệm. Chúng tôi không có yếu tố cá nhân, tạo được niềm tin từ các nguồn đầu mối muốn trao học bổng ở nơi cần thực sự”.

Ðối với các cá nhân, doanh nghiệp mà trường xin học bổng, các thầy cô trong trường cũng tạo được mối quan hệ, hỗ trợ về chuyên môn, như cô Võ Tuyết Ngân có chuyên ngành về công nghệ thông tin sẽ hỗ trợ cho doanh nghiệp, tạo cơ sở dữ liệu chăm sóc khách hàng chạy sale... nên các doanh nghiệp cũng hài lòng và ủng hộ Ðoàn trường về phong trào an sinh. Tuỳ theo điều kiện, họ cũng trang bị laptop để sinh viên nghèo học tập.

Cô Võ Tuyết Ngân chia sẻ thêm: “Thầy cô hết lòng giúp sức, chỉ mong các em có điều kiện học tốt, nên không ngại kết nối và hỗ trợ thêm cho các doanh nghiệp trong khả năng. Trong quá trình học, các em chỉ cần nói khó khăn chỗ nào, đang cần gì... chúng tôi sẽ tìm cách tháo gỡ và hỗ trợ trong khả năng”.

Nhờ tâm huyết của các thầy cô mà nhiều sinh viên đã tìm được phương hướng và được trợ lực để học nghề. Các em cũng cảm nhận được tình yêu thương vô điều kiện này mà nỗ lực học tập, vươn lên.

Các thầy cô Trường Cao đẳng Cộng đồng vận động nhiều nguồn để hỗ trợ em Nguyễn Thái Hoàng (thứ hai, từ phải qua).Các thầy cô Trường Cao đẳng Cộng đồng vận động nhiều nguồn để hỗ trợ em Nguyễn Thái Hoàng (thứ hai, từ phải qua).

Em Nguyễn Thái Hoàng, sinh viên năm nhất Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau, bày tỏ: “Em mồ côi cha mẹ, sống nhờ người chị. Khi thi tốt nghiệp THPT xong, thực sự em không biết bản thân có nên đi học tiếp hay không, vì sợ sẽ là gánh nặng cho chị gái. Nhờ học bổng của nhà trường và sự hỗ trợ của các thầy cô, em đã chọn được nghề và có chi phí trang trải theo đuổi việc học. Em cố gắng học tốt để có nghề nghiệp, sau này lo cho bản thân và chị gái”.

Thầy, cô tại Trường Cao đẳng Cộng đồng không chỉ là người đưa đò, mà còn là người trợ lực cho những sinh viên nghèo, hoàn cảnh khốn khó được bước tiếp trên con đường học vấn, mở ra tương lai tươi sáng hơn. Trong số sinh viên ra trường, có không ít bạn trở lại giúp đỡ các lớp đàn em, giống như cách mà thầy cô đã từng giúp đỡ họ trong những năm tháng học tập tại trường. Ðó cũng là niềm vui, niềm an ủi cho thầy, cô nơi đây.


Trường Cao đẳng Cộng đồng hiện duy trì 4 nguồn học bổng, nhờ vào tâm sức của các thầy cô vận động, tìm nguồn. Học bổng thường xuyên và thường niên, nhất là VNHELP, bắt đầu từ năm 2006 đến nay. Mỗi năm, học bổng này xét duyệt cho khoảng 30 hồ sơ của sinh viên, mỗi hồ sơ được duyệt sẽ được 200 USD vào ngày 9/1, cơ bản số tiền này sẽ trang trải được học phí và bảo hiểm y tế của năm học.


Lam Khánh

 

Thầm lặng nghề công tác xã hội

Công việc nhiều hơn, đối tượng yếu thế tăng lên, nhưng nguồn lực làm công tác xã hội (CTXH) vẫn chưa đảm bảo, nhất là nhân lực kế thừa.

Trao tình thương, tiếp thêm nghị lực

Ðược triển khai từ năm 2024, mô hình “Tổ phụ nữ tiết kiệm mua thẻ bảo hiểm y tế tặng hội viên nghèo” của Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Phường 6, TP Cà Mau, không chỉ giúp chị em có điều kiện khám chữa bệnh, mà qua đó còn góp phần làm thay đổi nhận thức, hành vi của hội viên phụ nữ và người dân về ý nghĩa và tầm quan trọng của bảo hiểm y tế (BHYT).

Ðổi thay rõ nét diện mạo vùng đồng bào dân tộc

Bà Nguyễn Thu Tư, Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo, cho biết: "Giai đoạn từ năm 2021 đến nay, hầu hết các nội dung chính sách dân tộc đều đã được tích hợp vào Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Với 10 dự án, 14 tiểu dự án và 36 nội dung thành phần, chương trình này được xem là chính sách tổng thể, tác động toàn diện đến mọi mặt đời sống, xã hội của đồng bào DTTS, trong đó có đồng bào dân tộc Khmer".

Hạnh phúc là sự sẻ chia

Phát huy truyền thống “lá lành đùm lá rách”, hoạt động an sinh xã hội, từ thiện được các tổ chức, cá nhân và mạnh thường quân trên địa bàn huyện Ðầm Dơi quan tâm thực hiện bằng nhiều hình thức.

Lan toả nghĩa cử đẹp

Hiến máu tình nguyện (HMTN) là nghĩa cử cao đẹp, thể hiện tấm lòng nhân ái của mỗi người đối với cộng đồng khi một phần máu tốt của mình có thể cứu sống người bệnh. Thời gian qua, phong trào HMTN trên địa bàn TP Cà Mau luôn nhận được sự hưởng ứng tích cực không chỉ của lực lượng cán bộ, công chức, viên chức, các lực lượng vũ trang, đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên, mà còn nhận được sự tham gia của đông đảo người dân.

Ấm áp gian hàng 0 đồng của áo xanh tình nguyện

Với tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, các đoàn viên, thanh niên đã và đang chung tay tạo nên những gian hàng 0 đồng hoạt động liên tục để trợ giúp cuộc sống của người lao động chân tay, người nghèo bớt nỗi nhọc nhằn.

Đoàn doanh nghiệp và đại diện Khu Di tích lịch sử địa đạo Củ Chi hỗ trợ Cà Mau hơn 2 tỷ đồng xây nhà cho người nghèo

Chiều 2/4, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Cà Mau tổ chức tiếp đoàn các doanh nghiệp và đại diện Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi, TP Hồ Chí Minh đến thăm, thực hiện các hoạt động an sinh xã hội tại tỉnh.

Cộng đồng chung tay chăm lo cho gia đình 2 người mất do tai nạn giao thông

Liên quan đến vụ việc chồng chở vợ đi khám thai bị tai nạn giao thông dẫn đến tử vong cả 2 trên tuyến Quốc lộ 1, những ngày qua, cùng với sự quan tâm của chính quyền địa phương, thông qua vận động của xã hội đã giúp gia đình lo hậu sự, yên lòng người ra đi.

Chàng trai trẻ thích làm việc thiện

Với tâm niệm góp sức nhỏ xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, suốt 7 năm qua, chàng trai trẻ Võ Trọng Hữu, 29 tuổi, ở Ấp 7, xã Nguyễn Phích, tích cực thực hiện các hoạt động thiện nguyện, kêu gọi hỗ trợ giúp đỡ bà con nghèo, khó khăn, bệnh tật như: xây dựng nhà ở, hỗ trợ tiền, nhu yếu phẩm; chia sẻ với các gia đình khó khăn không may có người thân qua đời; hỗ trợ địa phương xây dựng cầu, lộ giao thông nông thôn.

Trao 55 xe lăn cho nạn nhân da cam và người khuyết tật

Qua rà soát nhu cầu và nguyện vọng của bà con có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Thới Bình, có 55 đối tượng là thương bệnh binh, nạn nhân chất độc da cam (NNCĐDC) và người khuyết tật cần xe lăn để thuận tiện hơn trong sinh hoạt hằng ngày.