ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 27-7-24 13:44:40
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Toàn văn phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 9 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Báo Cà Mau Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII chính thức khai mạc sáng 16/5 tại Thủ đô Hà Nội. Báo Cà Mau xin trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu khai mạc Hội nghị của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Kính thưa Trung ương,

Thưa các đồng chí tham dự Hội nghị,

Theo chương trình vừa được Trung ương thông qua, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII sẽ bàn về các vấn đề: Đề cương các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng; chuẩn bị cho việc chỉ đạo tiến hành đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng; và một số nội dung quan trọng khác.

Trước hết, tôi xin thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư, nhiệt liệt hoan nghênh, chào mừng các đồng chí đã về dự Hội nghị lần này, và chân thành gửi tới toàn thể các đồng chí lời thăm hỏi ân cần, lời chúc mừng tốt đẹp nhất.

Theo Quy chế làm việc, Văn phòng Trung ương Đảng đã gửi dự thảo các tài liệu của Hội nghị để các đồng chí nghiên cứu trước. Sau đây, tôi xin phát biểu một số ý kiến có tính chất gợi mở, nhấn mạnh, nêu vấn đề, mong được các đồng chí quan tâm trong quá trình nghiên cứu, thảo luận, cho ý kiến quyết định.

1. Về việc chuẩn bị đề cương dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Theo kế hoạch, dự kiến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng sẽ được tổ chức vào đầu năm 2026, sau đúng một nhiệm kỳ 5 năm toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta nỗ lực phấn đấu thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, và đất nước ta đã trải qua 40 năm đổi mới, 50 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước, và hướng tới kỷ niệm Đảng ta tròn 100 năm thành lập. Đây sẽ là một sự kiện chính trị trọng đại, một dấu mốc rất quan trọng trên con đường phát triển cường thịnh, trường tồn của đất nước ta, dân tộc ta; khích lệ, cổ vũ, động viên, định hướng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tự hào và tự tin dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, tiếp tục kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, phát triển nhanh, bền vững đất nước, bảo vệ vững chắc Tổ quốc, xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, dân chủ, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc; phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu đến năm 2030 khi Đảng ta tròn 100 năm tuổi, và đến năm 2045 khi Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, nay là Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tròn 100 năm thành lập.

Thời gian qua, thực hiện Nghị quyết của Hội nghị Trung ương 8 khoá XIII, các Tiểu ban Văn kiện, Tiểu ban Kinh tế - Xã hội và Tiểu ban Điều lệ Đảng đã khẩn trương, nghiêm túc chuẩn bị dự thảo các Đề cương Báo cáo chính trị, Báo cáo kinh tế - xã hội, Báo cáo xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng; xin ý kiến Bộ Chính trị tiếp tục hoàn thiện để trình Trung ương xem xét, cho ý kiến tại Hội nghị này.

Tuy mới là dự thảo đề cương nhưng đây là bước khởi đầu rất quan trọng, định hướng cho việc chuẩn bị có chất lượng các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng. Mong Trung ương dành thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng các tài liệu, thảo luận, cho ý kiến đối với các đề xuất cụ thể nêu trong các Tờ trình và dự thảo Đề cương Báo cáo, trước hết là về các vấn đề: Chủ đề và phương châm của Đại hội; tiêu đề của Báo cáo chính trị, Báo cáo kinh tế - xã hội, Báo cáo xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng; kết cấu và những nội dung lớn của đề cương các báo cáo, đặc biệt là những vấn đề cần được tập trung nghiên cứu làm rõ trong quá trình xây dựng các văn kiện đã được nêu trong dự thảo Đề cương chi tiết Báo cáo chính trị và Tờ trình của Tiểu ban Văn kiện.

Trong quá trình thảo luận, cũng cần làm rõ tính chất, mục tiêu, yêu cầu và phạm vi của mỗi báo cáo và mối quan hệ giữa các báo cáo. Báo cáo chính trị là văn kiện trung tâm của Đại hội, có nhiệm vụ tiếp tục cụ thể hoá Cương lĩnh của Đảng để lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong nhiệm kỳ mới. Nội dung của Báo cáo chính trị phải mang tầm khái quát cao những vấn đề thuộc về quan điểm, tư tưởng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Báo cáo kinh tế - xã hội, Báo cáo xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng là những báo cáo chuyên đề, chuyên sâu về việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng, chỉnh đốn Đảng, là căn cứ cụ thể minh chứng cho sự đúng đắn của những nhận định, đánh giá tình hình và quán triệt, cụ thể hoá những định hướng lớn về chủ trương, chính sách, giải pháp được khái quát trong Báo cáo chính trị; cần có sự phù hợp, nhất quán với quan điểm, định hướng lớn nêu trong Báo cáo chính trị, nhưng không trùng lắp với Báo cáo chính trị. Đặc biệt là, Báo cáo xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng cần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng (nếu có) và xây dựng dự thảo Điều lệ mới của Đảng trình Đại hội XIV xem xét, quyết định.

Dự thảo Đề cương các văn kiện trình Hội nghị lần này mới chỉ nêu định hướng, có tính chất mở với nhiều phương án khác nhau để Trung ương cho ý kiến chỉ đạo, lựa chọn một bước, sau đó tiếp tục nghiên cứu, chuẩn bị theo quy trình, qua các bước thảo luận tại đại hội đảng bộ các cấp, cuối cùng Trung ương sẽ quyết định để trình ra Đại hội toàn quốc của Đảng. Riêng về kết cấu của các báo cáo thì cần được quyết định sớm ngay tại Hội nghị này, để kịp hoàn thiện dự thảo đề cương và biên soạn nội dung chi tiết. Về cách viết, cũng nên có sự đổi mới sao cho sinh động, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm, dễ kiểm tra việc tổ chức thực hiện.

2. Về định hướng chuẩn bị đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng

Để thống nhất lãnh đạo, chỉ đạo việc chuẩn bị và tiến hành đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, Bộ Chính trị cần ban hành Chỉ thị về vấn đề này. Đây là công việc hết sức quan trọng, bảo đảm thành công của đại hội đảng bộ các cấp và góp phần cho thành công của Đại hội toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, cần được các đồng chí Trung ương cho ý kiến.

Thời gian qua, Bộ Chính trị đã chỉ đạo tổng kết việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 30/5/2019 của Bộ Chính trị khoá XIII về vấn đề này; khẳng định những kết quả, bài học kinh nghiệm cần được kế thừa, phát huy; đồng thời chỉ rõ những hạn chế, khiếm khuyết cần rút kinh nghiệm và kịp thời điều chỉnh. Trên cơ sở đó, xây dựng dự thảo Chỉ thị mới trình Ban Chấp hành Trung ương cho ý kiến để hoàn chỉnh trước khi ban hành.

Đề nghị các đồng chí quan tâm thảo luận thật cụ thể về Tờ trình và dự thảo Chỉ thị, tập trung làm rõ mục đích, yêu cầu, nội dung đại hội đảng bộ các cấp và công tác chuẩn bị nhân sự, bầu cử cấp uỷ, đặc biệt là về cơ cấu, số lượng cấp uỷ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tỉ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số của cấp uỷ tỉnh, thành phố; tiêu chuẩn, độ tuổi tham gia cấp uỷ tỉnh, thành phố (về tuổi tái cử và lần đầu tham gia cấp uỷ khi đã nâng tuổi nghỉ hưu lên 60 đối với nữ và 62 đối với nam); về bầu cử cấp uỷ và bầu đại biểu đi dự đại hội đảng bộ cấp trên...

Thưa các đồng chí,

Nội dung chương trình Hội nghị Trung ương lần này tuy không nhiều đầu việc nhưng có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng và chỉ đạo chuẩn bị đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Vì vậy, đề nghị Trung ương và các đồng chí tham dự Hội nghị phát huy trí tuệ, tinh thần trách nhiệm, tập trung nghiên cứu, thảo luận kỹ lưỡng, cho ý kiến để hoàn thiện các báo cáo, đề án và xem xét, quyết định vào cuối kỳ họp.

Với tinh thần đó, tôi xin tuyên bố khai mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII. Chúc Hội nghị của chúng ta thành công tốt đẹp.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

 

Nguồn: baochinhphu.vn

 

Gỡ “điểm nghẽn” trong đào tạo lao động

Ðứng vị trí 52/63 tỉnh, thành cả nước, Chỉ số thành phần Ðào tạo lao động trong Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Cà Mau được đánh giá còn nhiều hạn chế, tiêu cực. Trong đó, nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ về công tác đào tạo lao động, tuyển dụng lao động, chất lượng lao động qua đào tạo, hướng đến cải thiện môi trường kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp (DN).

Chung một niềm tin, ý chí hướng về Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

Những ngày này, Nhân dân cả nước nghiêng mình tưởng nhớ, tiếc thương sự ra đi của đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, biến sự mất mát, đau thương thành hành động, tỉnh Cà Mau cùng với các địa phương trong cả nước ra sức thi đua thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Di sản 6 thập kỷ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong hơn 13 năm giữ trọng trách cao nhất của Đảng, Nhà nước, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại nhiều di sản lớn với tư tưởng nhất quán: Lấy con người, lấy nhân dân làm chủ thể phụng sự xuyên suốt cả cuộc đời và sự nghiệp.

Làm đẹp địa chỉ đỏ

Trải qua hai cuộc chiến tranh ác liệt, xương máu của lớp lớp thế hệ ông cha đã thấm đẫm trên từng tấc đất quê hương. Ðể tưởng nhớ công ơn các anh hùng liệt sĩ, tại các xã, thị trấn trong huyện Ngọc Hiển đều xây dựng các đài tưởng niệm, nhà bia ghi danh liệt sĩ. Những công trình này vừa thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, vừa góp phần giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của dân tộc cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.

Như một người ruột thịt đi xa

Căn phòng nơi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nằm điều trị những ngày cuối đời vẫn được giữ vẹn nguyên. Điều dưỡng Nguyễn Thị Hồng vẫn giữ thói quen hằng ngày, gấp chăn, gối, lau bàn làm việc, xếp các chồng tài liệu và báo chí gọn vào góc. Vừa làm, Hồng vừa nén những giọt nước mắt vào trong. Với những cán bộ y tế tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, hơi ấm, tình cảm và nụ cười lạc quan của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dường như vẫn còn nơi đây…

Tạo nguồn nhân lực trẻ cho Ðảng

Công tác phát triển đảng viên trong học sinh là một trong những nhiệm vụ được Ðảng bộ huyện U Minh quan tâm thực hiện, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên, tạo nguồn nhân lực trẻ có trình độ, phẩm chất chính trị vững vàng, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Đường lối 'ngoại giao cây tre' – Bài học quý, có ý nghĩa giá trị thực tiễn sâu sắc

Có thể khẳng định, tầm nhìn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về đường lối “ngoại giao cây tre” là một bước đi chiến lược, rất đúng đắn, sáng tạo trong việc lãnh đạo thực hiện chính sách đối ngoại của Việt Nam. Đường lối ngoại giao này thực sự đóng một vai trò quan trọng nhằm giúp Việt Nam phát triển, tiến bộ và có những bước đi rất vững chắc.

Từ ‘vườn ươm’ của Bác, những ‘hạt giống đỏ’ vươn mình phụng sự Tổ quốc

Từ “vườn ươm” đặc biệt của Bác Hồ, có học sinh miền Nam trở về xây dựng quê hương, có người ra chiến trường trực tiếp tham gia cách mạng, có người ra nước ngoài học tập, công tác.

Một số cuốn sách tiêu biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

Các cuốn sách của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản trong thời gian qua đã tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân; trở thành cẩm nang cho cán bộ, đảng viên trong các ngành, lĩnh vực, tạo thành các đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong cả nước.

Học Bác - Dùng người đúng việc

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn căn dặn:“Dụng nhân như dụng mộc”. Người thường nói: "Ai cũng có chỗ hay, chỗ dở. Ta phải dùng chỗ hay của người và giúp họ chữa chỗ dở. Dùng người cũng như dùng gỗ. Người thợ khéo thì gỗ to, nhỏ, thẳng cong tuỳ chỗ đều dùng được”. Phương pháp dụng nhân của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sử dụng cán bộ đúng chỗ, đúng việc. Khắc ghi lời dạy của Người, các phòng, ban, ngành và trường học trên địa bàn huyện Cái Nước đã bố trí cán bộ đúng năng lực, sở trường, phát huy hiệu quả trong công việc.