ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 17-9-24 02:25:08
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Trách nhiệm cao cả trước cử tri

Báo Cà Mau Với tinh thần trách nhiệm trước cử tri, Ðoàn Ðại biểu Quốc hội (ÐBQH) tỉnh Cà Mau không ngừng đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng hoạt động, chú trọng đến những vấn đề trọng tâm của đời sống kinh tế - xã hội, những vấn đề được dư luận quan tâm; chuyển tải đầy đủ tâm tư, nguyện vọng của cử tri đến nghị trường Quốc hội.

Đoàn ÐBQH tỉnh luôn thực hiện hoàn thành chương trình công tác đề ra, đảm bảo các hoạt động như: xây dựng pháp luật, giám sát, khảo sát, tiếp xúc cử tri; tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân... Các hoạt động phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước và địa phương; phù hợp với ý chí, nguyện vọng của Nhân dân; thể hiện vai trò, chính kiến của mình trong việc tham gia quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.

Mang tiếng nói, nguyện vọng chính đáng của cử tri đến với nghị trường Quốc hội là một trong những dấu ấn đậm nét của Ðoàn ÐBQH tỉnh Cà Mau. Trong năm 2023, các vị ÐBQH tỉnh đã nghiên cứu, đóng góp 18 dự án luật, 7 nghị quyết được Quốc hội xem xét thông qua, 16 dự án luật được Quốc hội cho ý kiến. Tại kỳ họp thứ 5, thứ 6, Quốc hội khoá XV, ÐBQH đã tham gia 22 lượt phát biểu tại tổ, 18 lượt phát biểu thảo luận tại hội trường, 4 lượt chất vấn trực tiếp và gửi 4 văn bản chất vấn đến người đứng đầu Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương. Qua đó, góp phần làm cho các dự án luật đảm bảo tính đồng bộ, hệ thống và sát thực tiễn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh.

Ðại biểu Nguyễn Quốc Hận tham gia thảo luận tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XV.  (Ảnh Ðoàn ÐBQH tỉnh Cà Mau cung cấp)

Ðiển hình, ông Nguyễn Quốc Hận, Uỷ viên Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội, Phó trưởng đoàn Phụ trách Ðoàn ÐBQH tỉnh Cà Mau, tham gia thảo luận, đề xuất Chính phủ xem xét có chính sách giảm thuế, phí, lãi suất phù hợp đối với doanh nghiệp sau đại dịch Covid-19 và mở rộng thêm làn đường từ Trung Lương đến Mũi Cà Mau. Ðồng thời, đại biểu Nguyễn Quốc Hận nhắc lại kiến nghị của mình trước đó với Bộ Giao thông vận tải, là đầu tư nâng cấp mở rộng đường Hồ Chí Minh đoạn trùng với Quốc lộ 63 qua địa phận tỉnh Cà Mau.

Thảo luận về Luật Ðất đai sửa đổi, đại biểu Nguyễn Duy Thanh, Uỷ viên Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Cà Mau, góp ý, khi dự thảo Luật Ðất đai được Quốc hội thông qua, các bộ, ngành liên quan cần truyền thông sâu rộng về những điểm mới của chính sách đất đai để người dân, doanh nghiệp hiểu rõ và thực hiện. Về quy định liên quan đến quản lý và sử dụng đất kết hợp đa mục đích, đất ở kết hợp với thương mại, dịch vụ; đất nông nghiệp kết hợp với thương mại, dịch vụ; đất quốc phòng, an ninh kết hợp với kinh tế; đất dự án du lịch có yếu tố tâm linh..., đại biểu Nguyễn Duy Thanh đề nghị Ban Soạn thảo cần bổ sung, làm rõ nguyên tắc xác định đất sử dụng đa mục đích để dễ hiểu, dễ áp dụng.

Trăn trở trước những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân cũng như những vấn đề nóng, bức xúc trong thực tiễn được dư luận, cử tri quan tâm, nhiều vấn đề, nguyện vọng mà cử tri gửi gắm đã được Ðoàn ÐBQH theo đuổi đến cùng. Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV, ÐBQH tỉnh Cà Mau đã tham gia ý kiến đóng góp 3 nghị quyết của Quốc hội; tham gia 32 lượt phát biểu, 1 lượt tranh luận tại hội trường, 3 lượt chất vấn trực tiếp, gửi 1 văn bản chất vấn đến Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.

Ðại biểu Nguyễn Quốc Hận bày tỏ thống nhất với Tờ trình của Chính phủ về dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, ông cho rằng đây là một quyết sách góp phần bảo đảm sự bình yên, an ninh cho Nhân dân. Ðại biểu cũng đề nghị làm rõ, khi dự án luật này được ban hành thì ngân sách Nhà nước phải chi tăng thêm bao nhiêu trong khoản chi thường xuyên, vì với quy định của dự án luật, lực lượng này được hưởng mức hỗ trợ thường xuyên hằng tháng, hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế, được bố trí địa điểm làm việc, bồi dưỡng, huấn luyện, trang bị trang phục, công cụ hỗ trợ...

Đoàn ĐBQH tỉnh còn thực hiện tốt công tác an sinh xã hội. Riêng năm 2023, tổng số tiền huy động, giúp đỡ người nghèo trên 711 triệu đồng. Ảnh: Đại biểu Nguyễn Quốc Hận tặng quà cho công nhân có hoàn cảnh khó khăn nhân Tháng Công nhân 2023.

Cũng tại kỳ họp này, đại biểu Nguyễn Duy Thanh đã phân tích yêu cầu cấp thiết phải đầu tư xây dựng hệ thống cảng biển nước sâu trong vùng ÐBSCL để phục vụ xuất nhập khẩu, thúc đẩy kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, hiện nay, do chưa quy hoạch chi tiết, cùng với cơ chế chính sách ưu đãi chưa có nên dự án Cảng Hòn Khoai của Cà Mau có vốn đầu tư khoảng 2,5 tỷ USD vẫn chỉ là tiềm năng, chờ đợi. Theo đó, đại biểu Nguyễn Duy Thanh đề nghị Quốc hội, Chính phủ hỗ trợ, hướng dẫn tỉnh Cà Mau trong việc xây dựng khung pháp lý, tạo cơ chế, chính sách ưu đãi đủ hấp dẫn để kêu gọi đầu tư bằng nguồn vốn tư nhân. Ðồng thời, xem xét hỗ trợ một phần từ nguồn ngân sách Trung ương cho các công trình kết cấu hạ tầng hàng hải công cộng, như khu dịch vụ hậu cần logistics ven bờ, cầu dẫn từ bờ ra đảo, đê chắn sóng, luồng tàu, báo hiệu hàng hải... Trường hợp cần thiết, đề nghị cho phép doanh nghiệp trực thuộc Bộ Quốc phòng có năng lực để đầu tư cảng lưỡng dụng.

Ông Nguyễn Quốc Hận cho biết, từ đầu năm đến nay, Ðoàn ÐBQH tỉnh tổ chức giám sát 3 chuyên đề về việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khoá, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023; việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018-2023; việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009-2023. Qua giám sát, Ðoàn ÐBQH tỉnh đã có văn bản kiến nghị gửi đến các cơ quan, đơn vị chịu giám sát xem xét, chỉ đạo thực hiện theo quy định với 12 kiến nghị.

Ðoàn ÐBQH tỉnh tiếp tục đổi mới các hoạt động, đi sâu vào vấn đề dư luận, cử tri quan tâm; thể hiện vai trò, chính kiến của mình trong việc tham gia quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, đóng góp cho hoạt động của Quốc hội; làm tốt vai trò cầu nối giữa Ðảng, Nhà nước với cử tri và Nhân dân địa phương./.

 

Mộng Thường

 

Văn hoá, con người Cà Mau với tiến trình hội nhập

Qua 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; tình hình kinh tế, văn hoá - xã hội tỉnh Cà Mau tiếp tục phát triển. Nhiều phong trào thi đua yêu nước mang lại kết quả khá toàn diện, góp phần vào sự thành công các Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và giảm nghèo bền vững...

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia còn gặp khó

“Kế hoạch vốn đầu tư phát triển thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) năm 2024 được phân bổ chi tiết tại các Quyết định số 348/QÐ-UBND ngày 28/2/2024; số 385/QÐ-UBND ngày 4/3/2024; số 390/QÐ-UBND ngày 5/3/2024 của UBND tỉnh. Hiện nay, hầu hết các công trình chỉ mới bắt đầu triển khai đầu tư nên tỷ lệ giải ngân chưa cao”, ông Trần Công Khanh, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Ðầu tư, thông tin về kết quả giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh trong 7 tháng năm 2024.

Cầu nối vững chắc giữa Ðảng với nông dân

Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Nông dân lao động là lực lượng rất to lớn của dân tộc, một đồng minh chắc chắn của giai cấp công nhân”. Phát huy vai trò cầu nối, tổ chức cơ sở hội nông dân luôn quan tâm các vấn đề bức xúc trong Nhân dân, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân ở nông thôn, không để các thế lực thù địch, các phần tử xấu lợi dụng để kích động, phát triển thành các điểm nóng chính trị - xã hội; đồng thời thực hiện tốt vai trò đại diện, chăm lo bảo vệ lợi ích cho nông dân.

Nâng cao hiệu quả thực thi chính sách

Truyền thông chính sách là quá trình trao đổi thông tin về chính sách của cơ quan hành chính Nhà nước các cấp để lấy ý kiến Nhân dân, nhằm tạo sự đồng thuận xã hội trong xây dựng, thực thi chính sách.

Nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Phú Tân có 10 dân tộc anh em cùng sinh sống trên địa bàn, trong đó, có 9 dân tộc thiểu số (DTTS), với 3.480 người, gồm dân tộc Khmer, Hoa, Thái, Mường, Nùng, Tầy, Êđê, Dao, Lào. Với tinh thần và ý chí quyết tâm, đồng bào dân tộc thiểu số huyện Phú Tân luôn đoàn kết, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững.

Trách nhiệm cao cả trước cử tri

Với tinh thần trách nhiệm trước cử tri, Ðoàn Ðại biểu Quốc hội (ÐBQH) tỉnh Cà Mau không ngừng đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng hoạt động, chú trọng đến những vấn đề trọng tâm của đời sống kinh tế - xã hội, những vấn đề được dư luận quan tâm; chuyển tải đầy đủ tâm tư, nguyện vọng của cử tri đến nghị trường Quốc hội.

“Cánh tay nối dài”, đưa chính sách tới Nhân dân

Trong thời gian qua, người có uy tín (NCUT) trên địa bàn tỉnh đã phát huy được vai trò là “cánh tay nối dài” của Ðảng, Nhà nước với Nhân dân, làm tốt công tác vận động quần chúng, đồng thời tích cực tham gia các phong trào yêu nước của địa phương.

Xoá nhà tạm - Tạo phong trào, cả nước chung tay

Ngày 19/6/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 539/QÐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai phong trào thi đua "Chung tay xoá nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025”. Hoà cùng không khí chung của cả nước, tỉnh Cà Mau đã xây dựng kế hoạch cụ thể và phát động thực hiện phong trào thi đua này trên địa bàn toàn tỉnh.

Chuyển biến từ công tác dân vận

Năm 2023, Cà Mau là tỉnh dẫn đầu trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) về phong trào thi đua yêu nước. Ðạt được kết quả này là nhờ hệ thống dân vận, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các đoàn thể chính trị - xã hội và các cơ quan hành chính Nhà nước thực hiện tốt công tác dân vận, tạo được sự đồng thuận trong xã hội, củng cố và tăng cường niềm tin trong Nhân dân, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của tỉnh.

Khi Chỉ thị số 40-CT/TW đi vào cuộc sống

Với phương thức “Giao dịch tại nhà - giải ngân, thu nợ tại xã”, nguồn vốn tín dụng chính sách (TDCS) được đầu tư đến 101/101 xã, phường, thị trấn, 100% ấp, khóm trên địa bàn toàn tỉnh, đã tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện được tiếp cận vốn TDCS một cách thuận lợi và kịp thời.