ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 24-9-24 15:35:41
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Trên quê hương Tân Hưng

Báo Cà Mau (CMO) Có dịp trở lại thăm xã Tân Hưng, huyện Cái Nước, chúng tôi không khỏi vui mừng vì những mô hình kinh tế mang lại hiệu quả, những cây cầu, con lộ giao thông… đang vực dậy đời sống kinh tế, văn hoá của người dân nơi đây.

Nói về bộ mặt nông thôn hôm nay, Chủ tịch UBND xã Tân Hưng Nguyễn Văn Hắng phấn khởi: “Năm nay toàn xã đã đạt 17 tiêu chí về xây dựng NTM, chỉ còn 2 tiêu chí cần thêm nguồn vốn đầu tư, lộ nông thôn và điện, là xã sẽ về đích NTM. Đó là sự đồng lòng của người dân, của tất cả những người con xa quê hướng về xứ sở”.

Nối dài những con đường

Đến ấp Cái Rô, xã Tân Hưng vào những ngày này, không khí làm việc trên con lộ sắp hoàn thành hết sức tất bật và nhộn nhịp. Bên cạnh những người đàn ông là phụ nữ, trẻ nhỏ phụ ban đất, làm bề mặt đất đen cho chắc để thợ đổ bê-tông. Ông Nguyễn Việt Hoà, người dân tại ấp Cái Rô, vui vẻ: “Con lộ ngang 3 m, dài gần 4 cây số này nối liền với UBND xã. Trước đây nó là con lộ 1 m thôi, mà xuống cấp nữa. Có con lộ mới, bà con ở đây mừng lắm”.

Cùng với ấp Cái Rô, một số tuyến đường khác của xã Tân Hưng cũng đang được duy tu, sửa chữa và mở rộng thêm mặt lộ. Mặc dù lộ giao thông nông thôn là tiêu chí đòi hỏi vốn đầu tư lớn, nhưng xã đã huy động mọi nguồn vốn và sự hỗ trợ, mang những công trình giao thông nông thôn đến sớm nhất có thể cho người dân.

Ông Nguyễn Văn Hắng cho biết thêm: “Tân Hưng là xã có diện tích lớn nhất huyện Cái Nước. Địa bàn rộng, cộng thêm hệ thống sông ngòi chằng chịt nên việc phát triển hệ thống giao thông đường bộ hết sức khó khăn. Để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, xã tập trung huy động mọi nguồn lực đầu tư, gắn với thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án khác để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng như hệ thống cầu, lộ giao thông nông thôn liên ấp, hệ thống thuỷ lợi, trường học, chợ… Đặc biệt, kêu gọi những người con quê hương kết nối mọi nguồn lực, đóng góp với quê hương từ gạo, gói mì đến những cây cầu có giá trị hàng trăm triệu đồng”.

Những cây cầu nông thôn giúp việc đi lại của người dân thuận tiện hơn.

Kết quả, đến nay toàn xã Tân Hưng đã xây dựng được 25 km đường trục xã, 165 km đường trục ấp. Bên cạnh những con lộ, từ năm 2016 đến nay, xã Tân Hưng đã vận động những mạnh thường quân xây dựng gần 70 cây cầu nông thôn.

Tập trung giảm hộ nghèo

Đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của toàn xã. Năm 2016, toàn xã Tân Hưng còn trên 8% hộ nghèo, tương đương 300 hộ. Với chỉ tiêu mỗi năm giảm 1,5% hộ nghèo, địa phương đã đề ra nhiều giải pháp phát triển kinh tế.

Không chỉ chuyên canh tôm, cua, nhiều bà con nông dân phát triển nuôi thuỷ sản theo hướng đa dạng hoá các loại hình vật nuôi. Nhân rộng các mô hình đa cây, con trên cùng diện tích như nuôi cá chình, cá bống tượng, kết hợp với cải tạo vườn tạp trồng hoa màu, cây ăn trái để tạo thêm thu nhập kinh tế cho gia đình.

Bên cạnh đó, những hộ nghèo còn được tạo điều kiện tiếp cận nguồn vốn từ Ngân hàng Chính sách - Xã hội, khuyến khích người dân đi lao động tại các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Một số hộ nghèo được tạo việc làm ở các tổ hợp tác ráp lưới, lú... tại địa phương. Trung bình thu nhập ổn định mỗi ngày của lao động tại các tổ hợp tác này trên 100.000 đồng, giúp họ cải thiện đời sống.

Gia đình bà Nguyễn Thị Phương, ấp Tân Bửu, xã Tân Hưng là một trong những hộ nghèo vươn lên với mô hình cải tạo vườn tạp trồng hoa màu. Tuy là vùng đất mặn, song do chăm sóc cẩn thận nên hoa màu của gia đình bà Phương lúc nào cũng xanh tốt. Từ diện tích chưa đầy 3 công đất thuê mướn khi còn nghèo, đến nay gia đình bà Phương đã mua được đất nuôi tôm, xây dựng nhà cửa khang trang, trở thành hộ có thu nhập khá trong xóm.

Bà Phương phấn khởi: “Mặc dù mua được đất nuôi tôm nhưng nhà tôi vẫn đang phát triển thêm diện tích vườn rau màu, chứ không trông chờ vào một nguồn thu. Mỗi ngày tôi cắt rau đem ra chợ bán, chồng con ở nhà thì làm cỏ, xới đất để xuống giống. Đều đặn như vậy hơn chục năm qua, trung bình mỗi tháng vườn rau cho tôi thu nhập trên 15 triệu đồng, nhờ vậy mà nhà tôi đã thoát nghèo”. 

Nhờ sự đoàn kết hỗ trợ, cũng như ý thức vươn lên của chính mỗi người dân, đến nay thu nhập bình quân đầu người của xã Tân Hưng đạt gần 50 triệu đồng, hộ nghèo chỉ còn 1,87%, tương đương 70 hộ. Ông Nguyễn Văn Hắng cho rằng: “Bên cạnh nguồn vốn hỗ trợ sản xuất, một trong những giải pháp hiệu quả giảm nghèo thời gian qua là ý chí, quyết tâm của chính người dân. Nhờ sự chịu khó, không ỷ lại, giúp hộ nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững”.

Mặc dù không phải là xã điểm xây dựng NTM, các nguồn lực đầu tư thực hiện các tiêu chí đều có hạn, song, con số 17/19 tiêu chí đạt được là kết quả từ sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị và Nhân dân xã Tân Hưng./.

An Kỳ

Xã Lý Văn Lâm trên đường về đích nông thôn mới kiểu mẫu

Theo kế hoạch, những tháng cuối năm 2024 xã Lý Văn Lâm sẽ hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu (NTMKM). Ðây là một trong những công trình chào mừng Ðại hội Ðảng bộ TP Cà Mau nhiệm kỳ 2025-2030.

Tình thương tiếp sức đường học vấn

Sự tâm huyết và yêu thương của các thầy cô Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau được hiện thực hoá bằng những suất học bổng, phần quà như gạo, quần áo... dành tặng sinh viên nghèo vượt khó, giúp nhiều bạn trẻ viết tiếp ước mơ học vấn.

50 học sinh, sinh viên tại Cà Mau nhận học bổng The Corea Peace3000

Sáng 22/9, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị phối hợp với đại diện Tổ chức The Corea Peace3000 tại Cà Mau tổ chức triển khai “Chương trình học bổng - The Corea Peace3000”.

Đổi thay nhờ Dự án 8

Xã Tân Phú là 1 trong 6 xã của huyện Thới Bình triển khai thực hiện Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi”, với mục tiêu nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và tập trung giải quyết có hiệu quả một số vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và tự tạo việc làm của học sinh, sinh viên; chủ động tìm việc làm sau khi tốt nghiệp là mục đích được đề ra trong Kế hoạch triển khai công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2024, vừa được UBND tỉnh ban hành.

Xây dựng lối sống lành mạnh, phù hợp, phòng bệnh tim mạch

Do áp lực từ cuộc sống, rất nhiều người đã lơ là, chủ quan trong bảo vệ sức khoẻ. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro các bệnh lý có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ bản thân, trong đó có các bệnh lý về tim mạch. Đáng nói hơn, bệnh lý này không loại trừ bất cứ ai và có xu hướng ngày càng trẻ hoá.

Bệnh ung thư đang tăng cao

Theo số liệu thống kê ghi nhận được tại Khoa Ngoại ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Cà Mau, hiện nay đơn vị đã tiếp nhận chăm sóc, khám và chữa trị thường xuyên cho gần 3.200 bệnh nhân mắc ung thư, tăng hơn 200 trường hợp so với cùng kỳ năm 2023 (không kể số bệnh nhân tự đi thăm khám, phát hiện và được điều trị ở tuyến trên).

Mang niềm vui đến trẻ kém may mắn

Luôn quan tâm đến những hoàn cảnh kém may mắn, trong đó có trẻ em, thời gian qua, Ban Từ thiện xã hội Phật giáo tỉnh Cà Mau tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, không chỉ giúp đỡ về vật chất cho trẻ mà còn mang lại ý nghĩa to lớn về mặt tinh thần.

Cẩn trọng với nguồn thực phẩm từ gia cầm chưa qua kiểm dịch

Thịt gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) là loại thực phẩm thiết yếu trong hầu hết các bữa ăn của nhiều hộ gia đình hiện nay. Bởi đây là loại thực phẩm có nguồn protein khá cao và rất tốt cho sức khoẻ, do có ít calo và chất béo bão hoà so với các loại thịt đỏ như: heo, cừu, trâu, bò… từ đó cũng sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc các chứng bệnh về tim mạch hơn.

Tái diễn lấn chiếm lòng đường trước cổng bệnh viện

Theo ghi nhận và xác minh thực tế của phóng viên Báo Cà Mau, khu vực trước cổng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau gần đây thường xuyên xuất hiện tình trạng mua bán thức ăn lấn chiếm lòng đường.