ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 17-9-24 15:45:19
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Trợ giúp pháp lý - Điểm tựa của người yếu thế

Báo Cà Mau Ngày 20/6/2017, Quốc hội khoá XIV, kỳ họp thứ 3 đã thông qua Luật Trợ giúp pháp lý (TGPL) năm 2017 với mục tiêu trọng tâm là nâng cao chất lượng TGPL và lấy người được TGPL làm trung tâm. Sự ra đời của Luật TGPL năm 2017 đã khẳng định Đảng và Nhà nước tiếp tục ghi nhận vị trí, vai trò của công tác TGPL, đánh dấu mốc quan trọng trong việc hoàn thiện thể chế của Nhà nước đối với quyền, lợi ích hợp pháp của người được TGPL, trong đó có người nghèo và nhóm đối tượng yếu thế.

Tại Cà Mau, thời gian qua công tác TGPL đã được đẩy mạnh, số lượng người được TGPL bằng hình thức tham gia tố tụng tăng lên hằng năm.

Ông Ngô Đức Bính, Phó giám đốc Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh, cho biết: “Công tác TGPL 6 tháng đầu năm 2024 tiếp tục phát huy những mặt tích cực, các đối tượng được TGPL am hiểu, nhận biết sâu sắc hơn về hoạt động TGPL. Trung tâm TGPL tiếp tục ký kết với Công an tỉnh thực hiện TGPL trong điều tra hình sự. Từ đó, hiệu quả trong hoạt động điều tra hình sự có nhiều khởi sắc hơn.

Nhiều vụ việc được quan tâm, nhất là về vụ án hình sự. Các đối tượng được TGPL được hỗ trợ từ giai đoạn khởi kiện, hiệu quả 6 tháng đầu năm cao hơn so với cùng kỳ. Điều này do đội ngũ trợ giúp viên của Trung tâm TGPL ngày càng nhiệt huyết, kinh nghiệm được nâng cao, kỹ năng được phát huy. Lấy thước đo chất lượng vụ việc làm trọng tâm, người được trợ giúp tin tưởng hơn. Đến thời điểm này, số vụ việc được giao theo quy định Bộ Tư pháp đạt gần 100%”.

Gia đình ông Nguyễn Minh Nghiệp, khóm Sa Phô, thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn là một trong những hộ thuộc đối tượng người cao tuổi. Theo đơn khởi kiện, ngày 20/4/2008, do mối quan hệ quen biết lâu năm nên vợ chồng ông Nghiệp có cho vợ chồng ông Nguyễn Minh Cảnh, khóm Đồng Tâm, thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước mượn 30 triệu đồng và 12 cây vàng (trong đó ông Nghiệp hỏi dùm cho ông Cảnh 3 cây, còn lại 9 cây của gia đình ông Nghiệp). 15 năm qua, vợ chồng ông Cảnh không một lần đến tìm ông Nghiệp để nói phải trái. Từ đó ông Nghiệp mới làm đơn khởi kiện ông Cảnh đến Toà án Nhân dân huyện Cái Nước.

Ông Nghiệp chia sẻ: “Về mặt pháp lý thì tôi không biết nhiều nên khi nghe ở huyện có cơ quan trợ giúp pháp lý, tôi tìm đến nhờ tư vấn những khó khăn của tôi và nội dung 2 món nợ. Tôi được cô Sự, cơ quan trợ giúp pháp lý giải thích những cái làm được và những cái không. Do bệnh tật đi lại khó khăn nên tôi nhờ cô Sự lo giấy tờ để khởi kiện 2 vụ nợ. Cô Sự rất nhiệt tình giúp đỡ. Dù là ngày nghỉ mà khi tôi hay mọi người cần giúp đỡ thì cô sẵn sàng hỗ trợ. Rất cảm ơn hoạt động trợ giúp pháp lý đối với những người cao tuổi như chúng tôi”.

Gần 10 năm nay, ông Nghiệp mang trong mình căn bệnh xương khớp và thoát vị địa đệm, đã trải qua nhiều lần phẫu thuật nhưng việc đi lại của ông Nghiệp còn khó khăn nên việc kiện tụng và cả ra toà ông Nghiệp đều nhờ hết vào trợ giúp viên pháp lý trên địa bàn huyện Năm Căn.

Vợ chồng ông Nghiệp điều mang trong người nhiều căn bệnh, rất cần tiền để điều trị. Tuổi xế chiều, ông bà chỉ mong lấy lại được phần tiền đã bị chiếm đoạt.

Sau nhiều lần hoà giải, đến ngày 21/7/2023, vụ việc của ông Nghiệp và ông Cảnh được hoà giải thành công nhưng năm qua bên thi hành án vẫn chưa thi hành được bản án và bên bị thi hành án vẫn chưa bồi hoàn số tiền là 12 cây vàng cho gia đình ông Nghiệp.

Ông Nghiệp bức xúc: “Sau khi hoà giải thì phía bên ông Cảnh cũng thừa nhận là thiếu tôi số tiền như trên, bên ông Cảnh không có kháng cáo mà cũng không trả nợ. Tôi có làm đơn đề nghị qua bên thi hành án nhưng bên thi hành án trả lời là gia đình ông Cảnh không có tài sản nên không thi hành được. Vấn đề này tôi không đồng tình, vì theo những gì tôi biết mấy chục năm nay về gia đình ông Cảnh nên mới có sự qua lại vàng bạc này. Gia đình ông Cảnh có tài sản là miếng đất trên 20 công ngang Bệnh viện huyện Cái Nước. Miếng đất này do bà ngoại ông Cảnh đứng tên, sau khi bà ngoại ông Cảnh qua đời thì ông Cảnh vẫn ở nhà đó thờ phụng. Không biết lý do gì mà ông Cảnh đã tẩu tán hết tài sản, tôi nghề nghị Thi hành án và chính quyền địa phương xem xét lại vấn đề. Mặt khác, khi nhận số vàng của tôi, ông Cảnh đã mở ra rất nhiều cơ sở làm ăn chỉ là không muốn trả nợ cho tôi. Đây là lợi dụng lòng tin để chiếm đoạt tài sản của gia đình tôi”.

Về vấn đề này, ông Bính cho biết thêm: “Trong hoạt động TGPL ngoài 3 hình thức là tham tố tụng, đại diện ngoài tố tụng, tư vấn pháp luật thì TGPL có thêm chức năng quan trọng là kiến nghị với cơ quan chức năng để thực hiện các công việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được TGPL.

Cụ thể, sau khi các vụ việc được giải quyết xong, nếu các đối tượng được TGPL không tự mình thực hiện được thì Trung tâm TGPL sẽ cử luật sư giúp cho người TGPL hoàn tất thủ tục yêu cầu thi hành án với quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật. Song song đó, Trung tâm TGPL thực hiện kiến nghị trong vòng 30 ngày từ ngày Trung tâm TGPL có văn bản kiến nghị, thì cơ quan có thẩm quyền phải trả lời kiến nghị đó. Mặc nhiên, kiến nghị đó phải có cơ sở pháp lý với thực tiễn đặt ra.

Trong trường hợp vụ việc phức tạp mà người dân cho rằng người bị thi hành án có dấu hiệu tẩu tán tài sản thì TGPL sẽ hướng dẫn người dân các thủ tục khởi kiện về hành vi, việc làm của người bị thi hành án nhằm tránh trách nhiệm bị thi hành án theo bản án của thi hành án. Nếu người dân có yêu cầu thì phía Trung tâm TGPL sẽ cử người tiếp tục hỗ trợ để vụ việc sớm được đưa ra ngoài ánh sáng”.

Gần 70 tuổi mang trong nhiều căn bệnh, ông Nghiệp vẫn lọ mọ thu thập những chứng cứ mà ông Cảnh cố tình vi phạm để không trả lại phần tiền đã vay của vợ chồng ông. Vợ ông là bà Huỳnh Thi Liên cũng vì quá lo buồn mà sinh bệnh, giờ đôi chân không đi lại được, nhưng không có tiền điều trị. Vì giúp đỡ bạn bè mà gia đình ông Nghiệp mới vướng vào cảnh túng quẩn. Hy vọng cuối đời ông là lấy lại được phần tiền đã cho mượn và trị hết bệnh cho bà Liên.

Một trường hợp khác, cũng vì quá cả tin mà vợ chồng ông Thái Tiến Bộ (sinh năm 1952), Ấp 5, xã Hiệp Tùng, huyện Năm Căn phải gửi đơn kiện đứa cháu gái ruột để lấy lại phần tiền đã cho mượn.

Theo đơn khởi kiện, vào 19/5/2016, bà Thái Ngọc Y (cháu ruột ông Bộ) mượn của bà Huỳnh Thị Lài (vợ ông Bộ) dây hụi với số tiền là 26,5 triệu đồng, hẹn tới tháng 12/2016 sẽ trả, nhưng sau đó bà Y chỉ trả cho bà Lài 10 triệu đồng. Bà Y tiếp tục nhờ bà Lài vô tiếp 2 dây hụi (1 dây 500 ngàn đồng gồm 63 chân, 1 dây 300 ngàn đồng gồm 62 chân), nửa tháng khui một lần. Các dây hụi này bà Y đều hốt hết nhưng sau đó không gửi tiền đóng hụi chết lại cho bà Lài. Tổng số tiền bà Y thiếu bà Lài là trên 43 triệu đồng.

Bà Là và ông Bộ xem lại phần giấy tờ ghi nợ của bà Y.

Vì quá bức xúc nên ông Bộ làm đơn kiện bà Y ra chính quyền ấp. Qua 3 lần hoà giải, bà Y nhất quyết nói là đã trả hết phần tiền thiếu cho vợ chồng ông Bộ. Vì không chịu được tiếng oan nên ông Bộ đã làm đơn gửi lên Toà án Nhân dân huyện Năm Căn nhờ can thiệp.

Ông Bộ cho biết: “Khi lên toà án thì tôi được trợ giúp viên pháp lý của huyện hỗ trợ trong suốt quá trình khởi kiện, chứng minh được là bà Y vẫn chưa trả số tiền đã thiếu cho tôi. Thật tình thì tôi không muốn đưa ra toà để kiện tụng làm gì, nhưng vì cháu tôi là Thái Ngọc Y ăn nói ngang ngược, tôi không chấp nhận được. Từ khi ra toà đến nay, giữa gia đình tôi và gia đình của cha cháu Y cũng xa cách, không còn được như trước nữa”.

Ông Bính chia sẻ: “Hoạt động TGPL được coi là hoạt động chính sách có ý nghĩa nhân văn sâu sắc trong các chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước. Đây không chỉ là công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đối tượng yếu thế mà còn góp phần ổn định chính trị, giữ vững trật tự an toàn xã hội trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay. TGPL Nhà nước tỉnh sẽ tiếp tục đồng hành với người yếu thế, để họ được bình đẳng và giúp họ đòi lại công bằng trước pháp luật”.

Kim Cương - Hoàng Vũ

 

Sang nhượng đất bằng giấy tay, có được công nhận?

Tranh chấp đất đai là một trong những tranh chấp phổ biến xảy ra trên địa bàn tỉnh, nhiều vụ việc có tính chất phức tạp, kéo dài bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Ðiều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình an ninh, chính trị, phát triển kinh tế, xã hội. Ðối với người dân thì mất thời gian và tốn chi phí đi kiện tụng. Thời gian qua, công tác trợ giúp pháp lý (TGPL) đã góp phần làm tốt công tác giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp về đất đai. Trong đó, có nhiều vụ điển hình, phức tạp, kéo dài nhiều năm không giải quyết được, người dân tưởng chừng như bỏ cuộc. Nhờ sự hỗ trợ của trợ giúp viên pháp lý (TGVPL) thì vụ việc được giải quyết thành công, giúp người yếu thế nhận lại quyền lợi của chính mình.

Sẽ thí điểm Điểm hỗ trợ pháp luật miễn phí

Sáng ngày 16/8, Sở Tư pháp phối hợp với Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (thuộc Bộ Tư pháp) tổ chức toạ đàm góp ý dự thảo Kế hoạch triển khai thí điểm mô hình “Điểm hỗ trợ pháp luật cộng đồng miễn phí” (gọi tắt là Điểm hỗ trợ pháp luật).

Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp

Sáng ngày 15/8, Sở Tư pháp phối hợp với Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) tổ chức Hội nghị hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và triển khai những điểm mới cơ bản của Luật Đất đai có tác động tới doanh nghiệp cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Trợ giúp pháp lý - Điểm tựa của người yếu thế

Ngày 20/6/2017, Quốc hội khoá XIV, kỳ họp thứ 3 đã thông qua Luật Trợ giúp pháp lý (TGPL) năm 2017 với mục tiêu trọng tâm là nâng cao chất lượng TGPL và lấy người được TGPL làm trung tâm. Sự ra đời của Luật TGPL năm 2017 đã khẳng định Đảng và Nhà nước tiếp tục ghi nhận vị trí, vai trò của công tác TGPL, đánh dấu mốc quan trọng trong việc hoàn thiện thể chế của Nhà nước đối với quyền, lợi ích hợp pháp của người được TGPL, trong đó có người nghèo và nhóm đối tượng yếu thế.

Điểm tựa pháp lý cho người yếu thế

Người dân tộc thiểu số (DTTS) thuộc nhóm yếu thế trong xã hội cần được bảo đảm sự công bằng về quyền và lợi ích hợp trước pháp luật. Và trợ giúp pháp lý (TGPL) chính là điểm tựa về pháp luật cho đồng bào DTTS.

Ở đâu có người khuyết tật, ở đó có trợ giúp viên pháp lý

Vừa qua, Toà án Nhân dân huyện U Minh tiến hành phiên xét xử sơ thẩm bị cáo Trần Việt Trung, sinh năm 1979, ngụ Khóm 4, thị trấn U Minh, huyện U Minh về tội “vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”. Sau khi bị tai nạn, bị cáo Trung trở thành người khuyết tật và được Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Cà Mau hỗ trợ trong vụ kiện hình sự.

Quyền tiếp cận trợ giúp pháp lý tại toà

Thời gian qua, tỉnh triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng chất công tác trợ giúp pháp lý (TGPL) trong hoạt động tố tụng. Trong đó, chương trình phối hợp giữa Sở Tư pháp và Toà án Nhân dân (TAND) tỉnh về người thực hiện TGPL trực tại toà, là giải pháp được đánh giá cao về tính hiệu quả.

Hiệu quả từ trợ giúp pháp lý ở cơ sở

Thời gian qua, Trung tâm Trợ giúp pháp lý (TGPL) tham mưu Sở Tư pháp thành lập Tổ đánh giá chất lượng hoàn thành vụ việc TGPL hằng năm, cũng như phân công, bố trí viên chức làm việc phù hợp với năng lực, trình độ chuyên môn... Qua đó đã nâng cao hiệu quả hoạt động TGPL ở cơ sở, trong đó có huyện U Minh.

Trợ giúp pháp lý hiện thực hoá đạo lý “uống nước nhớ nguồn”

Chính sách trợ giúp pháp lý (TGPL) cho người có công với cách mạng là một chính sách nhân văn thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Thấm nhuần đạo lý này, những năm qua Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Cà Mau đã làm tốt công tác tư vấn, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng… nhằm giúp đỡ đối tượng người có công đòi lại công bằng trước pháp luật.