ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 21-10-24 11:34:48
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Trốn học !

Báo Cà Mau Nhận lớp đầu năm, điểm danh, làm quen, rồi học nội quy, lao động, bầu cán sự lớp… cả tuần lễ ròng rã trôi qua mà vẫn còn 1 học sinh bặt vô âm tín. Tôi hỏi thăm các bạn cùng lớp thì có em cho là bạn ấy còn bận việc, có em bảo bạn nghỉ học luôn… Tôi dò hỏi đường vào nhà em. Chưa kịp vào thì sáng thứ Hai, buổi học chính thức đầu tiên, em đã có mặt. Nhìn dáng vẻ gầy gò xanh xao, tôi làm quen, hỏi thăm lý do sao em vào trễ, em lí nhí điều gì không rõ. Tôi lu bu công việc đầu năm rồi cũng lơ đi.

(Bài đoạt giải Khuyến khích cuộc thi viết “Thầy và trò cùng vượt khó”)

Nhận lớp đầu năm, điểm danh, làm quen, rồi học nội quy, lao động, bầu cán sự lớp… cả tuần lễ ròng rã trôi qua mà vẫn còn 1 học sinh bặt vô âm tín. Tôi hỏi thăm các bạn cùng lớp thì có em cho là bạn ấy còn bận việc, có em bảo bạn nghỉ học luôn… Tôi dò hỏi đường vào nhà em. Chưa kịp vào thì sáng thứ Hai, buổi học chính thức đầu tiên, em đã có mặt. Nhìn dáng vẻ gầy gò xanh xao, tôi làm quen, hỏi thăm lý do sao em vào trễ, em lí nhí điều gì không rõ. Tôi lu bu công việc đầu năm rồi cũng lơ đi.

Thế rồi lớp dần đi vào quy củ, em đến trường khá đều đặn. Có điều là các hoạt động ngoại khoá không bao giờ có mặt em. Cho dù là lao động, học hướng nghiệp, giáo dục ngoài giờ lên lớp; các phong trào văn nghệ, thể thao cũng tuyệt nhiên không thấy em xuất hiện. Khi tôi hỏi thì em đỏ mặt nói bận quá không đi được. Họp cha mẹ học sinh đầu năm tôi liền “chất vấn” mẹ em, mẹ em cười ngượng ngùng nhưng cũng chẳng nói rõ ràng, chỉ ậm ừ là “để tôi nhắc nhở cháu thêm”. Tôi hơi bực mình và nghĩ, cha mẹ gì mà thiếu trách nhiệm quá!

Minh hoạ: Hoàng Vũ

Học kỳ I trôi qua. Nhà trường nhờ giáo viên chủ nhiệm thu học phí học kỳ II. Danh sách học sinh nghèo có rồi, còn lại tôi thu rất nhanh chóng, riêng em cứ kéo dài mãi. Tôi hỏi nhà có khó khăn thì cứ nói cô báo lại nhà trường, em vẫn lặng lẽ lắc đầu. Thế rồi một ngày nọ, em nghỉ học không xin phép. Tôi điện thoại về nhà, tiếng lè xè lạch xạch một hồi lâu của chiếc điện thoại bàn có lẽ đã quá cũ kỹ, rồi tiếng mẹ em khi rõ, khi nghẹt nhưng đại ý nói là em đi học rồi. Tối đó, mẹ em điện thoại bảo tôi: “Ðến giờ tan trường nó cũng về như thường lệ, chẳng biết nó đi đâu nữa? Hỏi, nó chỉ im lặng, cúi đầu không nói gì cả”.

Ngày hôm sau lại tái diễn y như vậy, chỗ ngồi của em vẫn trống. Chiều tan trường, tôi không về nhà mà đạp xe đi tìm em. Nghe bạn em nói lúc trưa đi học, thấy em ngồi ngoài cầu cảng một mình. Tôi thắc mắc: Nếu em trốn học thì phải ngồi ở tiệm game nào đó hoặc là quán xá hay khu vực nào có thể chơi bời được chứ sao lại ra cầu vắng, mà lại chỉ có một mình. Ðến nơi, quả thật tôi thấy em ngồi lặng lẽ trong bóng hoàng hôn, nắng tàn nhoà nhạt cố níu kéo chút ánh sáng mờ ảo cuối ngày. Dáng em trĩu nặng ưu tư… Lòng tôi trào dâng nỗi xót xa, thương cảm. Tôi đến thật gần, em mới giật mình nhận ra…

Hai cô trò cùng về nhà. Tôi cố tình trò chuyện gần gũi để tìm hiểu nguyên nhân. Thì ra nhà em không có tiền đóng học phí, các bạn đóng hết rồi còn mình em nên em ngại không dám tới trường. Tôi bàng hoàng, đau đớn, tái tê khi hiểu ra nguyên nhân trốn học của em. Học trò của tôi chủ nhiệm đó ư? Tôi thường được học trò và đồng nghiệp nhận xét là một cô giáo rất thương yêu học sinh, rất quan tâm giúp đỡ học sinh, thế mà hôm nay, ngay trong lớp tôi chủ nhiệm lại có một học sinh nghỉ học vì không có tiền đóng học phí! Tôi tự lên án mình, tự dằn vặt lương tâm và oán trách mình ghê gớm!

Trong bóng chiều nhập nhoạng, hai cô trò lần dò đường về nhà. Ði gần cả tiếng đồng hồ không còn đường đạp xe, tôi gửi xe ở một nhà ven đường rồi xăn quần lội bộ tiếp. Ðó là con đường quanh co, lầy lội. Lò dò mãi chúng tôi cũng đến được nhà em. Gọi là nhà cho oai chứ thật ra là một chòi lá trống hoác trống huơ, trên nóc có mấy tàu lá dừa nước xác xơ trơ trọi che tạm, còn xung quanh vá víu bằng đủ loại chất liệu thập cẩm: băng-rôn cũ rách, cao su xanh đỏ te tua phơ phất trong gió, có chỗ sang hơn thì chèn được mấy miếng thiếc gỉ sét... Tôi không vào nhà theo lời mời của mẹ em mà bệt xuống sạp hàng chị đang nướng chuối bán.

Chị tâm tình kể nỗi khổ nhà nghèo. Anh chị có 4 đứa con, đứa con gái lớn lấy chồng có được 1 đứa con nhưng vẫn ở chung, em còn đứa em học lớp 5 và 1 đứa lớp 1. Mẹ bán cóc ổi, cha đi mò cua bắt ốc, ngày kiếm được năm, ba chục ngàn chỉ đủ cơm ăn, còn tiền trường, tiền ăn sáng, quần áo, sách vở… của bọn trẻ là nỗi kinh hoàng của họ khi vào đầu năm học mới. Không có cơ sở làm ăn, ba em lại nay ốm mai đau. Cả nhà đều cố gắng làm lụng kiếm sống. Ngoài giờ học, em cắm cổ đan lưới thuê cho người ta, ròng rã cả buổi chiều mới được 5.000-10.000 đồng phụ mẹ mua rau, mua cá. Thì ra, vậy nên chả bao giờ thấy em đến trường học phụ đạo hay tham gia các hoạt động khác. Tôi hỏi, sao gia đình chị không được địa phương cấp sổ hộ nghèo, thì chị nói vì hộ khẩu mới chuyển về…

Tôi bước vào nhà chị vì thấy có vẻ gì đó bất an. Thì ra là mấy sợi dây điện. Ðứng trong nhà nhìn thấy trời mà dây điện kéo ngang, kéo dọc chằng néo lung tung, kiểu này mưa đổ thẳng xuống thì thật là nguy hiểm. Thấy tôi đồng cảm, chị lại tâm sự tiếp: “Ðêm nào mưa thì cả nhà thức sáng đêm chứ có chỗ nào không dột đâu mà ngủ”.

Tôi nghe lòng quặn thắt, thời buổi này người ta ở nhà lầu, đi xe hơi ầm ầm vậy mà còn có người nghèo khổ đến thế này ư? Người giàu chỉ cần nhịn một chầu nhậu là có thể lợp lại mái nhà chắc chắn cho chị rồi. Tôi vét hết túi gửi chị 300.000 đồng rồi từ giã ra về vì trời đã tối. Tôi dặn em từ nay về sau, nếu có bất cứ chuyện vui, buồn gì cũng kể cho cô nghe. Nhà cô ngày xưa cũng nghèo lắm nhưng cô cố gắng chịu đựng, phấn đấu, giờ cô đã ổn định, có nghề nghiệp đàng hoàng. Ðừng lo ngại. Nghèo đâu phải cái tội đâu, cô rất thương học sinh nghèo, cứ tâm sự thoải mái với cô đi, đừng ngại ngần gì hết.

Tôi trình bày hoàn cảnh của em, nhà trường chẳng những miễn học phí mà còn hỗ trợ thêm 500.000 đồng. Thầy Tổng phụ trách Ðội cho 1 đôi giày thể thao, cô giáo dạy Toán cho 1 bộ quần áo thể dục. Cuối năm cô chủ nhiệm cũ cho em 1 bộ sách ôn thi vào lớp 10 (lúc đó em học lớp 9). Hôm nào nhà có đồ ăn ngon, tôi cũng gửi cho em. Em cũng dần tươi tỉnh lên, bớt đi nét ưu tư kham khổ. Ðịa phương cũng xét và cấp sổ hộ nghèo cho gia đình em, thế là em được hưởng chế độ giảm miễn, mẹ em mừng lắm!

Vào lớp 10, tôi động viên em bằng 1 bộ sách giáo khoa. Nghe nói cô chủ nhiệm mới cũng rất quan tâm em.

Năm em lên lớp 11. Vào năm học cả tuần mà tôi thấy em vẫn đi làm phụ hồ, hỏi thăm bạn em thì nghe nói em chưa có tiền đóng học phí. Tôi ghé thăm, thấy nhà cửa tươm tất hơn, bụng mừng thầm. Ai ngờ mẹ em than: Một người dì thất lạc mấy chục năm nay tìm được chị, thấy nhà cửa xập xệ quá bà cho tiền sửa lại, địa phương thấy vậy rút sổ hộ nghèo, đầu năm phải đóng tiền học cho 2 đứa em của em, còn em thì từ từ đi làm phụ hồ kiếm tiền đóng sau. Anh chị đã chạy sấp, chạy ngửa khắp nơi rồi, giờ tiền đâu mà mua đồng phục, sách vở, giày dép. Tôi đi xin cho em được bộ sách cũ và góp thêm tiền cho em đủ đóng học phí. Mấy hôm sau nghe thằng em nhỏ của em nói, hai anh em đi học có 1 đôi giày. Sáng anh mang, chiều em mang. Cũng may là học khác buổi. Hôm sau, tôi đến nhà em gửi mẹ em tiền cho em mua giày và xin thêm cho em 1 đôi giày cũ.

Ðến giờ em cũng sắp hết lớp 11, cha mẹ em cũng cố gắng lo cho con, thầy cô cũng hết lòng thương mến em. Tôi thì thường khuyên nhủ: “Khốn khó cỡ nào cũng ráng học, khó khăn gì thì cứ mạnh dạn nói ra, xung quanh còn có bao nhiêu người sẵn sàng cùng em vượt khó. Nếu gia đình lo không nổi thì cô sẽ tiếp sức cho em, dứt khoát không được nản chí”. Nhìn gương mặt hiền lành đầy vẻ chịu đựng của em, tôi thấy thương làm sao! Tôi thầm động viên: Cố lên! Hồ Ngọc Sơn! Cố lên em nhé! Bên cạnh em còn rất nhiều thầy cô dìu đỡ, hãy vững vàng tiến bước nghe em!./.

Tăng Liễu Trân, Trường THCS Phan Ngọc Hiển, huyện Năm Căn

Không cấp thiết, nhưng làm được thì tốt

Những ý kiến khác nhau về đề xuất miễn học phí cho con giáo viên từ bậc mầm non đến đại học trong dự thảo Luật Nhà giáo sắp được đệ trình Quốc hội, chưa bàn chuyện nên hay không, nhưng rõ ràng đã nêu bật lên 3 tín hiệu tích cực.

Chắp cánh tài năng học đường

Với mục tiêu hướng đến sự phát triển toàn diện đức - trí - thể - mỹ, các câu lạc bộ (CLB) ở trường THPT thực sự là chiếc cầu nối đánh thức, phát huy những tiềm năng năng khiếu của học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Ðồng hành cùng học sinh nghèo

Chương trình Học bổng Hoà bình - The Corea Peace3000 (Chương trình) là chương trình hỗ trợ học bổng cho học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Từ chương trình này, Tổ chức The Corea Peace3000 (Hàn Quốc) thực hiện nhiều hoạt động hỗ trợ học sinh nghèo, từ việc cung cấp học bổng cho đến các chương trình đào tạo và phát triển kỹ năng để nâng cao nhận thức và kêu gọi sự hỗ trợ từ cộng đồng.

”Người mẹ hiền” ở Trường Mầm non Thạnh Phú

“Hằng ngày, nhìn những gương mặt ngây thơ với ánh mắt trong veo của các cháu mà nghe lòng mình ấm áp lạ thường. Dù trong cuộc sống có bao nhiêu lo âu, muộn phiền nhưng khi bước chân vào lớp là niềm vui lại ùa về", đó là lời tâm tình của cô giáo đã 56 tuổi đời, 38 tuổi nghề, chỉ vài ngày nữa cô sẽ từ giã mái trường thân yêu theo chế độ hưu trí.

Nét đẹp nơi cổng trường

Nhằm giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường, tạo nét đẹp hoá khi tham gia giao thông, các trường học trên địa bàn huyện Phú Tân đồng loạt thực hiện hiệu quả nhiều quy định của ngành.

Chạy đà ôn thi tốt nghiệp THPT

Mặc dù mới bắt đầu năm học 2024-2025 nhưng các trường THPT trên địa bàn tỉnh đã có những bước chạy đà với việc xây dựng kế hoạch học tập và ôn luyện ngay những tuần học đầu tiên, nhằm tạo thế chủ động cho học sinh (HS). Bởi, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 là năm đầu tiên tổ chức thi theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 với nhiều điểm mới.

Kiểm tra các trường học trên địa bàn TP Cà Mau

Sáng nay (1/10), đoàn kiểm tra của Phòng Giáo dục – Đào tạo TP Cà Mau kiểm tra các công trình phần việc trọng tâm năm học 2024-2025 một số điểm trường trên địa bàn TP Cà Mau.

Tuyên dương học sinh trả lại của rơi

Ngày 24/9, UBND huyện U Minh tổ chức buổi trao giấy khen cho học sinh có hành động đẹp nhặt được của rơi trả lại cho người đánh mất, tại Trường THCS Nguyễn Thái Bình, thị trấn U Minh.

An toàn sức khoẻ cho trẻ đến trường

Bệnh tay chân miệng (TCM) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, chưa có vắc-xin phòng ngừa và đối tượng mắc bệnh chủ yếu trẻ em trong độ tuổi đến trường. Ðể bảo vệ an toàn sức khoẻ cho trẻ đến trường trong năm học mới, các trường mầm non trên địa bàn huyện Cái Nước chủ động triển khai các biện pháp phòng bệnh TCM.

50 học sinh, sinh viên tại Cà Mau nhận học bổng The Corea Peace3000

Sáng 22/9, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị phối hợp với đại diện Tổ chức The Corea Peace3000 tại Cà Mau tổ chức triển khai “Chương trình học bổng - The Corea Peace3000”.