ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 22-11-24 15:54:21
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Trung thu năm ấy

Báo Cà Mau Khi dọc các tuyến đường trong nội ô thành phố bày bán nhiều chiếc lồng đèn đa màu sắc, tôi chợt nhớ về tuổi thơ của mình - một tuổi thơ không quá đủ đầy nhưng mãi là những kỷ niệm hạnh phúc nhất.

Khi dọc các tuyến đường trong nội ô thành phố bày bán nhiều chiếc lồng đèn đa màu sắc, tôi chợt nhớ về tuổi thơ của mình - một tuổi thơ không quá đủ đầy nhưng mãi là những kỷ niệm hạnh phúc nhất.

Trung thu - có lẽ là một khái niệm xa lạ, mơ hồ trong suy nghĩ của những đứa trẻ vùng quê như tôi lúc ấy. Ðược ba mẹ chăm chút cho cái ăn, được cắp sách đến trường cùng bè bạn là niềm may mắn và hạnh phúc đối với những đứa trẻ ở quê nghèo. Tôi nhớ năm 11 tuổi, lần đầu tôi được biết đến ngày Tết Trung thu. Khi ấy đang học lớp 5, tôi may mắn được gia đình cho đi học ở chợ huyện. Chợ huyện nghe có vẻ gần, nhưng đối với bọn trẻ nhà quê như chúng tôi thì lại là môi trường hoàn toàn khác. Tôi lạ lẫm với mọi thứ xung quanh, phải học và thích nghi những điều mới mẻ.

Minh hoạ: Hoàng Vũ

Sau 1 tháng nhập học, trường thông báo tổ chức cuộc thi thiết kế đèn ông sao nhân dịp Tết Trung thu. Hăm hở với điều mới lạ, sau buổi đến trường, tôi lặn lội ra sau vườn nhà tìm những cây tre ưng ý nhất để chuẩn bị cho chiếc lồng đèn. Sau 1 tuần chuẩn bị, các thành viên trong lớp hào hứng khoe nhau thành quả của mình. 4 giờ sáng đón chuyến đò sớm đến trường, rồi sau hơn 2 tiếng vượt đường dài trên sông nước, chiếc lồng đèn của tôi không còn thẳng thớm nữa. 

So với những chiếc lồng đèn lung linh của các bạn được mua ở chợ huyện thì chiếc lồng đèn của tôi đơn giản và thua kém về hình thức. Thế nhưng tôi lại rất vui vì nó là thành quả mà ông cháu tôi ngồi uốn nắn từng cây tre, cột từng đường chỉ. Hôm ấy, chúng tôi được vui Tết Trung thu - hoạt động được diễn ra sau giờ học buổi chiều. Và tôi bị trễ mất chuyến đò cuối trong ngày để về với gia đình.

Kết thúc các hoạt động lễ Trung thu cũng là lúc trời vừa sụp tối, các bạn lần lượt được ba mẹ đến cổng trường đón về. Còn tôi - một đứa trẻ ở quê chẳng biết phải xoay xở thế nào để được về với ba mẹ. Ðang lo lắng, tôi bật khóc ngon lành vì vui mừng khi từ xa tôi thấy ba đang đến đón tôi.

 Phố xá đông vui, những bạn trẻ trạc tuổi tôi được ba mẹ chở xuống phố với những chiếc lồng đèn nhiều màu sắc. Hôm nay, tôi thấy bàn tay của ba như ấm hơn mọi khi. Ba nắm tay tôi bước dần xa những con đường nhựa để trở về vùng quê yên bình, tiếng nhạc phát ra từ những chiếc lồng đèn điện tử cũng nhỏ dần. Khi những bước chân đã tiến sâu vào luỹ tre làng thì những ánh đèn nhiều màu sắc đã được thay thế bằng những ngọn đèn dầu leo lét, những âm thanh phát ra từ những chiếc đèn lồng điện tử được thay thế bằng giọng trầm ấm của các cụ kể cho con cháu nghe về sự tích chị Hằng.

Từ dạo ấy đến nay, biết bao cái Tết Trung thu đã qua nhưng tôi vẫn nhớ mãi kỷ niệm năm ấy. Tôi còn nợ ba lời xin lỗi vì mải mê chơi quên cả giờ về. Trung thu là Tết đoàn viên, dù xa xôi đến mấy tôi cũng cố gắng về sum họp cùng gia đình. Mỗi lúc cầm chiếc bánh ngon trên tay, tôi lại nhớ về tuổi thơ ở vùng quê nghèo khó, nhớ về những vất vả, lo toan của ba mẹ để nuôi chị em tôi khôn lớn.

Năm nay, Trung thu lại về, tôi đang cố gắng chăm chút cho hai đứa cháu nhỏ chiếc lồng đèn ông sao. Giữa cuộc sống nhiều đổi thay, tôi vẫn cố níu giữ những nét đẹp văn hoá truyền thống./.

Huỳnh An

Liên kết hữu ích

Cậu học trò đam mê Tin học

Ðam mê Tin học, cộng với đức tính cần cù, chăm chỉ trong rèn luyện và học tập, cậu học trò Cao Nguyên Khang, Lớp 12A, Trường THPT U Minh, thị trấn U Minh, không chỉ duy trì thành tích học sinh khá giỏi mà còn sở hữu nhiều thành tích ấn tượng tại các cuộc thi Tin học.

Phạm Ðức Thuận và giải thưởng Ðại sứ Văn hoá đọc

Chọn đề tài viết tiếp tác phẩm "Bến quê" của Nhà văn Nguyễn Minh Châu và đề xuất nhiều sáng kiến, kinh nghiệm phát triển văn hoá đọc cho học sinh vùng sâu, vùng xa, Phạm Ðức Thuận, Lớp 10A1, Trường THPT Ðầm Dơi (huyện Ðầm Dơi) đoạt giải Khuyến khích toàn quốc cuộc thi Ðại sứ Văn hoá đọc năm 2024.

Trao 11 suất học bổng, 50 suất quà cho học sinh

Ngày 16/11, tại trường THCS Ngọc Chánh (huyện Đầm Dơi), Đoàn khối Dân chính đảng phối hợp trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau trao tặng 11 suất học bổng, 50 suất quà cho học sinh trong chương trình Nâng bước đến trường.

Gặp gỡ hai thủ khoa đầu vào ngành Sư phạm

Thầy Phạm Việt Hưng, Hiệu trưởng Trường THPT Ðầm Dơi (huyện Ðầm Dơi), cho biết, nhà trường vừa đón nhận niềm vui có hai em học sinh của trường là thủ khoa đầu vào ngành Sư phạm. Cụ thể, em Nguyễn Hải Ðăng, thủ khoa ngành Sư phạm Toán học tại Trường Ðại học Cần Thơ và em Bùi Hải An, thủ khoa ngành Sư phạm Lịch sử - Ðịa lý tại Trường Ðại học Sài Gòn.

Nâng chất giáo dục mầm non

Huyện Ngọc Hiển có 8 trường mầm non, mẫu giáo, trong đó có 4 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và 2 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, với tổng số hơn 1.600 trẻ theo học. Những năm qua, huyện quan tâm đầu tư cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy học, sân chơi cho trẻ theo hướng ngày càng chuẩn hoá, đáp ứng điều kiện chăm sóc, giáo dục, góp phần nâng cao tỷ lệ huy động trẻ đến trường.

Gương sáng cô giáo Trần Hồng Măng

Những năm qua, Chi uỷ Trường Tiểu học Nguyễn Văn Huyên, thị trấn U Minh, huyện U Minh luôn quan tâm chỉ đạo đảng viên trong trường nghiêm túc thực hiện việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, xem đây là một trong những phong trào thi đua thiết thực từng năm học. Quá trình thực hiện, trong Chi bộ đã xuất hiện nhiều cá nhân điển hình tiên tiến, cô giáo Trần Hồng Măng là một trong số đó.

Học để thoát nghèo

Cái nghèo đeo bám gia cảnh khiến giấc mơ nối dài con đường học tập của những bạn trẻ này không hề dễ dàng. Biến khó khăn thành động lực phấn đấu, hành trang bước vào đời là sự cố gắng không ngừng, cùng những vòng tay nhân ái luôn che chở - tất cả đã tạo nên sức mạnh để các bạn bước tiếp trên hành trình chinh phục tri thức.

Giáo dục sức khoẻ giới tính trong học đường

Nhằm thực hiện công tác giáo dục sức khoẻ giới tính trong lứa tuổi vị thành niên, thời gian qua, Chi cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình (DS-KHHGÐ) đã đẩy mạnh hoạt động tư vấn trực tiếp, cung cấp kiến thức về vấn đề giới tính cho học sinh tại các trường THCS, THPT trên địa bàn tỉnh.

Trao bằng tốt nghiệp cho trên 400 tân thạc sĩ, dược sĩ, cử nhân

Năm học 2023-2024, Phân hiệu  trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau đã đào tạo hơn 2.000 người học các hệ chính quy và sau đại học, kết hợp linh hoạt giữa hình thức học trực tiếp và trực tuyến, góp phần tạo điều kiện để người học có thể tham gia học tập mọi lúc mọi nơi. Theo đó, có 410 tân thạc sĩ, dược sĩ, cử nhân được trao bằng tốt nghiệp.

Tìm giải pháp nâng chất lượng thi tốt nghiệp THPT

Năm 2024, tỷ lệ tốt nghiệp THPT của tỉnh đạt 99,11%, giảm so với 2 năm gần nhất là 2022 (99,16%) và 2023 (99,22%), nhưng tỷ lệ điểm trung bình của tất cả các bài thi/môn thi tăng so với 4 năm liền kề. Từ đó cho thấy, chất lượng dạy và học tăng lên. Theo tổng hợp, điểm trung bình chung trong 5 năm cao hơn 0.01 điểm, xếp hạng trên 1 bậc so với khu vực và cả nước.