“Điểm trường Kinh 16 thuộc Trường Tiểu học Biển Bạch Tây, xã Biển Bạch, huyện Thới Bình, có 2 phòng vệ sinh nhưng không sử dụng được do thiếu nước”, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Biển Bạch Tây Ðinh Chí Công cho hay.
“Điểm trường Kinh 16 thuộc Trường Tiểu học Biển Bạch Tây, xã Biển Bạch, huyện Thới Bình, có 2 phòng vệ sinh nhưng không sử dụng được do thiếu nước”, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Biển Bạch Tây Ðinh Chí Công cho hay.
Dưới cái nắng gay gắt giữa trưa đầu tháng 3/2015, điểm trường 3 phòng học Kinh 16 vừa hết cảnh nhốn nháo của học sinh buổi sáng. Bà Thắm, người dân sống gần trường học, bức xúc: “Do không có nước dội cầu, nên chỉ sau 1 buổi ra chơi là hôi không chịu nổi”.
Điểm trường Kinh 16, thuộc Trường Tiểu học Biển Bạch Tây, xã Biển Bạch có nhà vệ sinh nhưng không sử dụng được do thiếu nước. |
Thầy Ðinh Chí Công cho biết thêm: “Tình trạng này đã xảy ra trong thời gian dài và là khó khăn chung của xã. Chúng tôi khắc phục bằng biện pháp đưa nước mặn lên để vệ sinh nhưng việc làm này cũng không mấy thường xuyên. Việc người dân, phụ huynh và học sinh phản ánh trường có nhà vệ sinh cũng như không là đúng”.
Ðiểm trường Kinh 16 thuộc Trường Tiểu học Biển Bạch Tây là điểm trường duy nhất của ngôi trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. Ðiểm có 3 phòng học cho các khối lớp tiểu học và 1 lớp học mẫu giáo của Trường Mầm non Vành Khuyên của xã. Theo thiết kế, trường còn có 1 công trình nhà vệ sinh 2 phòng.
Tuy nhiên, không rõ nguyên nhân vì sao nhà trường phải nhượng lại 1 phòng vệ sinh cho gia đình bà Nguyễn Hồng Thắm (có lẽ vì bà Thắm hiến phần diện tích đất này để xây dựng trường học - PV). Vậy là hơn 70 học sinh và giáo viên giảng dạy và học tập ở điểm lẻ này phải chịu cảnh chỉ có 1 phòng vệ sinh.
Nhiều giáo viên phản ánh, không thể đi vệ sinh, nhiều lúc không nước để dội cầu, bà Thắm ra khoá cả 2 cửa cầu vệ sinh lại. Học sinh phải “giải quyết nhu cầu” ngoài bờ vuông, liếp sậy. Còn giáo viên thì cố nhịn hoặc đi nhờ nhà người quen!
Giải thích vấn đề này, bà Thắm cho hay: “Hôi thúi kiểu vầy ai chịu nổi”. Ngoài ra, bà Thắm còn có biện pháp được bà “khoe” là hiệu quả khác: “Tui đã làm “cầu tõm” phía dưới Sông Trẹm. Nhờ vậy mà học sinh bớt đi bậy, giáo viên cũng có chỗ”(!?).
Phía Ban Giám hiệu Trường Tiểu học Biển Bạch Tây cũng có biện pháp: “Giáo viên chia nhau xách nước dưới mương (nước mặn) lên để dội, làm vệ sinh. Nhưng làm thế sẽ giảm tuổi thọ của công trình”, thầy Ðinh Chí Công cho hay.
Trao đổi với phóng viên, Chủ tịch UBND xã Biển Bạch Võ Minh Trí thừa nhận: “Sự việc bức xúc này là có, nhưng cũng phải bấm bụng giải quyết như các giải pháp đã dùng. Không chỉ khó khăn riêng của điểm lẻ Kinh 16 mà cả khu vực dân cư hơn 2/3 dân số của xã. Cách điểm này không xa là trạm cấp nước tập trung, nhưng sau khi đấu nối, đã 3 năm chưa phát huy hiệu quả. Ngay cả nước dội cầu cũng không có”.
Thầy Công còn cho biết thêm: “Trường nhận được sự hỗ trợ giếng nước của nhà hảo tâm, nhưng khi tiến hành quan trắc nhiều lần không lấy được mạch nước. Ngay cả điểm chính đạt chuẩn quốc gia nước ngọt để sử dụng cho các nhu cầu vệ sinh thiết yếu cũng không đủ”./.
Bài và ảnh: Phong Trúc