ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 6-7-25 05:05:28
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Trường Sa nơi “chân cứng đá mềm”

Báo Cà Mau Trong những ngày tháng Tư lịch sử, tôi có dịp tháp tùng cùng Đoàn công tác TP Hồ Chí Minh ra thăm cán bộ, chiến sĩ, Nhân dân đảo Trường Sa, Nhà giàn DK1 nhân dịp kỷ niệm 40 năm giải phóng Trường Sa, 40 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, 60 năm ngày thành lập Hải quân Nhân dân Việt Nam (7/5/1955-7/5/2015).

Trong những ngày tháng Tư lịch sử, tôi có dịp tháp tùng cùng Đoàn công tác TP Hồ Chí Minh ra thăm cán bộ, chiến sĩ, Nhân dân đảo Trường Sa, Nhà giàn DK1 nhân dịp kỷ niệm 40 năm giải phóng Trường Sa, 40 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, 60 năm ngày thành lập Hải quân Nhân dân Việt Nam (7/5/1955-7/5/2015).

Trong chuyến hải trình gần 3.000 km, tôi được đến các đảo: Trường Sa Lớn, Trường Sa Ðông, An Bang, Ðá Ðông (A, B), Ðảo Núi Le (A, B), Thuyền Chài (A, B), Ðá Lát, Tiên Nữ và Nhà giàn DK1/8, DK1/19 thuộc địa phận huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà và Bà Rịa - Vũng Tàu. Mỗi nơi đến là một trải nghiệm về cuộc sống, về sự quả cảm vượt khó, sự anh dũng hy sinh, tinh thần cống hiến hết mình của các cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ bảo vệ biên cương Tổ quốc.

Vượt mọi khắc nghiệt

Thời tiết ở Trường Sa khắc nghiệt, nước ngọt hiếm, mọi sinh hoạt hằng ngày của cán bộ, chiến sĩ, người dân vô cùng khó khăn, nhưng quân và dân trên đảo vẫn kiên trung, bất khuất, hiên ngang nơi “đầu sóng, ngọn gió” để canh giữ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc. Cảm nhận đầu tiên của tôi khi gặp các cán bộ, chiến sĩ, người dân trên đảo là lúc nào nụ cười cũng nở trên môi. Dẫu biết rằng, sống giữa muôn trùng biển khơi, hằng ngày các anh phải đối mặt với những thiếu thốn trăm bề, nhưng khi được hỏi về hoàn cảnh sống trên đảo, ai cũng khẳng định không có khắc nghiệt nào khuất phục được ý chí con người.

Nghệ sĩ Đoàn Văn công TP Hồ Chí Minh giao lưu văn nghệ với cán bộ, chiến sĩ Trường Sa Lớn.

Ðảo Trường Sa Lớn được mệnh danh là “Thủ đô của huyện đảo Trường Sa”, nổi lên như một pháo đài sừng sững kiên trung giữa biển Ðông. “Ngày nay, đảo Trường Sa Lớn đã có diện mạo mới: Ngọn Hải đăng trên đảo được ví như mắt thần của biển, bảo đảm an toàn cho hàng ngàn lượt tàu vận tải quốc tế và trong nước qua lại. Hệ thống đèn chiếu sáng bằng năng lượng mặt trời lung linh toả sáng ban đêm như một thành phố nổi trên biển. Hệ thống điện, đường, trường, trạm luôn được củng cố và xây dựng khang trang. Ðảo luôn chú trọng công tác giáo dục, quan tâm đến đời sống, vật chất, tinh thần các em nhỏ, để các em được hưởng mọi quyền lợi giống như ở đất liền. Ðó là kết tinh của ý chí tự giác, tinh thần tự lực, tự cường, đoàn kết vượt qua mọi khó khăn, thách thức của quân, dân trên đảo”, Thượng tá Phạm Văn Hoà, Chỉ huy trưởng đảo Trường Sa Lớn, chia sẻ.

Chính sự phát triển ngày càng hoàn thiện của đảo Trường Sa Lớn nên người dân sống trên đảo luôn an tâm lao động sản xuất. Anh Nguyễn Thành Hưng, từ Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà, ra đảo Trường Sa Lớn sinh sống đã lâu, tâm sự: "Cuộc sống gia đình rất thoải mái và yên bình. 2 con được đi học đàng hoàng như bao đứa trẻ khác trong đất liền. Vì thế, mong rằng người thân trong đất liền hãy yên tâm, gia đình tôi ở ngoài này có cuộc sống rất tốt, con cái luôn chăm ngoan, học giỏi. Tôi rất tự hào vì được làm công dân của huyện đảo Trường Sa".

Trường Sa Lớn có những hàng cây bàng vuông, cây phong ba xanh mát và các công trình lớn, có ý nghĩa quan trọng như: sân bay, Nhà tưởng niệm Bác Hồ, tượng đài liệt sĩ, nhà thờ Tổ, chùa… Những công trình ấy mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Tiếng chuông chùa ngày đêm ngân vang những âm thanh bình yên, thiêng liêng và an lạc luôn hiện hữu trong tâm linh của mỗi con người sống giữa đại dương muôn trùng sóng vỗ. Ðó là "món ăn tinh thần" vô giá của quân, dân trên đảo.

Nếu như ở trong đất liền trồng 1 liếp rau để ăn hằng ngày là điều đơn giản, thì ở giữa biển khơi, để làm được điều đó không dễ dàng. Thế nhưng, khi đặt chân lên bất cứ đảo, Nhà giàn DK1 nào thuộc quần đảo Trường Sa đều bắt gặp những luống rau xanh mượt. Ðể có được những luống rau này là sự dày công chăm sóc của người lính đảo. Chiến sĩ Nguyễn Nhật Cảnh, Nhà giàn DK1/8, kể: “Ðể có nước tưới rau, sau khi tắm rửa, giặt đồ xong, lấy nước đó đem lọc rồi mới tưới. Ngoài ra, để rau không bị hư hại do gió thì phải che chắn thật kỹ. Ngoài việc trồng rau, tụi tôi còn nuôi gia súc, gia cầm để cải thiện bữa ăn hằng ngày”.

Bằng bản lĩnh, trí tuệ của con Lạc, cháu Hồng, người lính đảo đã chế ngự được sự khắc nghiệt của thiên nhiên, biến gió bão, ánh nắng gay gắt thành dòng điện phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ biển trời Tổ quốc. Hiện nay, các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, Nhà giàn DK1 đều có điện sinh hoạt, sóng điện thoại luôn thông suốt 24/24 với đất liền. Bên cạnh đó, bằng sự kiên trì thầm lặng, người lính hải quân đang ngày đêm nhặt từng viên đá, nắm cát để xây dựng, mở rộng đảo, Nhà giàn DK1 ngày càng khang trang, vững chắc hơn. Ngoài việc mở rộng, nâng cấp đảo, người lính đảo không kể ngày, đêm, mưa, nắng vẫn hiên ngang trước “sóng cồn bão nổi”, luôn chắc tay súng canh giữ biển, trời thiêng liêng của Tổ quốc.

Tất cả vì Trường Sa

Ở đảo xa nên khi được người dân từ trong đất liền ra thăm là niềm cổ vũ, động viên rất lớn đối với cán bộ, chiến sĩ, người dân trên các đảo Trường Sa, Nhà giàn DK1. Chiến sĩ Vũ Tiến Thành, đảo Trường Sa Ðông, xúc động: “Lâu lắm chúng tôi mới được anh chị nghệ sĩ trong đất liền ra hát cho nghe. Những lời ca, tiếng hát, điệu múa của các anh chị làm cho tinh thần em, cũng như các anh em trên đảo hết sức phấn chấn, đầy tự tin để hoàn thành tốt nhiệm vụ”.

Hoà thượng Thích Giác Liêm, Uỷ viên Hội đồng trị sự, Phó Văn phòng II Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, qua 2 lần đến Trường Sa, cầu mong: “Tất cả dân tộc Việt Nam, đồng bào các giới, kể cả tôn giáo hãy vì tuyến đầu Tổ quốc, đặc biệt là vùng biển, đảo, thềm lục địa Việt Nam, đóng góp sức người, sức của để cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ ổn định cuộc sống, đầy đủ hơn về mọi mặt”.

Thiếu tướng Phạm Hoàng Sâm, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Cà Mau, đề xuất: “Qua chuyến đi thực tế, nhận thấy quần đảo Trường Sa, Nhà giàn DK1 có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế biển. Vì vậy, nếu đẩy mạnh phát triển kinh tế biển; tập trung đầu tư khai thác hiệu quả vùng ngư trường quần đảo Trường Sa gắn chặt với tăng cường tiềm lực quốc phòng; đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật như: sân bay, bến cảng, khu chế xuất, các trung tâm nghiên cứu khai thác các nguồn lợi trên các đảo, thì Trường Sa sẽ không còn xa cách với đất liền”.

Ba tiếng còi tàu, những cái vẫy tay, chúng tôi chia tay quân, dân trên các đảo Trường Sa, Nhà giàn DK1 mang theo niềm tin - niềm tin của triệu trái tim người dân đất Việt - là các anh luôn vượt qua mọi khắc nghiệt, luôn an tâm bám đảo, vững chắc tay súng “nơi đầu sóng ngọn gió”, làm tròn nhiệm vụ bảo vệ vùng biển, vùng trời thiêng liêng của Tổ quốc./.

Bài và ảnh: Vi Hoà

Đoàn công tác Bộ Tư lệnh Quân khu 9 thăm, làm việc với Bộ đội Biên phòng Cà Mau

Chiều 1/7, đoàn công tác Bộ Tư lệnh Quân khu 9 do Thiếu tướng Nguyễn Minh Triều, Phó Tư lệnh Quân khu 9 dẫn đầu đã đến thăm, làm việc, tặng quà cán bộ, chiến sĩ Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Cà Mau.

Huy động tối đa lực lượng hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả sạt lở

Đó chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử trong chuyến kiểm tra sáng 29/6 tại ấp Vàm Đầm, xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi. Địa phương vừa xảy ra vụ sạt lở vào 22 giờ đêm 27/6, ảnh hưởng đến nhiều hộ mua bán ven sông.

Đồn Biên phòng Tân Tiến kịp thời giúp dân khắc phục sự cố sạt lở

Trung tá Nguyễn Minh Tuấn, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Tân Tiến (Bộ đội Biên phòng tỉnh Cà Mau) cho biết, đơn vị vừa triển khai lực lượng kịp thời giúp dân khắc phục hậu quả vụ sạt lở đất xảy ra tại địa bàn ấp Vàm Đầm, xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi.

Tăng cường phối hợp giữ vững chủ quyền biển đảo

Sau nhiều ngày vượt hải trình dài trên vùng biển Tây Nam với điều kiện thời tiết phức tạp, chiều 27/6, Đoàn công tác thuộc Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 và các cơ quan chức năng 4 tỉnh: Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng đã cập cảng Hải đội 421 (Hải đoàn 42, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4), kết thúc tốt đẹp chuyến công tác.

Mùa chạy lở

Mùa khô là thời gian người dân vùng ngọt hoá phập phồng lo sụt lún; bước qua những tháng đầu mùa mưa, bà con vùng ven biển lại vào mùa chạy lở. Tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển đang tiếp diễn, gây thiệt hại nhà cửa, tài sản, thậm chí đe doạ tính mạng người dân.

Bảo vệ đê điều mùa mưa bão

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn quốc gia, thời tiết ở khu vực biển Ðông từ tháng 7/2025, bão và áp thấp nhiệt đới bắt đầu diễn biến phức tạp, làm cho tổng lượng mưa ở hầu hết các khu vực đạt mức tương đương hoặc cao hơn trung bình nhiều năm.

Tăng cường sức mạnh biên phòng trong tình hình mới

Sáng nay (25/6), Bộ đội Biên phòng tỉnh Cà Mau long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì, phần thưởng cao quý do Chủ tịch nước trao tặng, ghi nhận những đóng góp to lớn của lực lượng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Công bố quyết định lập Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, phường sau sáp nhập

Sáng 25/6, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Cà Mau tổ chức hội nghị công bố quyết định giải thể Ban CHQS cấp xã, phường, thị trấn; thành lập Ban CHQS cấp xã mới sau sáp nhập.

Phối hợp giữ vững quốc phòng, an ninh vùng biển Tây Nam

Từ ngày 25-27/6, Tàu Cảnh sát biển 2002 thuộc Hải đội 401, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 đưa Đoàn công tác gồm lãnh đạo, đại diện các địa phương: Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng đi khảo sát, nắm tình hình thực tế tại vùng biển, đảo Tây Nam.

Tự hào truyền thống vẻ vang

Phát huy truyền thống 50 năm hào hùng và vẻ vang, cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng (BÐBP) tỉnh Cà Mau không ngừng phấn đấu học tập, rèn luyện, công tác, phát huy tinh thần trách nhiệm, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới biển, đảo, vì bình yên cuộc sống của Nhân dân.