ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 16-6-25 19:02:48
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Truyền thanh vẫn quan trọng ở cơ sở

Báo Cà Mau Thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, với đa dạng các loại hình nghe, nhìn khác nhau... với bản sắc riêng, hệ thống truyền thanh cơ sở vẫn phát huy tốt vai trò là kênh thông tin, tuyên truyền quan trọng, giúp người dân hiểu được chủ trương, chính sách của Ðảng, Nhà nước, đặc biệt, đây là kênh thông tin chính thống trong định hướng dư luận.

Hiện nay, trên địa bàn huyện Ðầm Dơi có 79 cụm loa truyền thanh công nghệ thông tin - viễn thông, với 158 loa; 1 đài truyền thanh cấp huyện; 16/16 xã, thị trấn đều có trạm truyền thanh và hệ thống loa truyền thanh công nghệ cũ phủ đều rộng khắp ở các ấp, với 150 cụm và 300 loa. Trong đó, có trên 50% bộ loa được lắp đặt tự động hoá trong thu phát sóng.

Hệ thống truyền thanh cấp xã là cánh tay nối dài của cơ quan tuyên truyền cấp huyện; là tiếng nói, cầu nối của Ðảng bộ và Nhân dân cơ sở. Ðài Truyền thanh cấp huyện xây dựng, duy trì các chuyên mục, chuyên đề: “Xây dựng Ðảng”, “Học tập và làm theo Bác”, “Chính sách và Pháp luật”... để phát sóng; theo đó, trạm truyền thanh cấp xã và hệ thống truyền thanh cơ sở đã chủ động tiếp âm kịp thời các thông tin từ đài truyền thanh cấp huyện cũng như tuyên truyền nhanh, kịp thời, đầy đủ đường lối, chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quyết sách của các cấp uỷ, chính quyền địa phương, về kết quả phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị, đại đoàn kết toàn dân tộc...

Nhân viên Tổ thông tin truyền thông thuộc Phòng Văn hoá, Khoa học và Thông tin huyện chuẩn bị các điều kiện để ghi âm chương trình phát trên sóng loa truyền thanh.

Nhân viên Tổ thông tin truyền thông thuộc Phòng Văn hoá, Khoa học và Thông tin huyện chuẩn bị các điều kiện để ghi âm chương trình phát trên sóng loa truyền thanh.

Mặt khác, thông qua hệ thống truyền thanh, cấp uỷ, chính quyền cơ sở có thể phát huy dân chủ trong nắm bắt tâm tư, nguyện vọng người dân, từ đó có những chủ trương, biện pháp giải quyết kịp thời, phù hợp với thực tiễn ở cơ sở, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của người dân. Qua đó, góp phần ổn định tư tưởng của cán bộ, đảng viên và Nhân dân, an ninh chính trị được đảm bảo, kinh tế - xã hội phát triển.

Ông Liêu Việt Hùng, ấp Tân Long, xã Tân Tiến, cho biết: “Trên mạng xã hội hiện nay có nhiều thông tin không chính xác; còn kênh truyền thanh của huyện cung cấp nguồn tin chính thống. Vì vậy, tôi thấy loa truyền thanh có nhiều hữu ích, cần phát huy và duy trì”.

Nhận thấy nhiều thông tin xấu độc trên mạng xã hội hiện tại, nhằm giúp người dân kịp thời nắm bắt thông tin chính thống, ông Thái Thế Anh, ấp Tân Long, xã Tân Tiến, đã đầu tư hệ thống truyền thanh cơ sở tại trụ sở ấp với nguồn vốn gần 10 triệu đồng. Từ đó, giúp người dân được tiếp cận chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là những vấn đề liên quan đến giảm nghèo và những quyền lợi gắn bó thiết thân với cuộc sống của bà con. Ðây cũng là cơ hội để người nghèo được học tập, nắm bắt thành tựu khoa học - kỹ thuật, công nghệ hiện đại nhằm ứng dụng vào cuộc sống, lao động, sản xuất để góp phần làm giàu giá trị tri thức, văn hoá, kinh tế cho bản thân, gia đình và xã hội, nhất là trong bảo vệ các giá trị tư tưởng của Ðảng.

Ðến nay, xã Tân Tiến có tổng cộng 28 cụm loa, với 57 loa, trong đó có 6 cụm do người dân đầu tư; 10/10 ấp đều có cụm loa không dây để truyền tải thông tin tuyên truyền đến người dân kịp thời.

Truyền thanh cơ sở với đặc trưng khác biệt với thông tin trên báo chí, đó là thông tin ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ vận dụng. Với những phương tiện đặc thù, truyền thanh cơ sở gần gũi, mang tính thuyết phục cao, vì được thực hiện bởi chính những người của địa phương, nói tiếng nói của địa phương, phạm vi nội dung thông tin được cung cấp hẹp hơn, chỉ bao gồm các thông tin thiết yếu liên quan trực tiếp đến đời sống người dân sinh sống ở địa phương đó.

Ông Trương Văn Ðệ, xã Tạ An Khương Ðông, nhận xét: “Ở vùng nông thôn, điều kiện đi lại, nắm bắt thông tin còn nhiều khó khăn, hệ thống truyền thanh cơ sở đóng vai trò hết sức quan trọng. Tôi thấy hệ thống truyền thanh cơ sở tiện ích, vì vậy, mặc dù trong thời buổi bùng nổ, cạnh tranh của các phương tiện thông tin đại chúng như hiện nay, nhưng vị trí, vai trò của truyền thanh cơ sở là không thể thiếu trong thông tin tuyên truyền”.

Phát huy tính hiệu quả, tin rằng thời gian tới, hệ thống truyền thanh cơ sở trên địa bàn huyện Ðầm Dơi sẽ tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ tuyên truyền, là cầu nối giữa Ðảng và Nhân dân. Qua đó tạo sự đồng thuận cao, chung sức, đồng lòng, quyết tâm đưa Ðầm Dơi phát triển nhanh và bền vững, đấu tranh phản bác kịp thời các quan điểm sai trái./.

 

Thuỳ Mỵ

 

Sân chơi bồi dưỡng nhân lực công nghệ số

Qua 28 lần tổ chức, Hội thi Tin học trẻ tỉnh Cà Mau là sân chơi trí tuệ, bổ ích và đầy cảm hứng dành cho thanh thiếu nhi yêu thích công nghệ thông tin (CNTT), đồng thời thúc đẩy phát triển phong trào học tập, sáng tạo và ứng dụng tin học trong thanh thiếu nhi tỉnh.

Phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình

Thời gian qua, huyện Ðầm Dơi triển khai đa dạng các hình thức tuyên truyền, thực hiện nhiều phong trào thiết thực, ý nghĩa, nhằm phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình, xây dựng gia đình là hạt nhân của xã hội, góp phần xây dựng quê hương thêm phát triển.

Tam Giang hiện thực hoá nông thôn mới

“Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đã mang lại cuộc sống mới cho người dân nơi đây, diện mạo nông thôn khởi sắc, kinh tế - xã hội địa phương ngày càng phát triển, mạnh giàu. Chủ tịch UBND tỉnh đã ký Quyết định số 1033/QÐ-UBND, ngày 29/5/2025, công nhận xã Tam Giang đạt chuẩn NTM năm 2024", ông Lê Văn Suốt, Bí thư Ðảng uỷ xã Tam Giang, phấn khởi chia sẻ.

Chưa có thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký nhà ở xã hội

Sở Xây dựng Cà Mau vừa phát đi văn bản Thông báo, khẳng định: Tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh Cà Mau chưa có thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội.

Khởi sắc nhờ sự quan tâm của Ðảng và Nhà nước

Sự quan tâm, chăm lo của Ðảng và Nhà nước, cộng với ý thức tự lực của người dân, đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện U Minh ngày càng phát triển, diện mạo nông thôn thêm khởi sắc.

Bước tiến trong điều trị tai biến mạch máu não

Tai biến mạch máu não là biến chứng thường gặp và nguy hiểm, dễ dẫn đến nguy cơ tử vong nếu không có sự can thiệp y tế kịp thời. Trong đó, trường hợp phình động mạch não, một trong những nhánh của tai biến mạch máu não, được đánh giá là biến chứng khó can thiệp đối với các bệnh viện tuyến tỉnh. Bằng sự nỗ lực, cùng với sự phát triển kỹ thuật điều trị, vừa qua, Bệnh viện Ða khoa Cà Mau lần đầu tiên can thiệp thành công một trường hợp bị phình động mạch não, mở ra bước tiến mới trong việc điều trị đối với biến chứng có độ khó, cần phải ứng dụng kỹ thuật cao tại tỉnh.

Hãy vì cộng đồng không khói thuốc

“Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu, với các bệnh như: đột quỵ, mạch vành, ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Hút thuốc lá không những gây tổn hại đối với sức khoẻ người sử dụng mà còn ảnh hưởng tới những người xung quanh, tác động xấu đến môi trường sống, làm tăng gánh nặng kinh tế đối với các quốc gia do chi phí chăm sóc y tế lớn, để điều trị các bệnh có liên quan đến thuốc lá”, Bác sĩ Dương Thị Tú, Trung tâm Y tế huyện Cái Nước, cho biết.

Ðất Mũi về đích xã nông thôn mới

Xã Ðất Mũi (huyện Ngọc Hiển), vùng đất thiêng liêng nơi địa đầu cực Nam của Tổ quốc, có cuộc chuyển mình đầy ấn tượng trong xây dựng nông thôn mới (NTM). Ðến nay, xã Ðất Mũi đã đạt 19/19 tiêu chí NTM, diện mạo trên đà khởi sắc.

Kết nối những tấm lòng

Với thông điệp “Lan toả yêu thương, sẻ chia khó khăn”, trong những ngày đầu tháng 6, Hội Nạn nhân chất độc da cam/Dioxin tỉnh Cà Mau phối hợp với Hội Phụ nữ Từ thiện TP Hồ Chí Minh tổ chức nhiều hoạt động giàu ý nghĩa nhân văn, mang đến niềm vui, tiếp thêm động lực cho các nạn nhân chất độc da cam (NNCÐDC) và người dân có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương.

Sàng lọc lao chủ động, ngăn chặn nguồn lây

Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, Việt Nam chỉ có khoảng 60% ca lao trong cộng đồng được phát hiện và điều trị, như vậy có rất nhiều ca bệnh lao trong cộng đồng mà chúng ta không thể phát hiện được. Vì vậy, việc sàng lọc lao chủ động trong cộng đồng, phát hiện sớm ca lao và điều trị kịp thời để ngăn chặn nguồn lây là rất quan trọng.