ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 4-4-25 19:07:37
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 50 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (30/4/1975-30/4/2025)

Từ bưng biền ra chợ

Báo Cà Mau …Tình hình chiến sự khắp nơi vọng về, càng làm cho nắng tháng Tư nóng thêm. Ngày 10/3/1975, ta đánh chiếm Buôn Mê Thuột; ngày 29/3/1975, Ðà Nẵng được giải phóng; 31/3 tới Bình Ðịnh, cơ quan Dân y với mật danh là Mười Dân đang đứng chân ở Vườn Tre, cách ngã ba Cái Ðuốc - kinh Ông Ðơn không xa, ai nấy đều náo nức, cảm thấy mình ở quá xa mặt trận.

Vào nửa tháng 4/1975, có lệnh của Tỉnh uỷ, Bộ Chỉ huy Tiền Phương, Ban Dân y đã cử Y sĩ Tô Quý Ba (Út Bo), Y sĩ Bùi Văn Bình, Y sĩ Ngô Minh Tiến và một số cán bộ để thành lập Ðội phẫu thuật dã chiến. Chỉ trong một ngày hành quân bằng xuồng chèo, được “trang bị” thêm sóng lá được vạt dẹp một đầu để làm dầm bơi mũi, đến xóm Tân Ðức, liên hệ địa phương và đặt trạm phẫu thuật dã chiến trong một căn nhà bỏ trống của dân. Sau khi được dọn dẹp sạch sẽ, nền đất được rải lên một lớp ni lông, một chiếc dù chiến lợi phẩm ở trận Chà Là - Giá Ngựa được căng lên, các dụng cụ được đặt trên chiếc bàn đã qua kì cọ bằng xà phòng rất công phu.

Minh hoạ: Tô Minh Tấn

Minh hoạ: Tô Minh Tấn

Mấy ngày liền, chúng tôi đều ở trong tư thế sẵn sàng tiếp nhận thương binh, nhưng vẫn “thất nghiệp”. Tình hình chiến sự diễn ra chóng mặt. Ngày 21/4/1975, cái chốt án ngữ hướng tiến công của ta ở Xuân Lộc bị thất thủ, cùng lúc Nguyễn Văn Thiệu từ chức. Trong tỉnh, các đồn bót lẻ tẻ đã bị tiêu diệt hoặc bỏ chạy, đặc khu khét tiếng gian ác ở Bình Hưng cũng đã tan rã từ bên trong, tỉnh lỵ An Xuyên bị gần chục tiểu đoàn ta siết vòng vây. Cùng lúc, anh Tô Quý Ba đã được lãnh đạo phân công chi viện cho huyện Châu Thành.

6 giờ, ngày 1/5/1975, có lệnh Ðội phẫu thuật dã chiến hành quân ra dần thị xã, 3 tay chèo gân guốc trên 3 chiếc xuồng, người ngồi trước thì bơi. Khi đến đầu kênh Rạch Rập thì được tin ta đã làm chủ thị xã, các cứ điểm quan trọng của địch đều bị bộ đội ta chiếm giữ. Sung sướng đến dâng trào, trên xuồng, chúng tôi chỉ biết nhìn nhau, không có thì giờ để bộc lộ cảm xúc, nhà dọc theo hai bên bờ cờ Mặt trận đã phấp phới.

Bỏ xuồng ở dốc cầu Phán Tề, chúng tôi mang vác lỉnh kỉnh đến bệnh viện lúc 8 giờ. Bây giờ nhớ lại, đúng như lời bài hát “Vui sao nước mắt lại trào”. Chúng tôi đang có mặt ở dinh luỹ cuối cùng của kẻ thù, nơi mà cách đây 7 năm trong đợt tấn công Tết Mậu Thân, chúng tôi đã đổ rất nhiều máu. Hơn chục con người, quần áo chỉ đủ lành, chân dép râu, dép lào, đầu đội nón tai bèo, ba lô tư trang lép xẹp. Những người suốt 20 năm chịu đựng biết bao gian khổ, hy sinh, thiếu thốn. Bệnh viện thì đơn sơ nằm ở rừng sâu, những căn nhà lợp lá, vách lá, sàn lót bằng rống đước, nhà này sang nhà kia bằng những cây đước được hạ xuống làm cầu, nước mưa thì chứa bằng những cái bồn ni lông được bao bọc những tấm lá chằm, dùng nước dừa tươi để truyền dịch cứu chữa thương binh, lấy từ nhau của sản phụ bào chế thành viên PILATOP, sản xuất viên ORO-quao, xuyên tâm liên thay thế cho kháng sinh, lấy máu gà tiêm cho bệnh nhân đau nhức, vô trùng lấy soong để hấp.

Quan sát toàn cảnh bệnh viện chúng tôi như choáng ngợp, các khu trại đều đặn như nhau, chỉ trại 9 trại 10 có lầu, phía trước các khu đều có mái che mưa, nắng, cả chỗ cho trực thăng đáp xuống chở thương binh từ các nơi về và số nặng lên bệnh viện Phan Thanh Giãn - Cần Thơ. Cuộc tiếp thu quyền điều hành bệnh viện giữa chúng tôi và Thiếu tá - Bác sĩ Vũ Ðình Nguyên diễn ra thiện chí, chân thành của những người cùng nghề cứu người.

Từ bưng biền ra chợ, từ người chiến thắng trở thành người khiêm tốn học hỏi cách quản lý, điều hành cả một bệnh viện lớn có quy mô hàng trăm giường. Anh Lưu Ðại Ðởm (Năm Lưới), Trưởng ban Dân y, cùng ở trong bệnh viện để tiện theo dõi, chỉ đạo; Bác sĩ Phan Hồng (Hai Lâm) đã được chỉ định làm Giám đốc bệnh viện trong thời kỳ quân quản; anh Lê Trí Thức (Ba Lập), cán bộ cơ yếu Tỉnh uỷ được điều sang làm Chính trị viên bệnh viên. Với hơn một chục con người, trong đó có 3 bác sĩ: Lưu Ðại Ðởm, Phan Hồng và Phan Thanh Long, còn lại là y sĩ, hộ lý trong kháng chiến, cùng với hàng trăm y, bác sĩ, dược sĩ, hộ lý trong guồng máy bệnh viện cũ, chúng tôi đã từng bước điều hành bệnh viện một cách trơn tru, phục vụ tốt cán bộ, bộ đội và Nhân dân.

Có một việc không hề nhỏ, đó là chế độ ăn uống của số cán bộ mới ra tiếp thu. Khi còn ở trong rừng, trong dân, có gạo từ lúa đảm phụ, vào rừng, ra đồng bắt cá, mò cua để cải thiện bữa ăn. Còn ở đây, lương thì chưa có, gia đình chúng tôi đều ở nông thôn. Ban kinh tài phải chạy vạy tiền nong với định mức rất hạn chế. Chúng tôi tổ chức bếp ăn tập thể, ai có gia đình đến thăm thì góp con cá, bó rau. Tự nói với mình, cái khó bây giờ có thấm vào đâu với cái khó đã qua. Và, trong sự đoàn kết, thương yêu nhau để vượt qua cái khó đó lại là sự cảm hoá đối với anh chị em trong guồng máy cũ. Họ tin chúng tôi là người tốt, sống có nghĩa, có tình. Có một lý do tế nhị, Thiếu tá - Bác sĩ Nhật, Ðại uý - Bác sĩ Sang còn ôm cả mùng mền vào ngủ trong bệnh viện.

50 năm, nhớ ngày chiến thắng 30/4, với mệnh lệnh thần tốc, thần tốc hơn nữa... của Ðại tướng Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam Võ Nguyên Giáp. Chúng tôi cũng đã thần tốc từ Vườn Tre, xã Quách Văn Phẩm, huyện Ngọc Hiển đến Tân Ðức, xã Phú Hưng, huyện Cái Nước và từ Tân Hưng bằng 3 chiếc xuồng be chín thần tốc ra tiếp thu bệnh viện. Chỉ là câu chuyện nhỏ, nhưng nhờ nhiều cái nhỏ, bình dị ấy đã trở thành niềm vui lớn của cả dân tộc. Nhắc lại những ngày ấy, nhớ anh Lưu Ðại Ðởm, Phan Hồng, Chín Ðẻn, Út Ðồng đã là người thiên cổ. Nhắc lại, thấy mình còn nặng nợ với rừng sâu, với những mái nhà dọc theo kênh rạch đã nuôi chứa, che chở chúng tôi, thấy mình sao quá vô tâm không ai nhớ 3 chiếc xuồng be chín ấy đã đưa chúng tôi ra chợ, đã về tay ai và nó hoá kiếp từ hồi nào? Ðành thôi, cuộc đời bao giờ cũng hướng về phía trước!

(Theo lời kể của Bác sĩ Bùi Văn Bình, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Cà Mau)

 

Nguyễn Thái Thuận

 

Họp mặt kỷ niệm 65 năm Chiến thắng Bến Dựa

Cách đây 65 năm, ngày 28/2/1960 âm lịch, tại ấp Bến Dựa, xã Hiệp Tùng, huyện Năm Căn ngày nay, Tiểu đoàn Ngô Văn Sở đã làm nên trận Chiến thắng Bến Dựa lịch sử, góp phần bẻ gãy chiến lược Chiến tranh đặc biệt của Mỹ-Nguỵ.

TƯƠNG LAI CHO THẾ HỆ VƯƠN MÌNH

Báo Cà Mau trân trọng giới thiệu bài viết "TƯƠNG LAI CHO THẾ HỆ VƯƠN MÌNH" của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm.

Bộ Nội vụ đề nghị tạm dừng trình Đề án sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã theo tiêu chuẩn cũ

Bộ Nội vụ đề nghị các Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tạm dừng trình Đề án sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã theo yêu cầu tại Văn bản số 8657/BNV-CQĐP ngày 31/12/2024 của Bộ Nội vụ cho đến khi có chủ trương mới của cấp có thẩm quyền.

Chuẩn bị tốt lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Đường Hồ Chí Minh trên biển

Chuẩn bị cho lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Đường Hồ Chí Minh trên biển tỉnh Cà Mau, chiều 20/3, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành tỉnh tổ chức đoàn kiểm tra, khảo sát Di tích Quốc gia đặc biệt Đường Hồ Chí Minh trên biển - điểm Di tích Bến Vàm Lũng, huyện Ngọc Hiển.

Thông qua dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Cà Mau, Kiên Giang

Chiều 18/3, tại thành phố Cần Thơ, Đoàn kiểm tra Số 1924 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư do Đại tướng Phan Văn Giang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân uỷ Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm trưởng đoàn, tổ chức Hội nghị thông qua dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Cà Mau, Kiên Giang về một số chuyên đề công tác trọng tâm năm 2025.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nếu Báo cáo Chính trị là ngọn đuốc soi đường thì Báo cáo Kinh tế - xã hội phải là cẩm nang hành động

Nếu Báo cáo Chính trị là ngọn đuốc soi đường thì Báo cáo Kinh tế - xã hội là cẩm nang hành động để chúng ta thực hiện được các mục tiêu đề ra, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh. Vấn đề kinh tế - xã hội là vấn đề rất rộng, rất khó, chuyên môn sâu, thay đổi rất nhanh, cần cập nhật, bổ sung thường xuyên.

Ðấu tranh, phản bác luận điệu sai trái, xuyên tạc lịch sử, thành quả cách mạng

Trước sự phát triển mạnh mẽ của đất nước, những thế lực thù địch luôn tìm cách phá hoại, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân. Ðấu tranh với các luận điệu sai trái không chỉ là nhiệm vụ của các cơ quan chức năng mà còn là trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và toàn thể Nhân dân.

Phát động Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 4

Chiều 14/3, Ban Chỉ đạo 35 Tỉnh uỷ Cà Mau tổ chức Hội nghị phát động và triển khai cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 4, năm 2025 (cuộc thi) theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với 101 điểm cầu các địa phương trong tỉnh.

Biệt khu Hải Yến - Bình Hưng - Lịch sử không thể lãng quên

Tôi đồng tình với ông Sáu Sơn (ông Ðỗ Văn Nghiệp, tác giả chủ trì đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “Ðiều tra, sưu tầm chứng tích tội ác Mỹ - Nguỵ tại Biệt khu Hải Yến - Bình Hưng” cách đây 20 năm), rằng: “Khép lại quá khứ, không có nghĩa là lãng quên quá khứ. Bài học đúc kết từ quá khứ là bài học bằng xương máu, sẽ có nhiều bổ ích cho hiện tại và tương lai”.

Thân thương hai tiếng Cà Mau

Cà Mau không chỉ là điểm cuối của đất nước, nơi ai cũng mong một lần được ghi dấu bước chân mình tại cột mốc toạ độ, mà còn là vùng đất để lại trong tim nhiều người những tình cảm khó quên.