ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 16-4-25 21:39:55
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tự hào vùng đất cực Nam

Báo Cà Mau Lần đầu tiên, trong Văn kiện của Ðảng ta tại Ðại hội khoá XIII, thuật ngữ “sức mạnh mềm văn hoá” được khẳng định là sức mạnh nội sinh, là nguồn lực, động lực to lớn để đất nước phát triển thịnh vượng và hội nhập quốc tế.

Đặt trong lịch sử 4 ngàn năm văn hiến của dân tộc Việt Nam, vùng đất mới Cà Mau khoảng 300 năm hình thành với truyền thống lịch sử - văn hoá hiện hữu qua số lượng gần 100 di sản văn hoá, cả di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể được xếp hạng. Ðó không phải ngẫu nhiên mà là sự kết tinh văn hoá hàng trăm năm của bao lớp người đến khai hoang, mở cõi vùng đất Cà Mau. Ðó là niềm tự hào lớn lao, nguồn lực nội sinh quan trọng cho tương lai phát triển.

Lễ hội Tri ân Ðức Quốc Tổ Lạc Long Quân ở Mũi Cà Mau - nét đẹp trong đời sống văn hoá tinh thần của đất và người Cà Mau luôn hướng về tổ tiên, nguồn cội.

“Sức mạnh mềm văn hoá” được xác định là sức mạnh nội sinh, là đôi cánh nâng đỡ, tạo bệ phóng thúc đẩy sự bứt phá phát triển mạnh mẽ và bền vững của Cà Mau. Ông Tiêu Minh Tiên, Phó giám đốc Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch Cà Mau, khẳng định: “Tài nguyên thiên nhiên, truyền thống lịch sử - văn hoá và khí chất con người chính là những kho báu của Cà Mau trong phát triển kinh tế du lịch. Ðó cũng là cách để Cà Mau lan toả, phát huy sức mạnh mềm văn hoá gắn với mục tiêu phát triển nhanh, bền vững của địa phương”.

Một người bạn đã nói với chúng tôi rằng: “Cà Mau đất lạ! Ai đến thời thương, đi thời thấy nhớ!”. Cà Mau gợi nhớ thương từ tên đất, dáng sông, màu nước đỏ giữa hương tràm bát ngát, sắc đước xanh hoà lẫn màu trời xanh biêng biếc bãi bờ, hay trong chạng vạng chiều thôn xóm, tiếng song loan nâng nhịp giọng ai tha thiết tự tình theo hồn điệu vọng cổ phương Nam mênh mang sông nước...

Cà Mau đẹp bởi thế đất thiêng liêng ở chóp cùng địa đầu cực Nam Tổ quốc, là tỉnh duy nhất có 3 mặt giáp biển với những cụm đảo tiền tiêu án ngữ; vững chãi “đôi chân” rừng tràm, rừng đước và trăm sông như những mạch máu nặng đầy phù sa mới bồi tụ, nuôi dưỡng cho vùng đất mới sinh sôi. Xóm làng quần cư nơi những dòng sông gặp gỡ, lắng đọng thành nhịp sống, nết đất, tánh người.

Bản sắc văn hoá Cà Mau với rừng biển, sông rạch và tấm lòng thơm thảo, hào sảng của con người luôn có sức hút mạnh mẽ với du khách.

Thương lắm xứ sở của mấy trăm năm, từ thuở cha ông mang gươm đi mở cõi, dừng chân nơi cùng trời cuối đất để tựa rừng, nương biển, bám sông, đoàn kết yêu thương nhau vượt qua muôn vàn gian khó, hiểm nguy, kẻ thù để gầy dựng, gìn giữ, vun đắp và truyền lại cho hậu thế một quê hương giàu đẹp, tự hào. Những dấu xưa của tiền nhân đã kết tụ nên phong vị, hồn cốt riêng có của hồn đất, tình người.

Về Cà Mau, đất trời và lòng người đều rộng lớn. Ai đến cũng là thượng khách, ai đến đều là người thân. Bởi vậy, dù lên rừng, xuống biển, ra đồng hay xuôi ngược theo những triền sông, đâu đâu cũng là những cuộc hội ngộ ăm ắp hương vị, nghĩa tình. Không cần cầu kỳ, cao sang, vẫn là những món ăn từ thời mở đất đó thôi, cá lóc nướng trui, nồi lẩu mắm rau rừng, hay cua, tôm, cá đủ loại sẵn có và bằng tấm lòng thảo thơm, hào sảng của con người đã biến tấu thành giai điệu kỳ diệu của ẩm thực, làm vương vấn du khách muôn phương.

Ðất mới vẫn vang vọng linh khí ngàn đời của cội nguồn dân tộc. Mấy trăm năm mở đất, người Cà Mau có Ðền thờ Vua Hùng khói hương không dứt ở đất Giao Khẩu (thuộc xã Tân Phú, huyện Thới Bình). Miền biển Sông Ðốc rộn ràng Lễ hội Nghinh Ông vào độ Rằm tháng Hai âm lịch hằng năm, hay Lễ hội Vía Bà Thuỷ Long gắn với tín ngưỡng dân gian của cư dân vùng sông nước Ðầm Dơi. Những sắc vua phong thần gắn với tên đất, tên làng và công đức cao dày của tiền nhân...

Con người Cà Mau phóng khoáng, can trường, nhân nghĩa, thuỷ chung, đã cùng nhau viết nên những trang sử oanh liệt, hào hùng xuyên suốt hành trình mở đất, giữ đất, xây dựng quê hương. Trong thời đại Hồ Chí Minh, đất và người Cà Mau sắt son một ý chí, một tấm lòng theo Ðảng, theo Bác Hồ để tô thắm truyền thống cách mạng vẻ vang của xứ sở. Khảm vào đất này là những dấu nhớ, niềm tự hào vô biên của chiến công nối tiếp chiến công, những con người anh hùng đã hoá bất tử thành tên đất, tên làng.

Ông Nguyễn Minh Luân, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, kỳ vọng: “Giới thiệu, lan toả bản sắc văn hoá, hình ảnh đất và người Cà Mau để bạn bè khắp nơi biết đến, hiểu thêm, tìm tới, tin yêu sẽ mở ra những cơ hội lớn cho sự phát triển của tỉnh nhà”. Không chỉ là sự bứt phá lĩnh vực du lịch, “sức mạnh mềm văn hoá” của Cà Mau còn là một ưu thế nổi trội, riêng có để thu hút, thuyết phục những đối tác chiến lược quan tâm, lựa chọn đầu tư, cam kết đồng hành cùng Cà Mau cho những mục tiêu phát triển cao hơn, xa hơn trong mọi lĩnh vực.

Tràm, đước vẫn xanh dáng hình xứ sở. Trăm sông thuỷ chung ôm ấp những làng quê trù phú, yên bình. Phía biển đảo thiêng liêng của trời Nam Tổ quốc bừng lên khát vọng của tương lai. Những di sản quý báu của tiền nhân đang được hậu thế giữ gìn, lan toả, phát huy như đôi cánh chắp thêm sức mạnh để Cà Mau cùng cả nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình bằng tất cả sức vóc và sự duyên dáng trọn nhớ, vẹn thương.


Ðến nay, tỉnh Cà Mau có 55 di tích lịch sử - văn hoá (di sản văn hoá vật thể) được xếp hạng; trong đó có 12 di tích quốc gia và 43 di tích cấp tỉnh.

Năm 2017, tỉnh Cà Mau công bố danh mục 40 di sản văn hoá phi vật thể, ở 6 loại hình. Ðến thời điểm hiện tại, Cà Mau có 6 di sản văn hoá phi vật thể được công nhận là Di sản Văn hoá phi vật thể Quốc gia, gồm: Nghề gác kèo ong, Nghề muối ba khía, Lễ hội Nghinh Ông Sông Ðốc, Nghệ thuật Nhạc trống lớn của dân tộc Khmer tỉnh Cà Mau, Nghề làm tôm khô và Lễ hội Vía Bà Thuỷ Long. Riêng Nghệ thuật Ðờn ca tài tử (di sản chung với các tỉnh Nam Bộ) được Tổ chức UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.

(Nguồn: Bảo tàng tỉnh Cà Mau)


 

Lê Diễm Phúc

 

Trang sử Cà Mau thời kháng chiến năm 1973

Sau Hiệp định Paris năm 1973, về mặt đấu tranh công khai, Ban Liên hợp quân sự 4 bên khu vực 4 (Quân khu 9), do đồng chí Hoàng Hà làm Trưởng ban, đồng chí Phạm Văn Liêm làm Phó ban, Tổ liên hợp Cà Mau do đồng chí Tống Kỳ Hiệp và đồng chí Trịnh Thành Kế phụ trách đã đấu tranh chống lại sự vi phạm Hiệp định của địch trong khu vực. Ta buộc địch công nhận vùng tự do của ta ở Cà Mau và đã thực hiện việc trao trả tù binh ở Kinh Ba, xã Quách Phẩm, huyện Ngọc Hiển (Tư Kháng), Ðầm Dơi ngày nay.

Khai mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sáng 10/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị. Chủ tịch nước Lương Cường điều hành Phiên khai mạc.

Phát huy trách nhiệm học tập suốt đời

Trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, mọi thứ thay đổi nhanh chóng, để kịp thời cập nhật và thích ứng với sự chuyển đổi nhanh của xã hội, đòi hỏi mọi cá nhân luôn trong trạng thái sẵn sàng học tập nâng cao năng lực, kỹ năng, hướng đến thực hiện tốt nhất sứ mệnh của mình. Ðối với cán bộ, đảng viên, để phục vụ Nhân dân ngày càng tốt hơn trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước, học tập suốt đời trở thành nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên.

Từ bưng biền ra chợ

…Tình hình chiến sự khắp nơi vọng về, càng làm cho nắng tháng Tư nóng thêm. Ngày 10/3/1975, ta đánh chiếm Buôn Mê Thuột; ngày 29/3/1975, Ðà Nẵng được giải phóng; 31/3 tới Bình Ðịnh, cơ quan Dân y với mật danh là Mười Dân đang đứng chân ở Vườn Tre, cách ngã ba Cái Ðuốc - kinh Ông Ðơn không xa, ai nấy đều náo nức, cảm thấy mình ở quá xa mặt trận.

VƯƠN MÌNH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". Báo Cà Mau trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.

Cuộc thi chính luận sẽ thành công rực rỡ hơn nữa

Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên. Năm nay, cuộc thi nhận được sự quan tâm chỉ đạo đặc biệt của Thường trực Tỉnh uỷ, khi tổ chức Hội nghị phát động cuộc thi bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến đến 101 điểm cầu trong toàn tỉnh. Ông Nguyễn Ðức Hiển, Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ làm Trưởng ban Chỉ đạo cuộc thi.

“Giềng mối” cho công tác dân tộc, tôn giáo

Thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Cà Mau được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Ban Dân tộc tỉnh và tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy tham mưu quản lý Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo từ Sở Nội vụ; chính thức đi vào hoạt động từ đầu tháng 3/2025. Lần đầu tiên, một “giềng mối” cấp sở đã chính thức, chính danh đảm nhận nhiệm vụ quản lý Nhà nước ở 2 lĩnh vực quan trọng là dân tộc và tôn giáo ở cấp địa phương.

Về “Đất thép thành đồng”

Thiết thực các hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Ðoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2025), ngày 30/3, đồng chí Nguyễn Hồ Hải, Bí thư Tỉnh uỷ, cùng đoàn cán bộ Tỉnh đoàn đã có chuyến hành trình giáo dục truyền thống, về nguồn tại "Ðất thép thành đồng": Củ Chi - TP Hồ Chí Minh.

Những ngày tháng Ba của mùa Xuân đại thắng

Nửa thế kỷ đã qua kể từ mùa Xuân đại thắng 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, Bắc - Nam sum họp một nhà, đất nước thống nhất, kết thúc thắng lợi vẻ vang cuộc kháng chiến của dân tộc chống lại đế quốc sừng sỏ và bè lũ tay sai. Tháng 3/1975 là “đêm trước” của ngưỡng cửa chiến thắng. Cục diện chiến trường chuyển biến mau lẹ; không khí cách mạng dâng cao sục sôi; cùng với đó là sự lãnh đạo, chỉ đạo bằng tất cả ý chí, niềm tin, sức mạnh của Đảng ta, để toàn dân tộc cùng nhau kề vai chung sức, chớp lấy thời cơ, làm nên một chiến thắng vang dội, hào hùng, bất tử.

“Chùa Cộng sản” ở làng Thạnh Phú - Dấu xưa một thời

Trong hành trình tìm về quá khứ, có những việc tuy ngoài sách sử, nhưng lại đậm sâu trong ký ức nhiều người. Ðó cũng là câu chuyện về “chùa Cộng sản” ở làng Thạnh Phú, nay thuộc ấp Sở Tại, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước.