ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 2-11-24 11:28:26
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tự lực vươn lên

Báo Cà Mau (CMO) Năm 2022, từ nỗ lực của các ban, ngành, đoàn thể huyện trong thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ, giúp đỡ hộ nghèo, cùng ý thức vươn lên của chính hộ nghèo, công tác giảm nghèo của huyện Ngọc Hiển đạt kết quả phấn khởi, có 409 hộ nghèo, 400 hộ cận nghèo vươn lên thoát nghèo. Ðiều phấn khởi hơn, năm nay có nhiều hộ nghèo, khi điều kiện cuộc sống tạm ổn định tự nguyện viết đơn xin thoát nghèo, nhường sự trợ giúp của Ðảng và Nhà nước cho hộ nghèo khác thụ hưởng.

Vào ở trong căn nhà mới được một thời gian, song vợ chồng ông Nguyễn Văn Danh, ấp Tắc Biển, xã Viên An Ðông vẫn nguyên cảm xúc bồi hồi, bởi mơ ước bao lâu của gia đình nay đã thành hiện thực. Căn nhà trị giá hơn 100 triệu đồng, trong đó chính quyền địa phương vận động hỗ trợ 30 triệu đồng, số còn lại do mạnh thường quân ủng hộ, gia đình góp thêm.

Ngồi uống trà, xem ti vi, vợ chồng ông Danh cảm thấy phấn khởi khi năm nay gia đình thu nhập có phần ổn định. “Bà xem năm nay mình thu nhập được bao nhiêu”, ông hỏi vợ. Lật sổ tay ghi chép một cách cẩn thận với những nét chữ không đều nhau qua từng tháng, vợ ông Danh nhẩm tính: “Ðến tháng 10, tổng cộng gia đình mình thu nhập hơn 37 triệu đồng, các con mình gởi cho hơn 10 triệu đồng. Tổng cộng được gần 50 triệu đồng”. Thấy cuộc sống có phần khởi sắc, ông Danh bàn với vợ: “Ðã qua, Ðảng, Nhà nước giúp đỡ mình nhiều rồi, giờ cuộc sống đỡ hơn trước,  hay mình xin thoát nghèo đi”. Không suy nghĩ đắn đo, bà đồng tình ngay: “Dù gia đình còn khó khăn, nhưng mình có đôi tay, chăm chỉ lao động, rồi tiết kiệm, sẽ có cuộc sống ổn định hơn. Mình nhường lại phần hỗ trợ cho người khác, để huyện mình ngày càng phát triển, đời sống bà con ai cũng nâng lên, giàu hết”.

Vợ chồng ông Danh Sơn tăng gia sản xuất, vươn lên thoát nghèo.

Ông Danh tâm sự: “Tôi thấy nhiều hộ gia đình nghèo, trẻ tuổi nhưng không chí thú làm ăn nên mãi nghèo. Chính quyền cũng hỗ trợ vốn sản xuất, chỉ dẫn cách làm ăn nhưng họ không chịu vươn lên, muốn nghèo để được Nhà nước hỗ trợ. Do vậy, gia đình tôi viết đơn xin thoát nghèo để làm gương cho nhiều người và bản thân tự nhắc cố gắng lao động sản xuất để vươn lên”.

Cũng ở ấp Tắc Biển, xã Viên An Ðông, tấm gương về ý thức tự vươn lên thoát nghèo nữa là hộ ông Danh Sơn, đồng bào dân tộc, hoàn cảnh khó khăn đã kiên trì, cần cù trong sản xuất, tự thân vươn lên gầy dựng kinh tế từ đôi bàn tay trắng.

Năm 1982, ông Danh Sơn rời quê Bạc Liêu về Ngọc Hiển sinh sống. Do không vốn, không đất sản xuất nên ông làm thuê đủ nghề, từ sên vuông, bắt ba khía đến phụ hồ… Cuộc sống dù chật vật, thiếu thốn nhưng chưa bao giờ ông chùn bước trước khó khăn. Không đầu hàng trước đói nghèo, ông Sơn luôn chí thú làm ăn và chi tiêu tiết kiệm. Sau vài năm tích cực lao động sản xuất, gia đình ông Sơn tích góp cho mình 3 miếng vuông với diện tích 15 ha. Ngoài nuôi tôm, cua, ông Sơn còn nuôi thêm cá để phục vụ bữa ăn trong gia đình, tiết kiệm phần nào chi phí. Nhờ siêng năng, chịu khó, mỗi năm gia đình thu nhập trên 100 triệu đồng, cuộc sống ổn định hơn.

“Bản thân mình phải lao động, quyết tâm thì mới thoát nghèo được, còn chỉ trông chờ người khác hỗ trợ thì khó thoát nghèo lắm”, ông Danh Sơn suy nghĩ.

Ông Lê Minh Thắng, Phó chủ tịch UBND xã Viên An Ðông, cho biết: “Ðể phong trào vươn lên thoát nghèo ngày càng lan toả, đi vào chiều sâu, UBND xã kịp thời biểu dương những tấm gương tiêu biểu trong giảm nghèo, là nguồn động viên để họ tiếp tục phát huy nội lực, xây dựng cuộc sống ấm no. Ðiều đáng trân trọng, trên địa bàn xã có hơn 30 hộ xin thoát nghèo. Hầu hết những hộ nghèo luôn ý thức tự lực vươn lên, nhường lại sự hỗ trợ của Ðảng, Nhà nước cho những gia đình khó khăn hơn. Ðó còn là những câu chuyện ấm áp tình người, chia sẻ nhau lúc khốn khó”./.

 

Hồng My - Chí Hiểu

 

Những nữ đại biểu dân cử vì dân

Thực hiện chiến lược về bình đẳng giới và tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong các cơ quan dân cử, những năm qua, tỉnh Cà Mau luôn tạo điều kiện thuận lợi để tăng tỷ lệ nữ và nâng cao chất lượng hoạt động của các nữ đại biểu HÐND các cấp, qua đó giúp phụ nữ khẳng định vai trò, trách nhiệm của mình trong xã hội.

“Không gian văn hoá Hồ Chí Minh” trong trường học

Nằm trong khuôn viên của Trường THCS Phan Ngọc Hiển, Khóm 4, thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn, “Không gian văn hoá Hồ Chí Minh” vừa được Ban Tuyên giáo Huyện uỷ Năm Căn phối hợp với các đơn vị thực hiện và xây dựng. Ðây là mô hình đầu tiên được triển khai trong khuôn viên trường học trên địa bàn tỉnh.

Sưu tầm được nhiều tư liệu, hiện vật quý

Thực hiện Kế hoạch số 96/KH-BCÐ ngày 6/8/2024 của Ban Chỉ đạo các hoạt động Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc, Bảo tàng tỉnh đang chuẩn bị cho nhiệm vụ triển lãm hiện vật liên quan đến Hiệp định Giơnevơ, Sự kiện tập kết ra Bắc và thành tựu phát triển của tỉnh. Phóng viên Báo Cà Mau trao đổi với ông Lê Minh Sơn, Giám đốc Bảo tàng tỉnh, xung quanh công tác này.

Bạn cùng trường

Chiếc xuồng giao liên đưa tôi vào con rạch, gọi là Rạch Hàng, con rạch dẫn sâu vào rừng U Minh, để nhập trường, Trường Trung học Kháng chiến Nguyễn Văn Tố.

“Hẹn ngày trở về” - Nguồn cảm hứng với văn nghệ sĩ

Sau hơn 2 tháng phát động Cuộc thi sáng tác ca khúc và bài ca vọng cổ Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024) với chủ đề “Hẹn ngày trở về”, do UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức, đã nhận được 85 tác phẩm (trong đó có 61 bài ca vọng cổ và 24 ca khúc).

Tạo cơ hội để cán bộ nữ phát triển, cống hiến

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến công tác phụ nữ: “Phụ nữ là một lực lượng lao động rất quan trọng. Các cấp lãnh đạo phải quan tâm hơn nữa về công tác phụ nữ và chú ý hơn nữa đào tạo cán bộ, phát triển đảng viên và đoàn viên phụ nữ”. Thực hiện lời dạy của Người, những năm qua, TP Cà Mau luôn quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ nữ đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển quê hương.

Xây dựng “thế trận lòng dân” trên không gian mạng

“Thế trận lòng dân” trên không gian mạng có vai trò quan trọng đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới. “Thế trận lòng dân” trên không gian mạng là cơ sở, tiền đề bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Ðảng, ngăn ngừa, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá.

Ðợi chờ

(Viết tặng chị Khương Kim Xuyến - Người phụ nữ miền Nam)

Những "ngôi nhà cách mạng"

Thời chiến tranh chống giặc ngoại xâm, Cà Mau là căn cứ địa đặc biệt quan trọng đối với phong trào cách mạng cả nước. Từ thành thị đến làng rừng có rất nhiều địa điểm ghi dấu ấn, nay là di tích lịch sử cách mạng.

Hành trình thu thập hiện vật - Những câu chuyện đẫm nước mắt

Để cầm trên tay những hiện vật, tư liệu của sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc là cả một hành trình dài với nhiều kỷ niệm xúc động của những cán bộ, nhân viên Bảo tàng tỉnh Cà Mau.