ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 17-4-25 03:15:26
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tự nguyện giao nộp bộ dụng cụ kích điện

Báo Cà Mau Ðể góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, ngăn chặn tình trạng đánh bắt theo kiểu tận diệt nguồn lợi thuỷ sản, Hội Nông dân xã Khánh Thuận, huyện U Minh phối hợp Ban Chỉ huy Công an xã tổ chức tuyên truyền, vận động Nhân dân tự nguyện giao nộp bộ dụng cụ kích điện để đánh bắt cá.

Theo ông Trần Rô Y, Chủ tịch Hội Nông dân xã, hành vi vi phạm phổ biến nhất hiện nay là sử dụng xung điện và cào điện. Thực tế, việc sử dụng xung điện để bắt cá ở vùng nông thôn diễn ra rất phổ biến, đa số là nông dân tận dụng thời gian nhàn rỗi hay lúc không có việc làm đi bắt cá kiếm thêm thu nhập, thực phẩm cho gia đình.

Ông Trần Rô Y cho biết, thực hiện theo kế hoạch chỉ đạo của Huyện uỷ - UBND huyện, của Ðảng uỷ, UBND xã về việc cấm dùng xung điện đánh bắt thuỷ sản để khôi phục nguồn lợi cá đồng trên địa bàn, ngày 4/1/2024 vừa qua, Hội Nông dân xã phối hợp Ban Chỉ huy Công an xã, MTTQ và các đoàn thể vận động 5 hộ giao nộp bộ công cụ kích điện để khai thác thuỷ sản. Hiện nay, hội tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân trên địa bàn tự giác giao nộp.

 Ông Trần Rô Y (thứ 3 từ trái sang), Chủ tịch Hội Nông dân xã Khánh Thuận, trao giấy khen của Chủ tịch UBND xã cho ông Đinh Văn Thừa (thứ 3 từ phải sang), Ấp 12 về ý thức giao nộp bộ dụng cụ kích điện đánh bắt thuỷ sản mang tính huỷ diệt.

Ý thức được tác hại của việc sử dụng bộ công cụ kích điện để bắt cá, ông Ðinh Văn Thừa, Ấp 12, xã Khánh Thuận đã tự nguyện giao nộp bộ dụng cụ kích điện có giá trị 12 triệu đồng. Ðể ghi nhận tinh thần tự giác trên, Chủ tịch UBND xã đã tặng giấy khen đột xuất cho hộ ông Ðinh Văn Thừa.

Cùng với ông Thừa, 4 hộ dân trong Ấp 12 cũng tự giác giao nộp bộ công cụ kích điện, gồm: ông Trịnh Trọng Thảo, ông Nguyễn Văn Thoảng, ông Nguyễn Quốc Khâm và ông Phùng Thế Giới. Chính quyền địa phương cũng đang đề xuất Chủ tịch UBND xã khen thưởng các hộ này.

Ông Trịnh Trọng Thảo (thứ 2 từ phải sang) tự nguyện giao nộp bộ dụng cụ kích điện đánh bắt thuỷ sản.

Theo báo cáo từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính từ đầu năm 2005 đến nay, lực lượng thanh tra chuyên ngành nông nghiệp đã thanh tra, kiểm tra phát hiện 1.220 trường hợp vi phạm, tịch thu 132 bình ắc quy, 1.137 kích điện, 4.454 m dây điện. Qua đó, xử phạt vi phạm hành chính, từ các tang vật thu nộp ngân sách trên 5,72 tỷ đồng. Ngoài ra, lực lượng bộ đội biên phòng, công an còn phát hiện, bắt giữ và tịch thu tang vật gần 2 ngàn trường hợp sử dụng xung điện khai thác thuỷ sản cả trên biển và trong nội đồng.

Trước thực trạng trên, mới đây Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành chỉ thị về việc tăng cường công tác quản lý các hoạt động khai thác nguồn lợi thuỷ sản có tính huỷ diệt, tận diệt trên địa bàn. Nội dung chỉ thị nêu rõ, việc sử dụng hoá chất cấm, chất độc, chất nổ, xung điện, dòng điện, ngư cụ khai thác có tính huỷ diệt, tận diệt để khai thác nguồn lợi thuỷ sản ảnh hưởng rất lớn đến các loài thuỷ sản, thuỷ sinh trong vùng nước tự nhiên. Ngoài ra, việc sử dụng xung điện, dòng điện, chất độc, chất nổ còn trực tiếp gây nguy hiểm đến tính mạng của người sử dụng, thậm chí dẫn đến chết người. Thời gian qua, để ngăn chặn tình trạng nêu trên, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường công tác tuyên truyền, tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm hành vi vi phạm.

Tác hại từ việc sử dụng bộ xiệc điện để đánh bắt cá vô cùng lớn. Bên cạnh sự vào cuộc quyết liệt của các ngành, các cấp để bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản thì rất cần sự tự giác của mỗi người dân. Cụ thể, tuyệt đối không sản xuất, buôn bán, sử dụng điện để khai thác thuỷ sản; đi đôi với khai thác, đánh bắt là phải bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thuỷ sản./.

 

Trung Ðỉnh

 

Liên kết hữu ích

Ươm mầm mơ ước con trẻ

Chủ đề “Nghề nghiệp” là 1 trong 9 chủ đề thú vị được đưa vào chương trình giáo dục mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Ðào tạo. Thông qua các hoạt động trải nghiệm, trẻ được khám phá thế giới nghề nghiệp, hiểu hơn về đặc thù công việc, những vất vả cũng như giá trị mà mỗi nghề mang lại cho xã hội.

Mái ấm để đồng bào an cư

Chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát không chỉ cho người dân khó khăn về nhà ở mà các hộ đồng bào dân tộc Khmer ở TP Cà Mau cũng được hỗ trợ. Niềm vui nhân đôi khi những căn nhà đã và đang hoàn thành vào dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây.

Thầm lặng nghề công tác xã hội

Công việc nhiều hơn, đối tượng yếu thế tăng lên, nhưng nguồn lực làm công tác xã hội (CTXH) vẫn chưa đảm bảo, nhất là nhân lực kế thừa.

214 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học năm học 2024-2025

Sau gần một tháng diễn ra, Hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học tỉnh Cà Mau, năm học 2024-2025 đã kết thúc thành công tốt đẹp.

Nắm chắc từng hộ để hoàn thành đúng tiến độ chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát

Đó là chỉ đạo của Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồ Hải tại Hội nghị sơ kết Đề án xoá nhà tạm, nhà dột nát vào chiều 14/4.

Ðổi thay rõ nét diện mạo vùng đồng bào dân tộc

Bà Nguyễn Thu Tư, Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo, cho biết: "Giai đoạn từ năm 2021 đến nay, hầu hết các nội dung chính sách dân tộc đều đã được tích hợp vào Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Với 10 dự án, 14 tiểu dự án và 36 nội dung thành phần, chương trình này được xem là chính sách tổng thể, tác động toàn diện đến mọi mặt đời sống, xã hội của đồng bào DTTS, trong đó có đồng bào dân tộc Khmer".

Trao tình thương, tiếp thêm nghị lực

Ðược triển khai từ năm 2024, mô hình “Tổ phụ nữ tiết kiệm mua thẻ bảo hiểm y tế tặng hội viên nghèo” của Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Phường 6, TP Cà Mau, không chỉ giúp chị em có điều kiện khám chữa bệnh, mà qua đó còn góp phần làm thay đổi nhận thức, hành vi của hội viên phụ nữ và người dân về ý nghĩa và tầm quan trọng của bảo hiểm y tế (BHYT).

Ao ông Cả Bảy

Trong hành trình mở đất phương Nam, có những con người không chỉ cần cù chịu khó để tạo lập cuộc sống mà còn làm nhiều việc ý nghĩa giúp xóm làng, cộng đồng và được người đời nhắc nhớ. Ông Lê Văn Hiền ở xứ Bà Ðiều, làng Thạnh Phú (nay là ấp Bà Ðiều, xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau) là trường hợp như thế.

Từng bước hoàn chỉnh hạ tầng thiết yếu trên tuyến kênh Lung Lá

Trước những hạn chế về hạ tầng thiết yếu trên tuyến kênh Lung Lá, thuộc địa bàn Khóm 5, phường Tân Xuyên, ngành chức năng thành phố cà Mau đã có những rà soát và định hướng trong thời gian tới nhằm đảm bảo ổn định đời sống người dân nơi đây.

Tập huấn phát hiện sớm bệnh mắt sụp mi, lé ở trẻ em

Ngày 11 và 12/4, tại Bệnh viện Mắt – Da liễu Cà Mau, 40 bác sĩ chuyên khoa Mắt và kỹ thuật viên khúc xạ từ các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện và thành phố tham gia khóa tập huấn chuyên sâu về khám sàng lọc, phát hiện sớm các bệnh lý mắt thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là sụp mi và lé.