ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 6-7-25 15:42:31
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tục thờ ông Tà trong dân gian

Báo Cà Mau Theo các nhà nghiên cứu, tục thờ ông Tà có xuất xứ từ tín ngưỡng thờ Neak-Ta của dân tộc Khmer. Trong tiếng Khmer, “Neak” là danh từ chỉ người nói chung, “Ta” là người đàn ông lớn tuổi, được tôn kính, được cộng đồng tín nhiệm. “Neak Ta” được xem là vị thần bảo hộ cho một cộng đồng dân cư ở làng quê.

Theo các nhà nghiên cứu, tục thờ ông Tà có xuất xứ từ tín ngưỡng thờ Neak-Ta của dân tộc Khmer. Trong tiếng Khmer, “Neak” là danh từ chỉ người nói chung, “Ta” là người đàn ông lớn tuổi, được tôn kính, được cộng đồng tín nhiệm. “Neak Ta” được xem là vị thần bảo hộ cho một cộng đồng dân cư ở làng quê.

Tục thờ Neak Ta có nguồn gốc xa xôi từ tục thờ đá của cư dân nguyên thuỷ, xuất hiện ở nhiều nước Ðông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Tổ tiên của loài người sống trong hang đá nên rất sùng bái Thần Núi (Sơn thần), trong quá trình di cư đến các vùng đồng bằng vẫn mang theo tín ngưỡng thờ đá, như một cách để tưởng nhớ tổ tiên. Một số vật dụng, dụng cụ bằng đá như cối đá (cối xay bột, cối giã gạo, cối quết cốm dẹp...), bàn đá, ghế đá, vòng tay, mặt dây chuyền, trang sức bằng đá... vẫn còn gặp ở nhiều nơi.

Bàn thờ bên trong ngôi miếu ông Tà.

Những ký ức về đá, về núi trong đời sống dân gian của người Cà Mau tuy có nhạt nhoà theo thời gian, nhưng vẫn còn lưu lại trong tâm thức cộng đồng qua một số hiện tượng như đặt tên đất, tên người, tên công trình xây dựng, đình chùa, miếu mạo đôi khi có chữ “Sơn”, chữ “Cao” trong tên gọi. Những người có nguồn gốc xuất thân, hoặc học hành tu tập từ vùng Thất Sơn, núi Sập thường được mọi người nể sợ, trọng thị. Dân gian hay dùng từ “xuống núi” để chỉ những người vừa hoàn thành việc học hành, tu tập; những người gan lì, liều lĩnh, hay thể hiện sức mạnh... được cho là có “tướng núi”.

Hình tượng ông Tà là một hòn đá nhẵn nhụi, có khi nhỏ như hòn sỏi, có khi nặng đến vài chục kí-lô-gam. Ông Tà thường được thờ trong miếu, hoặc hốc cây, hoặc phối thờ cùng với bàn thờ Thông Thiên, bàn thờ ông Ðịa... người ta tin rằng ông Tà thường “đi, về” trong hòn đá vào lúc khoảng nửa đêm, nhất là những đêm không có trăng, lúc đó hòn đá sẽ loé sáng trong nháy mắt, người nào rất may mắn mới được nhìn thấy những khoảnh khắc “đi, về” ấy.

Cách đây vài chục năm, nếu đi vào các vùng nông thôn Cà Mau rất dễ dàng bắt gặp những “miếu ông Tà” (hay đọc trại là “miễu ông Tà”) ở ven các sông, rạch, hoặc ngã ba, ngã tư sông. Có ngôi miếu lớn như nhà ở, người ta có thể vào bên trong để thắp nhang khấn vái, cầu nguyện; có ngôi miếu nhỏ như miếu Thổ thần, chỉ cao khoảng 60-80 cm. Bên trong miếu bao giờ cũng có một bàn thờ nhỏ, phía trên đặt một “ông Tà” và một lư hương, vài cái ly nhỏ, có khi có thêm nải chuối hoặc trứng vịt, trứng gà mà ai đó vừa mới cúng xong.

Tại ấp Kinh Hãng B, xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời vẫn còn ngôi miếu nhỏ ở chỗ ngã tư sông gắn liền với tên gọi của địa danh ngã tư Miễu Ông Tà. Theo người dân địa phương thì chỗ này trước đây có ngôi miếu lớn, diện tích vài mét vuông để thờ ông Tà, người dân sinh sống xung quanh thường ra vào thắp nhang và cúng kiếng. Sau này ngôi miếu lớn đã sập nên người chủ đất dựng tạm miếu nhỏ để thờ, bên trong vẫn còn đặt bàn thờ và một “ông Tà” được nhang khói thường xuyên.

Lễ cúng ông Tà hằng năm thường diễn ra vào khoảng tháng Ba âm lịch (thời điểm chuẩn bị làm đồng áng) do cộng đồng dân cư xung quanh miếu thờ cùng nhau tổ chức. Mục đích của lễ cúng là để cầu an, mưa thuận gió hoà, được mùa vụ. Bên cạnh đó, nhiều gia đình còn có lễ cúng riêng để cầu mong vượt qua tai nạn, bệnh tật, xui rủi... Lễ cúng bao giờ cũng có một ly rượu đế.

Tương truyền, ông Tà rất thích trẻ con, vì vậy mà tại các nơi thờ, nhất là những gốc cây cổ thụ ven sông, trẻ con thường đến chơi, nghịch ngợm mà không bị quở phạt. Người ta kể rằng, có đứa trẻ nghịch phá, lấy hòn đá “ông Tà” ném xuống sông, nhưng sáng hôm sau quay lại vẫn thấy ông nằm đó, nghĩa là ông đã tự “bò” từ dưới sông lên để về đúng chỗ thờ.

Tục thờ ông Tà từ lâu trở nên quen thuộc với người dân Cà Mau, không chỉ phổ biến trong đồng bào dân tộc Khmer mà cả người Kinh cũng tổ chức thờ cúng. Dân gian có câu: “Ông Ðịa giữ nhà, ông Tà giữ ruộng”. Vì thế, ông Ðịa (Thổ Ðịa) được xem như một gia thần, thường được thờ chung với Thần Tài ở trong nhà thì ông Tà trở thành thần bảo hộ cho đồng ruộng, được thờ phổ biến ngoài bờ sông, bờ ruộng.

Quá trình giao lưu, tiếp biến văn hoá giữa người Kinh và người Khmer qua nhiều thế hệ cộng cư đã biến thần Neak-Ta của người Khmer trở thành ông Tà của người Kinh. Từ các hiện tượng thờ cúng ông Tà trong đời sống dân gian, cộng đồng các dân tộc anh em cùng sinh sống trên vùng đất Cà Mau đã gửi gắm niềm tin - tín ngưỡng vào vị thần bảo hộ, có nhiệm vụ trông coi đồng áng, giúp mùa màng bội thu./.

Bài và ảnh: Huỳnh Thăng

Liên kết hữu ích

Mối đe doạ thầm lặng với trẻ nhỏ

Hút thuốc lá không chỉ là thói quen có hại với chính người hút thuốc mà còn là nguyên nhân gây ra nhiều hệ luỵ nghiêm trọng cho những người xung quanh, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Thầm lặng gieo sự sống

Nhiều lần hiến máu; tích cực vận động, tuyên truyền trong xã hội về ý nghĩa của hiến máu nhân đạo..., đó là hành trình miệt mài, không ngừng nghỉ của anh Huỳnh Tiến Sơn. Anh vinh dự là 1 trong 100 đại biểu toàn quốc được Ban Chỉ đạo quốc gia vận động hiến máu tình nguyện (HMTN) tôn vinh Người HMTN tiêu biểu toàn quốc năm 2025.

Kiểm tra công tác tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn        

Chiều 2/7, đoàn giám sát Trung ương về tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn do ông Lưu Đình Quý, Tổ trưởng tổ thu thập và xử lý dữ liệu điều tra thống kê, Ban điều tra thống kê làm trưởng đoàn đến kiểm tra công tác tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn 2025 tại tỉnh Cà Mau.  

Liên hiệp Hữu nghị tỉnh Cà Mau tiếp và làm việc với đoàn Tổ chức The Corea Peace3000

Tiếp và làm việc với Đoàn Tổ chức The Corea Peace3000 do ông Park Chang II, Trưởng đại diện dẫn đoàn chiều 2/7, ông Nguyễn Đồng Khởi, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Cà Mau bày tỏ mong muốn Tổ chức The Corea Peace3000 sẽ tiếp tục đồng hành cùng tỉnh Cà Mau trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Trong đó, nhu cầu về nhà ở lên tới 686 căn và 99 cây cầu giao thông nông thôn.

Nuôi cá bảy màu phòng bệnh sốt xuất huyết

Hằng năm, đến mùa mưa, muỗi vằn phát triển mạnh, nguy cơ dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH) bùng phát cao. Những năm qua, ngành y tế Cà Mau đẩy mạnh các giải pháp phòng bệnh, trong đó, mô hình nuôi cá bảy màu diệt lăng quăng dễ thực hiện, mang lại hiệu quả cao.

Những xã, phường “đặc biệt”

Tỉnh Cà Mau (mới) có diện tích tự nhiên hơn 7.942 km2, quy mô dân số trên 2,6 triệu người. Sau khi sáp nhập, tỉnh Cà Mau có 64 đơn vị hành chính cấp xã (9 phường, 55 xã), trong đó phường Bạc Liêu có diện tích nhỏ nhất nhưng dân số đông nhất và xã Ðất Mũi - xã cuối cùng nơi địa đầu cực Nam Tổ quốc là xã có diện tích lớn nhất tỉnh. Ðặc biệt, trong 64 xã, phường mới của Cà Mau chỉ có duy nhất xã Hồ Thị Kỷ được giữ nguyên không sáp nhập.

Chung dòng phù sa...

Sau bao lần hợp - tách, lần gần nhất cũng cách nay 28 năm thời chung tên tỉnh Minh Hải, Cà Mau - Bạc Liêu như anh em ruột thịt, nay về chung một nhà với tên gọi Cà Mau.

Khánh thành, bàn giao 51 căn nhà tại xã Khánh An

Chiều nay (ngày 1/7), Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) phối hợp với UBND xã Khánh An, tỉnh Cà Mau tiếp tục tổ chức Lễ khánh thành và bàn giao 51 căn nhà Đại đoàn kết cho các hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã.

Lá chắn an sinh cho mọi người dân

Ngày 1/7 hằng năm là Ngày Bảo hiểm y tế (BHYT) Việt Nam, là dịp để toàn xã hội cùng nhìn lại chặng đường triển khai một trong những chính sách trụ cột của hệ thống an sinh xã hội. Trải qua nhiều năm, BHYT ngày càng khẳng định tính nhân văn sâu sắc, trở thành điểm tựa chăm sóc sức khỏe cho người dân, đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn, góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Trao 500 suất học bổng cho học sinh khó khăn nhân sự kiện hợp nhất Bạc Liêu – Cà Mau   

Chiều 30/6, tại tỉnh Bạc Liêu, UBND tỉnh tổ chức chương trình “Chắp cánh ước mơ” trao 500 suất học bổng cho học sinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo và có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn, chào mừng sự kiện hợp nhất hai tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau.