ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 16-3-25 04:17:21
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Từng bước hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin

Báo Cà Mau (CMO) Ðể chuyển đổi số (CÐS) từng bước đi vào đời sống người dân, một trong những yếu tố quan trọng chính là hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT). Việc xây dựng hạ tầng CNTT đồng bộ sẽ là chìa khoá quan trọng thúc đẩy tiến trình CÐS của tỉnh.

Ông Trần Quốc Chính, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, đánh giá: “Hạ tầng CNTT phải đi trước, bởi đây là phương tiện, là cơ sở để giao tiếp, truyền tải những ứng dụng CNTT trong CÐS. Trung ương cũng đang chủ trương xây dựng nghị quyết để phổ cập các thiết bị CNTT cho người dân. Hạ tầng mạng hiện nay đã tới cấp xã, cấp huyện, ngoài ra có mạng chuyên dùng, phục vụ cho các hoạt động CÐS”.

Trong 2 năm qua, tỉnh đã triển khai thực hiện được khoảng 50% hạng mục đầu tư, quyết toán hàng chục tỷ đồng. Trong quá trình thực hiện, tỉnh luôn kế thừa và sử dụng hiệu quả hạ tầng CNTT đã đầu tư; bảo đảm tính liên thông, bảo mật cao; tăng cường ứng dụng, áp dụng công nghệ mới trên cơ sở bám sát mục tiêu chung theo chương trình của Trung ương. Các hạng mục đầu tư chủ yếu gồm hệ thống phòng họp trực tuyến từ cấp tỉnh đến cấp xã, có khả năng đấu nối với các cơ quan Nhà nước qua hệ thống mạng chuyên dùng.

Kho bạc Nhà nước tỉnh được đầu tư đồng bộ hạ tầng công nghệ thông tin, ứng dụng hiệu quả các phần mềm, từng bước hướng tới Kho bạc số.

Theo đó, các ứng dụng CNTT không ngừng được đầu tư: phần mềm chuyển đổi giọng nói thành văn bản; phần mềm và thiết bị phòng họp không giấy... Hiện nay, tỉnh đã đưa vào sử dụng 2 phần mềm tại cơ quan đảng là phần mềm e-Cabinnet-VNPT (phòng họp không giấy) và phần mềm iOffice-VNPT. Chữ ký số đã cấp cho 200 tổ chức và cá nhân từ cấp tỉnh đến cấp huyện, một số nơi sử dụng chữ ký số thường xuyên, nhất là các cơ quan đảng cấp tỉnh.

Trung tâm dữ liệu tập trung của tỉnh cũng đã đầu tư cơ bản ổn định ở giai đoạn 1, có 12 máy chủ ảo hoá, được thiết kế theo tiêu chuẩn và theo hướng dẫn của Văn phòng Trung ương; cơ sở dữ liệu được triển khai đầy đủ; công tác quản trị được thực hiện nghiêm túc.

Song song đó, công tác bảo đảm an toàn, an ninh thông tin trên mạng máy tính được quan tâm thường xuyên và nghiêm túc. Tuy nhiên, hiện nay nhiều lỗ hổng bảo mật mạng, lỗ hổng phần mềm vẫn còn nằm ngoài khả năng của cán bộ chuyên môn. Trong mạng nội bộ vẫn còn phát sinh mã độc; việc truy cập mạng Internet vào các trang web có chứa mã độc chưa kiểm soát, chưa được kiểm duyệt, lây lan mã độc từ mạng Internet vào mạng nội bộ chưa kiểm soát được hết. Do vậy, phải tuân thủ nguyên tắc không kết nối máy tính nội bộ vào Internet bằng bất kỳ hình thức nào. Thiết bị bảo mật của Ban Cơ yếu Chính phủ được trang bị đầy đủ từ cấp tỉnh đến cấp huyện để phục vụ các cuộc hội nghị trực tuyến có bảo mật.

Ðược biết, Dự án ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan đảng tỉnh Cà Mau giai đoạn 2021-2025 đã được phê duyệt với tổng mức đầu tư trên 36 tỷ đồng. Tuy nhiên, tỉnh có chủ trương đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành dự án trong 4 năm. Trong đó, năm 2021 đã quyết toán 10 tỷ đồng; năm 2022 là 8 tỷ đồng, năm 2023 đã thông báo cấp vốn 9 tỷ đồng và năm 2024 dự kiến phân bổ 8 tỷ đồng.

Tuy nhiên, mặc dù kinh phí được phân bổ hàng năm, nhưng thiết bị công nghệ thông tin luôn phải khấu hao tài sản 20%/năm, kinh phí bổ sung cho thiết bị khấu hao đôi khi gặp khó; một số đơn vị vẫn phải còn sử dụng máy tính cũ, cấu hình thấp kèm theo hệ điều hành phiên bản cũ nên tính bảo mật không cao.

Một số cán bộ chưa có điều kiện để truy cập Internet cũng như không có máy tính riêng để soạn thảo và lưu trữ tài liệu mật. Cấp huyện, cấp xã đã giao tự chủ kinh phí và cơ chế mua sắm tập trung nên cũng gặp khó khi có nhu cầu mua sắm, dự án của cấp tỉnh chỉ mang tính chất hỗ trợ. Các phần mềm chuyên ngành của các cơ quan đảng Trung ương triển khai chậm, các ban đảng Tỉnh uỷ hầu như chưa có phần mềm nào đáp ứng quy trình nghiệp vụ; usb bảo mật của cơ yếu chưa đảm bảo số lượng.

“Năm 2023 xác định là năm tạo lập và xây dựng dữ liệu số, để tạo ra giá trị mới trong một số lĩnh vực trọng tâm”, ông Trần Quốc Chính nhấn mạnh.

Ðể làm được điều đó, đòi hỏi chú trọng việc nâng cấp, bổ sung hạ tầng kỹ thuật, đầu tư hệ thống bảo mật cho Trung tâm dữ liệu và triển khai các phần mềm do cơ quan Trung ương chuyển giao; mua sắm bổ sung, thay thế máy tính hư hỏng để bảo đảm điều kiện làm việc cho cán bộ, công chức; nâng cấp, hoàn thiện hệ thống mạng nội bộ, đường truyền Internet đảm bảo khả năng kết nối thông suốt, an toàn thông tin, phục vụ tốt nhu cầu khai thác, sử dụng các hệ thống thông tin đã triển khai./.

 

Phi Long

 

Tập trung thực hiện chiến dịch tích hợp sổ sức khoẻ điện tử

Ông Nguyễn Tấn Lực, Phó giám đốc Sở Y tế, cho biết: “Thực hiện kế hoạch của UBND tỉnh về tích hợp sổ sức khoẻ điện tử (SSKÐT) trên VNeID phải đạt tỷ lệ 40% toàn tỉnh, Sở đã triển khai đến tất cả đơn vị trong toàn ngành y tế. Theo đó, yêu cầu các đơn vị phải thành lập các tổ để hướng dẫn, hỗ trợ người dân tích hợp SSKÐT trên VNeID, đồng thời phải theo dõi, báo cáo hằng tuần để Sở Y tế tổng hợp, báo cáo về UBND tỉnh. Qua hơn một tuần triển khai, nhận thấy một số đơn vị hướng dẫn tích hợp VNeID đạt tỷ lệ thấp so với mục tiêu đã đề ra".

Quyết tâm tạo đột phá để phát triển bền vững

Phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo (ÐMST) và chuyển đổi số (CÐS) được tỉnh Cà Mau xác định là yếu tố cốt lõi, trọng tâm hàng đầu để thúc đẩy và quyết định sự phát triển ổn định, bền vững. Thời gian qua, trên cơ sở các chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước, tỉnh đã ban hành nhiều văn bản cụ thể hoá, tập trung chỉ đạo và tổ chức triển khai ÐMST và CÐS theo từng ngành, lĩnh vực, bước đầu đạt được kết quả tích cực.

Tiên phong thực hiện Ðề án 06

Thực hiện Ðề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Ðề án 06), tỉnh đã hoàn thành 35/37 nhiệm vụ đúng thời hạn quy định (đạt 94,6%), trong đó có 27 nhiệm vụ duy trì thực hiện thường xuyên; còn 2 nhiệm vụ đang thực hiện trong hạn.

Xác định khâu đột phá trong chuyển đổi số

Ðể nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Cà Mau đã chỉ đạo, triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để đẩy mạnh chuyển đổi số (CÐS) trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), đặc biệt là việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

Tạo môi trường số thông thoáng, minh bạch

Sau 2 năm liên tục dẫn đầu cả nước về Bộ Chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp, năm 2025, tỉnh Cà Mau tiếp tục xác định nhiều mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm trong công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC), quyết tâm đem lại nhiều thuận lợi, môi trường số thông thoáng, minh bạch cho người dân, doanh nghiệp.

Tăng tốc, bứt phá chuyển đổi số toàn diện

Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia về chuyển đổi số (CĐS) tại hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết hoạt động của Uỷ ban Quốc gia về chuyển đổi số và Đề án 06 năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 vào chiều 6/2.

Bắt kịp xu thế mới

Cụm từ "chuyển đổi số" chắc hẳn đã không còn xa lạ với nhiều người. Qua công cuộc triển khai toàn diện, đến nay có thể nói, chuyển đổi số (CÐS) đã lan toả đến từng ngõ, từng nhà, từng người; kinh tế số đã và đang thẩm thấu vào mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, làm thay đổi hoạt động kinh tế - xã hội, góp phần hình thành nên những công dân số trong xã hội số.

Nền tảng chuyển đổi số

Xác định chuyển đổi số (CÐS) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, đột phá, 3 năm qua, cùng với cả nước, tỉnh Cà Mau đã đẩy mạnh công cuộc CÐS, đưa người dân, doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với các sản phẩm, dịch vụ số. Tỉnh chú trọng xây dựng nền tảng số, góp phần thúc đẩy phát triển chính quyền số, kinh tế số, đưa công cuộc CÐS của tỉnh bứt phá đi lên.

Hướng đến Kho bạc số

Cùng với toàn hệ thống, Kho bạc Nhà nước (KBNN) tỉnh Cà Mau đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) nhằm hình thành nền tảng Kho bạc số, góp phần xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số. Ðó là những kết quả đáng ghi nhận của KBNN tỉnh trong công tác cải cách hành chính (CCHC), hiện đại hoá đơn vị thời gian qua.

"Bác sĩ nông học” trong lòng bàn tay

Hiện nay, trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành công cụ đắc lực trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là nông nghiệp. Việc ứng dụng công nghệ AI vào chẩn đoán sâu bệnh và quản lý dinh dưỡng cây trồng không chỉ giúp giảm thiểu thiệt hại mà còn nâng cao hiệu quả canh tác cho nông dân. Trong bối cảnh đó, ứng dụng “2NÔNG” của Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) nổi lên như một giải pháp tiên phong đầy hứa hẹn.