ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 6-7-25 05:04:47
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Từng bước số hoá Bảo tàng và Thư viện

Báo Cà Mau Bảo tàng và Thư viện tỉnh đang từng bước số hoá để phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân cũng như chuẩn bị nền tảng cho Tổ hợp công trình Bảo tàng - Thư viện tỉnh hoàn thành và đi vào hoạt động năm 2028 theo dự kiến.

Ứng dụng phần mềm mới

Công tác chuyển đổi số luôn được Bảo tàng tỉnh quan tâm thực hiện nhiều năm nay. Trong đó, việc triển khai phần mềm Quản lý hiện vật để cập nhật lý lịch của từng hiện vật trong kho, phục vụ công tác tra cứu, chỉnh lý hiện vật là nhiệm vụ thường xuyên. Trước đây, phần mềm này được một đơn vị ngoài tỉnh đầu tư. Sau đó, theo chỉ đạo, Bảo tàng tỉnh đã thay đổi, sử dụng phần mềm thống nhất của Cục Di sản văn hoá. Hiện nay, phần mềm này đáp ứng tốt việc cập nhật thông tin, tra cứu hiện vật phục vụ kiểm kê, bảo quản, trưng bày.

Tuy nhiên, phần mềm trên chỉ xây dựng trên nền tảng quản lý hiện vật nên không có các liên kết, không có các công cụ để chỉnh lý những hiện vật phục vụ trưng bày hiện nay. Thế nên, trong năm 2025 này, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch được UBND tỉnh cho chủ trương xây dựng phần mềm quản lý hiện vật theo hướng hiện đại, đáp ứng yêu cầu trưng bày của Bảo tàng trong tương lai.

Ông Lê Minh Sơn thường xuyên kiểm tra thông tin và dữ liệu trên phần mềm.

Ông Lê Minh Sơn thường xuyên kiểm tra thông tin và dữ liệu trên phần mềm.

Ông Lê Minh Sơn, Giám đốc Bảo tàng tỉnh, cho biết: “Trên cơ sở phần mềm đang quản lý, sẽ nhúng phần mềm dữ liệu mới và cập nhật chỉnh lý từng hồ sơ hiện vật nhanh chóng, hiệu quả, đồng thời có thể bổ sung thêm mảng quản lý di tích. Ðơn vị sẽ có bộ phận cập nhật hồ sơ di tích và tất cả hoạt động giáo dục truyền thống thường xuyên diễn ra tại di tích, giống như trang thông tin”.

Ngoài ra, phần mềm mới này sẽ đáp ứng việc cập nhật và lưu trữ thường xuyên các hoạt động lễ hội của tỉnh, cũng như cho phép quản trị tin tức, hoạt động thường xuyên của Bảo tàng hiện nay.

Ông Lê Minh Sơn cho biết thêm: “Nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của phần mềm mới này là số hoá một số hiện vật đặc biệt quan trọng của Bảo tàng, nghĩa là số hoá 3S. Người xem phải tương tác được, xem được hiện vật đa chiều. Ðây cũng là nhiệm vụ nhằm phục vụ cho số hoá của Bảo tàng tương lai khi đi vào hoạt động vào năm 2028. Thời gian qua, chúng tôi đã thống kê lại số lượng hiện vật cũng như lý lịch đi kèm, làm nền tảng của việc số hoá”.

Trong không gian trưng bày của Bảo tàng mới sẽ có ứng dụng công nghệ số 3D và ở không gian mạng cũng phải có 3D để người xem tham quan Bảo tàng Cà Mau đầy đủ các chủ đề. Dự kiến trong ứng dụng công nghệ số trưng bày sẽ có thêm các ki-ốt điện tử để tương tác trực tiếp. Khi hướng dẫn viên kể chuyện về lễ hội hay di lích nào đó, khách tham quan có thể chạm vào ki-ốt điện tử, giúp họ như bước vào không gian lễ hội thật, truyền tải hết không khí của sự kiện đó.

Hiện các nhân viên của Bảo tàng chỉ có thể hướng dẫn tham quan bằng hình ảnh có sẵn thay vì kĩ thuật công nghệ 3D như mong muốn.

Hiện các nhân viên của Bảo tàng chỉ có thể hướng dẫn tham quan bằng hình ảnh có sẵn thay vì kĩ thuật công nghệ 3D như mong muốn.

Song song đó, Bảo tàng tỉnh cũng đang nỗ lực đẩy mạnh truyền thông qua Fanpage Di sản văn hoá Cà Mau. Ðội ngũ quản trị duy trì tiếp cận du khách xa gần cũng như người dân trên địa bàn tỉnh qua kênh này, cũng như cập nhật thường xuyên clip và hình ảnh trong các lễ hội, sự kiện được tổ chức để thu hút, tạo nền tảng lượng người tương tác đông đảo khi Bảo tàng tỉnh mới được đưa vào hoạt động năm 2028.

Chủ động số hoá các đầu sách

Cùng với Bảo tàng, Thư viện tỉnh cũng đẩy mạnh việc số hoá các đầu sách tại đây, phục vụ nhu cầu đọc và tìm sách của người dân trong tỉnh, đặc biệt là các bạn trẻ. Mỗi ngày, nhân viên Thư viện scan các đầu sách để cập nhật, tổng hợp lên các phần mềm, nhằm giúp người đọc dễ dàng tra cứu đọc và mượn sách tại chỗ hay mượn về nhà.

Số lượng tài liệu địa chỉ ở thư viện là trên 1.000 đầu sách, trên 2.000 bản, nhưng đến thời điểm này số hoá chưa được bao nhiêu. Nhân viên tại đây đã cập nhật tất cả kỹ thuật để thao tác, nhưng chưa có máy chuyên dụng để sử dụng nhằm rút ngắn thời gian và tăng hiệu quả làm việc.

Thư viện lưu động của Thư viện tỉnh Cà Mau liên tục được trưng dụng.

Thư viện lưu động của Thư viện tỉnh Cà Mau liên tục được trưng dụng.

Ông Nguyễn Thanh Bình, Giám đốc Thư viện tỉnh, cho biết: “Chúng tôi đã có đề nghị, khi xây dựng trụ sở mới là mua một máy scan sách chuyên dụng, máy này giá khá đắt, cao nhất cũng 4 tỷ đồng. Hiện tại, anh em tại Bảo tàng chỉ scan thủ công vì máy móc thô sơ, một ngày scan được vài trang là nhiều. Chúng tôi nỗ lực làm thường xuyên. Trên phần mềm quản lý của thư viện đã cập nhật được kha khá, nhưng có máy chuyên dụng thì sẽ nhanh chóng và hiệu quả hơn”.

Bên cạnh đó, các xe thư viện lưu động cũng được chú trọng đầu tư thêm máy tính, thiết bị kết nối mạng và màn hình chiếu tại chỗ, tạo điều kiện cho các bạn nhỏ đam mê đọc sách tại các khu vực vùng sâu, vùng xa có cơ hội tiếp cận nhiều hơn.

Ông Nguyễn Thanh Bình nhấn mạnh: "Máy vi tính, các thiết bị khác cũng đã cũ và có phần hư hỏng do di chuyển. Chúng tôi kiến nghị để được duyệt thêm kinh phí đầu tư cho xe thư viện lưu động".


Ngày 14/2, ông Nguyễn Minh Luân, Phó chủ tịch UBND tỉnh, ký quyết định phê duyệt chủ trương xây dựng Tổ hợp công trình Bảo tàng - Thư viện tỉnh Cà Mau. Ðây là 1 trong 7 công trình chào mừng Ðại hội Ðại biểu Ðảng bộ tỉnh lần thứ XVII, tiến tới Ðại hội Ðại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Ðảng.

Dự án có diện tích sử dụng khoảng 10.079 m2. Trong đó, khối Bảo tàng diện tích sử dụng khoảng 6.522 m2; khối Thư viện diện tích sử dụng khoảng 3.557 m2. Bên cạnh xây dựng, việc đầu tư thiết bị công trình, thiết bị công nghệ cũng được chú trọng, nhằm hướng đến trưng bày, quản lý... số hoá tối ưu, hiệu quả nhất.

Dự án có tổng vốn đầu tư trên 410 tỷ đồng. Ðây là dự án thuộc nhóm B từ nguồn ngân sách tỉnh trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và giai đoạn 2026-2030. Thời gian thực hiện dự án trong giai đoạn 2025-2028, do Ban Quản lý dự án công trình Xây dựng tỉnh Cà Mau làm chủ đầu tư.


 

Lam Khánh

 

Hợp đồng điện tử - Giải pháp tất yếu trong kỷ nguyên số

Trong bối cảnh hiện nay, chuyển đổi số đang trở thành xu thế tất yếu, tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực đời sống xã hội, đặc biệt là trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Việc ứng dụng công nghệ số, trong đó có các nền tảng hợp đồng điện tử, giúp doanh nghiệp (DN) nâng cao hiệu quả quản lý, tiết kiệm chi phí, rút ngắn thời gian giao dịch, đặc biệt là đảm bảo tính pháp lý, minh bạch trong hoạt động thương mại.

Gỡ khó về hoá đơn điện tử cho hộ kinh doanh

Ðã hơn nửa tháng kể từ ngày triển khai thực hiện Nghị định 70/2025/NÐ-CP (Nghị định 70) ngày 20/3/2025 của Chính phủ sửa đổi Nghị định 123/2020/NÐ-CP về áp dụng hoá đơn điện tử (HÐÐT) đối với hộ kinh doanh; bên cạnh sự đồng thuận, không ít hộ kinh doanh còn gặp khó khăn khi thực hiện quy định này.

Đẩy nhanh chuyển đổi số, bảo đảm liên thông, đồng bộ toàn hệ thống chính trị

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 của Ban Chỉ đạo Trung ương về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, diễn ra sáng 23/6, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trần Cẩm Tú nhấn mạnh: “Khối lượng công việc lớn, thời gian ngắn, đòi hỏi toàn hệ thống chính trị phải quyết tâm, đồng lòng triển khai hiệu quả Kế hoạch 02”.

Tiếp nối truyền thống

Kỷ niệm 100 năm báo chí cách mạng Việt Nam là dịp mỗi người làm báo soi rọi chính mình và ý thức hơn nữa trách nhiệm với nghề báo vinh quang. Tự hào tiếp nối truyền thống vẻ vang của báo chí Cà Mau được các thế hệ đi trước gầy dựng, các phóng viên, nhà báo trẻ của Báo và Ðài Phát thanh - Truyền hình (PT-TH) Cà Mau đã và đang giữ vững “bút sắc - lòng trong - tâm sáng”, thực hành tinh thần phụng sự và góp phần kết nối, lan toả những giá trị tốt đẹp trong cộng đồng.

CTV Chuyển đổi số

“Nhờ chuyển đổi số, CTV đã đưa thông tin đến khán giả một cách nhanh nhất, theo con đường ngắn nhất. Ðồng thời, thông qua tương tác hai chiều trên các nền tảng mạng xã hội, chuyển đổi số cũng làm cho người làm báo và công chúng xích lại gần nhau, hiểu nhau nhiều hơn”. Ðánh giá về hiệu quả chuyển đổi số trong công tác thông tin tuyên truyền thời gian qua, Nhà báo Phạm Thanh Phong, Giám đốc Ðài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau (CTV), đã nhấn mạnh như vậy.

Báo Cà Mau với “dòng chảy” báo chí đa phương tiện, đa nền tảng

Trong kỷ nguyên số hiện nay, sự phát triển vượt bậc của công nghệ đã định hình lại thói quen tiếp cận thông tin của công chúng. Báo chí Việt Nam nói chung và Báo Cà Mau nói riêng đang chứng kiến một cuộc cách mạng sâu sắc về phương thức truyền tải thông tin trên không gian mạng. Xu hướng sản xuất sản phẩm báo chí đa phương tiện, đa nền tảng đã trở thành tất yếu khách quan. Ðể duy trì sự phát triển bền vững và thu hút độc giả trong môi trường cạnh tranh thông tin khốc liệt với các nền tảng mạng xã hội, Báo Cà Mau không thể đứng ngoài cuộc chuyển đổi mạnh mẽ này.

Toà soạn hội tụ xu hướng phát triển của báo chí hiện đại

Mạng Internet ra đời và phát triển khiến “môi trường sinh thái” của các phương tiện báo chí truyền thông thay đổi mạnh mẽ. Ðặc biệt, với sự phát triển của truyền thông xã hội đã khiến “con đường” siêu cao tốc bao quanh trái đất bằng hình ảnh, âm thanh và dữ liệu hội tụ với nhau. Trong bối cảnh đó, báo chí truyền thông phải tìm cách để thích ứng với môi trường truyền thông mới. Do vậy, việc xây dựng các toà soạn hội tụ đang trở thành xu thế tất yếu của các cơ quan báo chí.

Báo Cà Mau trong kỷ nguyên báo chí số

Trong kỷ nguyên số, báo chí đang chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ chưa từng có. Truyền thông truyền thống dần nhường chỗ cho báo chí đa phương tiện, đa nền tảng, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo và các hình thức tương tác số hoá. Báo Cà Mau - Cơ quan ngôn luận của Ðảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Cà Mau không nằm ngoài tiến trình ấy. Ðể tồn tại và phát triển trong môi trường báo chí số, Báo Cà Mau cần có những định hướng và giải pháp chiến lược toàn diện, vừa giữ vững vai trò tuyên truyền, vừa đáp ứng nhu cầu tiếp nhận thông tin ngày càng nhanh, linh hoạt và đa chiều của công chúng hiện đại.

Phát thanh - truyền hình - Cơ hội và thách thức trong kỷ nguyên báo chí số

Sự phát triển của công nghệ và sự thay đổi trong thói quen tiếp nhận thông tin của khán giả đã mở ra nhiều cánh cửa mới cho các đài phát thanh - truyền hình, bao gồm khả năng tiếp cận khán giả rộng lớn hơn, tạo ra các nguồn doanh thu mới và tăng cường tương tác với người xem. Tuy nhiên, ngành cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các nền tảng truyền thông kỹ thuật số, sự suy giảm doanh thu quảng cáo truyền thống và nhu cầu thích ứng liên tục với những tiến bộ công nghệ.

Lãnh đạo thích ứng với làn sóng trí tuệ nhân tạo (AI)

Đó là nội dung được quan tâm tại toạ đàm “Lãnh đạo thích ứng với làn sóng AI” được chuyên gia công nghệ hàng đầu - ông Hoàng Nam Tiến, Phó Chủ tịch Hội đồng trường, Trường Đại học FPT, truyền tải vào chiều 18/6 cho hơn 1.000 cán bộ, công chức, viên chức bằng hình thức trực tuyến và trực tiếp trên địa bàn tỉnh Cà Mau.