ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 28-4-25 17:22:41
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Xác định khâu đột phá trong chuyển đổi số

Báo Cà Mau Ðể nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Cà Mau đã chỉ đạo, triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để đẩy mạnh chuyển đổi số (CÐS) trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), đặc biệt là việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Phạm Thành Ngại đánh giá: “Thời gian qua, thực hiện công cuộc CÐS, tỉnh Cà Mau đạt được những kết quả khá toàn diện. Trong đó, tỉnh xác định đẩy mạnh dịch vụ công trực tuyến là khâu đột phá nhằm tạo thuận lợi nhất cho người dân, giúp người dân, doanh nghiệp giảm phiền hà, đi lại, đặc biệt là giảm việc người dân, doanh nghiệp tiếp xúc trực tiếp với cơ quan công quyền, hạn chế tiêu cực, tham nhũng, góp phần thực hiện chính quyền số, kinh tế số, xã hội số”.

Ðẩy mạnh dịch vụ công trực tuyến

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa công bố "Báo cáo chỉ số đánh giá CÐS của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - DTI cấp bộ, cấp tỉnh năm 2023" tỉnh Cà Mau là địa phương được đánh giá là tỉnh tăng hạng nhiều nhất về CÐS trong năm 2023 với vị trí 35/63 tỉnh, thành cả nước, tăng 23 bậc so với năm 2022.

Ðể đạt được kết quả trên, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thành Ngại chỉ ra 4 giải pháp mà Cà Mau đã áp dụng. Trong đó, giải pháp đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp được cho là khâu đột phá. Toàn tỉnh hiện có 544 thủ tục được cung cấp trực tuyến toàn trình; 974 thủ tục cung cấp trực tuyến một phần. Ðể hỗ trợ, hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến, tỉnh đã chỉ đạo các ngành, các cấp có liên quan tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho người dân. Theo đó, tại bộ phận một cửa, các nhà mạng bố trí nhân viên hỗ trợ việc chuẩn hoá thông tin thuê bao chính chủ; các ngân hàng hỗ trợ việc tạo tài khoản, thanh toán trực tuyến; tổ công nghệ số cộng đồng tuyên truyền, hướng dẫn người dân tự thực hiện dịch vụ công trực tuyến...

Hiện toàn tỉnh có 544 thủ tục được cung cấp trực tuyến toàn trình; 974 thủ tục cung cấp trực tuyến một phần, góp phần giảm việc người dân, doanh nghiệp tiếp xúc trực tiếp với cơ quan công quyền, hạn chế tiêu cực tham nhũng, góp phần thực hiện chính quyền số, kinh tế số, xã hội số (Trung tâm giải quyết TTHC tỉnh)

Hiện toàn tỉnh có 544 thủ tục được cung cấp trực tuyến toàn trình; 974 thủ tục cung cấp trực tuyến một phần, góp phần giảm việc người dân, doanh nghiệp tiếp xúc trực tiếp với cơ quan công quyền, hạn chế tiêu cực tham nhũng, góp phần thực hiện chính quyền số, kinh tế số, xã hội số. (Ảnh chụp tại Trung tâm Giải quyết TTHC tỉnh)

Ðồng thời, tỉnh thành lập tổ hướng dẫn, khắc phục sự cố trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến nhằm đảm bảo theo sát và xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong quá trình vận hành, xử lý TTHC trên môi trường mạng. Những đơn vị nào qua nhiều tuần không có sự cải thiện, tổ sẽ cử thành viên đến trực tiếp để kiểm tra, hướng dẫn.

Ngoài ra, để khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến, tỉnh đã ban hành chính sách quy định mức giảm phí, lệ phí khi người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến, có những bộ thủ tục không thu phí; ban hành chính sách hỗ trợ kinh phí hoạt động cho tổ công nghệ số cộng đồng trên địa bàn toàn tỉnh. Ðồng thời, UBND tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt và hoàn thành sớm việc kết nối Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh với Hệ thống định danh và xác thực điện tử của Bộ Công an, qua đó giúp cho việc tra cứu thông tin và chia sẻ dữ liệu phục vụ giải quyết TTHC được nhanh chóng, chính xác. Với cách làm nêu trên, trong năm 2024, tỷ lệ nộp hồ sơ trực tuyến của tỉnh đạt 93,14%; tỷ lệ thanh toán trực tuyến của tỉnh đạt 70,73%.

Quyết liệt chỉ đạo nhanh việc số hoá hồ sơ

UBND tỉnh chỉ đạo quyết liệt việc số hoá hồ sơ, hạn chế đến mức thấp nhất việc yêu cầu người dân xuất trình các giấy tờ liên quan. Theo ghi nhận, đến hết năm 2024, tỷ lệ số hoá hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC của tỉnh đạt 95,68%; tỷ lệ khai thác, sử dụng lại thông tin, dữ liệu số hoá đạt 83,65%. Cà Mau hoàn thành sớm việc số hoá dữ liệu sổ hộ tịch lịch sử theo quy định tại Nghị định số 87/2020/NÐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ. Ðã số hoá dữ liệu hộ tịch được 1.349.299/1.349.299 dữ liệu đủ điều kiện, đạt 100%.

Cùng với đó, tỉnh đã triển khai tiếp nhận giải quyết TTHC theo hướng không phụ thuộc vào địa giới hành chính. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thành Ngại cho biết: “Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, tỉnh đã chọn 83 TTHC (lĩnh vực đất đai, xây dựng, đăng ký kinh doanh, công thương...) thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp huyện, giao cho Trung tâm Giải quyết TTHC tỉnh tiếp nhận; ngược lại, có 7 TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của sở, ngành tỉnh giao cho UBND cấp huyện tiếp nhận (đây là những thủ tục mà người dân, doanh nghiệp có nhu cầu thực hiện thường xuyên). Theo đó, người dân có thể lựa chọn nộp TTHC ở bất kỳ bộ phận một cửa của huyện, thành phố hoặc tại Trung tâm Giải quyết TTHC tỉnh; bộ phận chuyên môn sẽ tiến hành xử lý và chuyển hồ sơ về đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết”.

Ngoài ra, tỉnh chú trọng nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức làm việc tại bộ phận một cửa các cấp. Tuyển chọn, bố trí đội ngũ công chức làm việc tại bộ phận một cửa có trình độ chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ được giao; có phẩm chất đạo đức và khả năng giao tiếp tốt, được tập huấn định kỳ về việc tiếp nhận, giải quyết TTHC trên môi trường mạng để có thể giải quyết công việc nhanh chóng, kịp thời hỗ trợ, hướng dẫn người dân thao tác thực hiện.

"Với cách làm này, được người dân, doanh nghiệp rất đồng tình, ủng hộ và đánh giá cao", Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau khẳng định.

Tỉnh chú trọng nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức làm việc tại bộ phận một cửa các cấp, có trình độ chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ, có phẩm chất đạo đức và khả năng giao tiếp tốt. (Ảnh chụp tại Trung tâm Giải quyết TTHC tỉnh).

Tỉnh chú trọng nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức làm việc tại bộ phận một cửa các cấp, có trình độ chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ, có phẩm chất đạo đức và khả năng giao tiếp tốt. (Ảnh chụp tại Trung tâm Giải quyết TTHC tỉnh).

Tuy nhiên, Chủ tịch UBND tỉnh cũng nêu lên một số mặt hạn chế, khó khăn. Trong đó, việc  cung  cấp  dịch  vụ  công  trực  tuyến chưa  thuận  tiện,  nhiều  thao  tác, nhiều bước trung gian nên còn nhiều người dân chưa tự thực hiện được, đa số phải có sự hỗ trợ, hướng dẫn của công chức, viên chức. Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ CÐS nói chung và cung cấp dịch vụ công trực tuyến nói riêng vẫn còn hạn chế, nhất là đối với cấp xã; kỹ năng thao tác, xử lý công việc trên môi trường mạng của một số cán bộ, công chức còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu công việc.

 Cơ sở dữ liệu do các bộ, ngành Trung ương quản lý chưa phân quyền hợp lý cho địa phương trong việc khai thác, sử dụng (như dữ liệu về thuế, bảo hiểm xã hội, đăng ký kinh doanh...), nên địa phương thiếu sự chủ động trong khâu tích hợp, kết nối liên thông và trao đổi dữ liệu để đáp ứng yêu cầu thực hiện dịch vụ công trực tuyến toàn trình.

Hiện nay các ứng dụng tương tác (trên các cổng dịch vụ công và các hệ thống TTHC của các bộ, ngành Trung ương, trên VNeID...) chưa có các tính năng hỗ trợ các đối tượng yếu thế (người tàn tật, người lớn tuổi, người có trình độ dân trí thấp...), do đó, các đối tượng này rất khó tiếp cận.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thành Ngại kiến nghị Văn phòng Chính phủ tiếp tục nghiên cứu, đơn giản hoá quy trình, thao tác khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến trên Cổng dịch vụ công Quốc gia để tạo sự thuận lợi, dễ thực hiện cho người dân, doanh nghiệp. Bổ sung các tính năng hỗ trợ các đối tượng yếu thế trong việc tiếp cận các dịch vụ trên VNeID, Cổng dịch vụ công Quốc gia, hệ thống thông tin TTHC của các bộ, ngành Trung ương.

Các bộ, ngành Trung ương, cần xem xét, sớm phân quyền hợp lý cho các địa phương trong việc khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu chuyên ngành để phục vụ việc giải quyết TTHC cho người dân, doanh nghiệp./.

 

Hồng Nhung

 

Chị em nông thôn tận dụng công nghệ số

Công nghệ số ngày càng phát triển đã kéo theo nhiều cơ hội khởi nghiệp cho phụ nữ, trong đó có phụ nữ nông thôn. Mạnh dạn tiếp cận những lợi ích của nền tảng mạng xã hội như: TikTok, Zalo, Facebook... nhiều chị đã tích cực giới thiệu các sản phẩm địa phương đến với người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, không chỉ giúp họ tăng thêm thu nhập mà còn tạo điều kiện thay đổi vai trò của phụ nữ trong gia đình, cũng như ngoài xã hội.

Tiện ích trong tích hợp Sổ sức khoẻ điện tử

Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thông tin y tế và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc khám, chữa bệnh, chiến dịch “Tích hợp Sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VNeID” đang được triển khai mạnh mẽ trên toàn quốc. Huyện Ngọc Hiển đặt mục tiêu đạt 40% người dân đăng ký và sử dụng thành công. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, người dân vẫn gặp một số khó khăn nhất định.

Bình dân học vụ số, nơi xoá mù công nghệ

Giai đoạn 2025-2027, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam sẽ triển khai phong trào Bình dân học vụ số trên phạm vi toàn quốc. Ngay sau khi Trung ương Hội có công văn triển khai phong trào Bình dân học vụ số, Ban Thư ký Uỷ ban Hội LHTN Việt Nam tỉnh đã ban hành kế hoạch triển khai, cao điểm ngay trong Tháng Thanh niên năm 2025.

Tổ công nghệ số giúp dân "số hoá"

Là nơi trực tiếp với người dân, các tổ công nghệ số cộng đồng (CNSCÐ) ấp/khóm đã thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm và đóng góp tích cực vào quá trình chuyển đổi số của tỉnh nhà. Với phương châm cầm tay chỉ việc, hướng dẫn tận tình, chu đáo, hoạt động của các tổ CNSCÐ ấp/khóm đã giúp người dân tiếp cận, sử dụng thành thạo những phần mềm tích hợp cơ bản, thiết thân, từ đó mang lại giá trị thiết thực phục vụ đời sống Nhân dân trong kỷ nguyên số.

Ðẩy mạnh thực hiện chiến dịch tích hợp Sổ sức khoẻ điện tử

Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thông tin y tế và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc khám, chữa bệnh, khi thực hiện Chiến dịch “Tích hợp Sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VNeID” (Chiến dịch), huyện Ngọc Hiển đặt mục tiêu đạt 40% người dân đăng ký và sử dụng thành công.

Hỗ trợ bệnh nhân tích hợp sổ sức khoẻ điện tử

Thực hiện chủ trương chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh (KCB), tuổi trẻ Ðoàn uỷ Bệnh viện Ða khoa Cái Nước đồng hành hỗ trợ bệnh nhân tích hợp sổ sức khoẻ điện tử (SSKÐT) trên VNeID, giúp bệnh nhân khi đến cơ sở y tế KCB không phải mang theo nhiều loại giấy tờ rườm rà, phức tạp, rút ngắn thời gian đăng ký KCB, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho bác sĩ dễ dàng tra cứu tiền sử bệnh nhân, có biện pháp điều trị hiệu quả hơn.

Thí điểm ki-ốt y tế thông minh

Xác định chuyển đổi số (CÐS) trong lĩnh vực y tế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm tải thủ tục hành chính và mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân; thực hiện chủ trương của Bộ Y tế và UBND tỉnh về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong khám chữa bệnh (KCB), ngành y tế tỉnh đã phối hợp các đơn vị triển khai thí điểm hệ thống ki-ốt y tế thông minh, mang lại kết quả đáng phấn khởi.

Ưu tiên chuyển đổi số trong cơ quan Nhà nước

Phấn đấu 100% thủ tục hành chính (TTHC) đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình; 100% hồ sơ tiếp nhận trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh được số hoá thành phần hồ sơ và kết quả giải quyết theo quy định; tối thiểu 90% người dân, doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết TTHC; 70% doanh nghiệp SMEs tiếp cận nền tảng chuyển đổi số (CÐS). Ðó là một số chỉ tiêu được đề ra trong kế hoạch phát động phong trào thi đua về CÐS trên địa bàn tỉnh năm 2025, vừa được UBND tỉnh ban hành.

Hiệu quả sau 3 tháng vận hành IOC

Với nhiều tiện ích mang lại, sau 3 tháng vận hành, Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh tỉnh (IOC) bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần hiện thực hoá chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số theo mục tiêu chuyển đổi số của tỉnh.

Tuổi trẻ tiên phong, xung kích trong chuyển đổi số

Công tác Ðoàn, Hội, đặc biệt là trong phong trào thanh - thiếu nhi, có nhiều khởi sắc hơn nhờ sự phát huy cao độ vai trò của thanh niên trong công cuộc chuyển đổi số (CÐS).