ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 15-4-25 10:47:36
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nền tảng chuyển đổi số

Báo Cà Mau Xác định chuyển đổi số (CÐS) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, đột phá, 3 năm qua, cùng với cả nước, tỉnh Cà Mau đã đẩy mạnh công cuộc CÐS, đưa người dân, doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với các sản phẩm, dịch vụ số. Tỉnh chú trọng xây dựng nền tảng số, góp phần thúc đẩy phát triển chính quyền số, kinh tế số, đưa công cuộc CÐS của tỉnh bứt phá đi lên.

Ông Nguyễn Minh Luân, Phó chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng ban Chỉ đạo CÐS tỉnh Cà Mau, nhấn mạnh: “Hạ tầng số đóng vai trò vô cùng quan trọng và được xem là nền tảng cốt lõi, là trụ cột, động lực để thúc đẩy các hoạt động và kết quả của CÐS. Một nền tảng số vững chắc, được đầu tư, trang bị đầy đủ sẽ giúp tạo ra môi trường số thuận lợi, hỗ trợ các hoạt động và thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số”.

Với mục tiêu, ý nghĩa đó, ngay từ khi bắt đầu triển khai xây dựng nghị quyết cũng như đề án về CÐS, Cà Mau đã xác định hạ tầng số là yếu tố quan trọng, cốt lõi, là nền móng giúp triển khai thành công 3 trụ cột chính của CÐS: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Trong đó, hạ tầng viễn thông đóng vai trò tạo kết nối vững chắc thông qua hình thức cung cấp mạng Internet băng thông rộng, mạng di động 4G, 5G. Ðây được xem là điều kiện tiên quyết để người dân, doanh nghiệp truy cập và sử dụng các dịch vụ số.

Người dân trải nghiệm công nghệ 5G mới tại Viettel Cà Mau.

Người dân trải nghiệm công nghệ 5G mới tại Viettel Cà Mau.

Ðến nay, 100% xã, phường, thị trấn với 883 ấp, khóm trên địa bàn tỉnh đã triển khai hệ thống cáp quang Internet và phủ sóng mạng di động 3G/4G; 100% cơ quan, đơn vị Nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã có hệ thống mạng LAN, kết nối Internet tốc độ cao và kết nối mạng truyền số liệu chuyên dùng; 99% cán bộ, công chức, viên chức được trang bị máy tính phục vụ công việc chuyên môn.

Bên cạnh đó, các trung tâm dữ liệu, hệ thống máy chủ, nền tảng công nghệ điện toán đám mây, API giúp lưu trữ, xử lý dữ liệu, hỗ trợ triển khai các ứng dụng như trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu lớn,... đã góp phần đáp ứng nhu cầu và tăng cường khả năng tiếp cận, khai thác sử dụng cho doanh nghiệp và người dân. Ðồng thời, hỗ trợ, thúc đẩy các hoạt động thương mại điện tử, phát triển các doanh nghiệp số sử dụng hạ tầng số để quản lý sản xuất, kinh doanh.

Ngành ngân hàng đẩy mạnh hạ tầng số, ứng dụng dịch vụ số, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt.

Ngành ngân hàng đẩy mạnh hạ tầng số, ứng dụng dịch vụ số, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt.

Trong đó, Trung tâm Tích hợp dữ liệu (Data Center - DC) của tỉnh được đầu tư xây dựng theo mô hình điện toán đám mây với năng lực lưu trữ lên đến 135 TB; Trung tâm Tích hợp dữ liệu phòng ngừa và khắc phục sự cố (Data Recovery - DR); DC đã hoàn thành kết nối với hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; 22/24 danh mục cơ sở dữ liệu/hệ thống thông tin đã sẵn sàng kết nối, chia sẻ trên nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP), luỹ kế đến nay có trên 21 triệu giao dịch phát sinh.

Cùng với đó, Cà Mau đã hoàn thành xây dựng Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh tỉnh Cà Mau (Trung tâm IOC) kết nối 13 lĩnh vực quản lý với 39 loại dữ liệu và 262 trường thông tin.

Chặng đường CÐS của tỉnh được ghi nhận với nhiều thành tựu đáng trân trọng. Trong đó, Cà Mau là 1 trong 3 tỉnh đã ban hành kế hoạch thực hiện "Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050" trên địa bàn tỉnh. Cà Mau tiếp tục duy trì vị trí xếp hạng 1/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo đánh giá Bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công.

Tuổi trẻ Công an tỉnh Cà Mau tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày CÐS.

Tuổi trẻ Công an tỉnh Cà Mau tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày CÐS.

Cà Mau cũng là một trong những địa phương đầu tiên trên cả nước hoàn thành sớm việc kết nối Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh với Hệ thống định danh và xác thực điện tử của Bộ Công an để phục vụ chuyển đổi sang sử dụng VNeID làm tài khoản duy nhất trong thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trên môi trường điện tử kể từ ngày 1/7/2024.

Tổ công nghệ số cộng đồng hướng dẫn các phần mềm ứng dụng số cho người dân Phường 9, TP Cà Mau.

Tổ công nghệ số cộng đồng hướng dẫn các phần mềm ứng dụng số cho người dân Phường 9, TP Cà Mau.

Ông Nguyễn Minh Luân kỳ vọng: “Trong thời gian tới, tỉnh sẽ tập trung nguồn lực đầu tư vào hạ tầng số theo phương châm có trọng tâm, trọng điểm. Hạ tầng số được đầu tư đồng bộ sẽ giúp chính quyền dễ dàng triển khai và làm tăng chất lượng các dịch vụ công trực tuyến, tăng tính minh bạch và mở rộng phạm vi tiếp cận các dịch vụ do chính quyền cung cấp. Ðiều này cũng góp phần thu hút nhà đầu tư vào tỉnh nhờ môi trường làm việc thông minh, linh hoạt và chuyên nghiệp. Không những thế, khi hạ tầng số được đầu tư, trang bị và phát triển ổn định sẽ thúc đẩy CÐS của các lĩnh vực khác như: y tế, giáo dục, nông nghiệp, giao thông, đất đai..., từ đó góp phần đạt được mục tiêu phát triển xã hội số của tỉnh”.

“Việc đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng số sẽ là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của tỉnh, góp phần tăng năng lực cạnh tranh, thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển nhanh và bền vững trong thời gian tới”, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân nhấn mạnh.

Hạ tầng công nghệ ngành y tế không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân.

Hạ tầng công nghệ ngành y tế không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân.


Năm 2025, về hạ tầng viễn thông, kế hoạch sẽ có thêm 67 trạm viễn thông đưa vào hoạt động, nâng tổng số trạm thu phát sóng 5G toàn tỉnh lên 118 trạm. Trong đó, có 16 trạm đặt tại trung tâm các huyện. Ðối với hạ tầng thiết bị, rà soát, đề xuất nâng cấp, mở rộng phạm vi hoạt động, năng lực xử lý tại các trung tâm dữ liệu của tỉnh, đẩy nhanh tiến độ đưa vào khai thác, vận hành chính thức Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh IOC của tỉnh. Về hạ tầng dữ liệu, trọng tâm là phấn đấu hoàn thành 100% việc thu thập, chuẩn hoá, kết nối và chia sẻ dữ liệu trên các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp.

Ðồng thời, nâng cao năng lực hoạt động tại bộ phận Một cửa cấp huyện và cấp xã, giúp thu hẹp khoảng cách giữa chính quyền và người dân, xây dựng hình ảnh chính quyền thân thiện, nâng cao chỉ số cải cách hành chính, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế số và xã hội số trên địa bàn tỉnh.


 

Hồng Nhung

 

Hỗ trợ bệnh nhân tích hợp sổ sức khoẻ điện tử

Thực hiện chủ trương chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh (KCB), tuổi trẻ Ðoàn uỷ Bệnh viện Ða khoa Cái Nước đồng hành hỗ trợ bệnh nhân tích hợp sổ sức khoẻ điện tử (SSKÐT) trên VNeID, giúp bệnh nhân khi đến cơ sở y tế KCB không phải mang theo nhiều loại giấy tờ rườm rà, phức tạp, rút ngắn thời gian đăng ký KCB, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho bác sĩ dễ dàng tra cứu tiền sử bệnh nhân, có biện pháp điều trị hiệu quả hơn.

Thí điểm ki-ốt y tế thông minh

Xác định chuyển đổi số (CÐS) trong lĩnh vực y tế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm tải thủ tục hành chính và mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân; thực hiện chủ trương của Bộ Y tế và UBND tỉnh về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong khám chữa bệnh (KCB), ngành y tế tỉnh đã phối hợp các đơn vị triển khai thí điểm hệ thống ki-ốt y tế thông minh, mang lại kết quả đáng phấn khởi.

Ưu tiên chuyển đổi số trong cơ quan Nhà nước

Phấn đấu 100% thủ tục hành chính (TTHC) đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình; 100% hồ sơ tiếp nhận trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh được số hoá thành phần hồ sơ và kết quả giải quyết theo quy định; tối thiểu 90% người dân, doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết TTHC; 70% doanh nghiệp SMEs tiếp cận nền tảng chuyển đổi số (CÐS). Ðó là một số chỉ tiêu được đề ra trong kế hoạch phát động phong trào thi đua về CÐS trên địa bàn tỉnh năm 2025, vừa được UBND tỉnh ban hành.

Hiệu quả sau 3 tháng vận hành IOC

Với nhiều tiện ích mang lại, sau 3 tháng vận hành, Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh tỉnh (IOC) bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần hiện thực hoá chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số theo mục tiêu chuyển đổi số của tỉnh.

Tuổi trẻ tiên phong, xung kích trong chuyển đổi số

Công tác Ðoàn, Hội, đặc biệt là trong phong trào thanh - thiếu nhi, có nhiều khởi sắc hơn nhờ sự phát huy cao độ vai trò của thanh niên trong công cuộc chuyển đổi số (CÐS).

Tích cực tích hợp Sổ sức khoẻ điện tử

TP Cà Mau đang tích cực triển khai thực hiện Chiến dịch “Tích hợp Sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VNeID” với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để hướng dẫn, hỗ trợ người dân thực hiện tích hợp Sổ sức khoẻ điện tử (SSKÐT) trên ứng dụng VNeID, để hưởng những lợi ích thiết thực từ chuyển đổi số mang lại.

Tăng tốc tích hợp Sổ sức khoẻ điện tử trên VNeID

Theo thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh, ghi nhận từ khi triển khai Chiến dịch tích hợp Sổ sức khoẻ điện tử (SSKĐT) trên ứng dụng VNeID trên địa bàn tỉnh đến nay, các đơn vị đã triển khai nhiều giải pháp, quyết liệt, tăng tốc để thực hiện chiến dịch, qua đó tăng đáng kể số lượng và tỷ lệ người dân được hướng dẫn, hỗ trợ tích hợp.

Lợi ích đa chiều của hội chợ không tiền mặt

Những năm gần đây, thanh toán không tiền mặt đang dần trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống kinh tế, xã hội. Không chỉ phổ biến tại trung tâm thương mại, siêu thị hay hệ thống bán lẻ, mô hình này còn len lỏi vào hội chợ, nơi vốn gắn liền với thói quen sử dụng tiền mặt từ trước đến nay. Việc áp dụng các phương thức thanh toán số đang mở ra chương mới hiện đại và minh bạch hơn cho thương mại Việt Nam.

“Số hoá” ngành điện, nâng chất phục vụ khách hàng

Là lĩnh vực đóng vai trò quan trọng, phục vụ nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt và sản xuất của người dân, doanh nghiệp, thời gian qua ngành điện tỉnh không ngừng ứng dụng các giải pháp số trong công tác quản lý đến các dịch vụ tiện ích phục vụ khách hàng.

Tầm quan trọng của chuyển đổi số trong cuộc cách mạng mới

Chúng ta đang trong tâm thế bước vào cuộc cách mạng mới. Do vậy, chỉ có áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số mới có thể điều hành linh hoạt, hiệu quả chính quyền trong bộ máy hệ thống chính trị mới. Sau sắp xếp, địa bàn rộng, nhân lực ít, nếu không áp dụng công nghệ số thì khó lòng quản lý đạt hiệu quả.