ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 6-7-25 04:49:01
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ứng phó hạn và xâm nhập mặn

Báo Cà Mau (CMO) “Hạn hán, xâm nhập mặn” cụm từ đã trở thành nỗi trăn trở của chính quyền địa phương, nỗi ám ảnh của người dân, nhất là vùng ngọt trên địa bàn tỉnh trong nhiều năm gần đây. Cần phải làm gì để bảo vệ nguồn nước mặt, chủ động ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn hiện tại và trong tương lai là bài toán đang cần lời giải.

Trong những năm gần đây, hạn hán, xâm nhập mặn vùng ngọt diễn biến ngày càng phức tạp, tần suất xuất hiện dày hơn và ngày càng gay gắt hơn, tác động tiêu cực tới nhiều lĩnh vực, bao gồm đời sống sinh hoạt, sản xuất, môi trường, cơ sở hạ tầng giao thông... Ðiển hình nhất khi nói về hệ luỵ mà tình hình hạn hán; xâm nhập mặn đã gây ra cho vùng ngọt trên địa bàn tỉnh là mùa khô 2015-2016 và 2019-2020.

Hệ thống cống dọc theo tuyến Tắc Thủ - Sông Ðốc giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc ngăn mặn giữ ngọt, tiêu úng xổ phèn vùng ngọt hoá.

Không theo quy luật

Theo đánh giá của các cơ quan khí tượng thuỷ văn, trong thời gian tới, tình hình hạn hán nói chung sẽ còn gay gắt hơn nữa do tác động của biến đổi khí hậu gây ra những hậu quả ngày càng nghiêm trọng hơn nếu không có giải pháp phòng, chống hợp lý.

Hạn hán, cùng với xâm nhập mặn vùng ngọt sâu nội đồng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất. Thiệt hại do hạn hán gây ra trong mùa khô 2015-2016 đã làm thiệt hại gần 53.000 ha lúa, 158.000 ha nuôi thuỷ sản, 1.500 ha cây ăn trái và cây trồng khác; sụp, lún, lở đất, hư hỏng 112 km đường bê-tông, hơn 12.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt; tỉnh đã công bố thiên tai mức độ 1 trên lúa và mức độ 2 trên tôm nuôi. Ước thiệt hại về tài sản trên 1.400 tỷ đồng.

Ðúng 5 năm sau, trong mùa khô 2019-2020, hạn hán, xâm nhập mặn lại một lần nữa làm thiệt hại trên 20.000 ha lúa, hoa màu; hơn 16.000 ha nuôi thuỷ sản; gần 21.000 hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt; hơn 1.300 điểm thuộc các tuyến đường bê-tông bị sạt lở, sụt lún tổng chiều dài trên 42 km….

Thực tế cho thấy, hạn hán, xâm nhập mặn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sản xuất, sinh hoạt, cơ sở hạ tầng giao thông, đê biển... trên phạm vi toàn tỉnh. Tuy nhiên, khu vực nhạy cảm và chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là các vùng ngọt hoá thuộc địa bàn huyện U Minh và huyện Trần Văn Thời.

Theo các thống kê về hạn hán, xâm nhập mặn vùng ngọt, tần suất xuất hiện của hạn hán, xâm nhập mặn là vào khoảng 5 năm/lần (2009-2010; 2015-2016; 2019-2020) theo xu hướng ngày càng khốc liệt hơn, xâm nhập mặn sâu hơn, diễn biến gần nhất là đợt hạn hán mùa khô năm 2019-2020 vừa qua.

Tuy nhiên, mùa khô năm 2020-2021 đã ghi nhận đợt hạn hán trái với quy luật nêu trên, tuy đợt hạn hán này không nghiêm trọng bằng đợt hạn hán 2019-2020 nhưng cũng đã gây nhiều thiệt hại về sản xuất, sạt lở bờ sông, đặc biệt là lộ bê-tông. Ðợt hạn hán này cũng là dấu hiệu cảnh báo tình hình hạn hán, xâm nhập mặn không còn tuân theo các quy luật, ngày càng phức tạp, khó lường.

Chủ động từ sớm

Mùa khô năm 2021-2022 được dự báo không quá khắc nghiệt như năm 2015-2016 hay 2019-2020. Tuy nhiên, những năm gần đây, dưới tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, tình hình thiên tai nói chung và hạn hán xâm nhập mặn nói riêng diễn biến rất phức tạp, khó lường, không theo quy luật. Do đó, chủ động ứng phó là giải pháp tốt nhất để giảm thiệt hại.

Trong vùng ngọt hoá thuộc địa bàn các huyện: U Minh, Trần Văn Thời, Thới Bình và TP Cà Mau chủ yếu canh tác cây lúa, rau màu, cây ăn trái và nuôi thuỷ sản nước ngọt. Tuy nhiên, tất cả các loại cây trồng, vật nuôi này phụ thuộc hoàn toàn vào nước mưa nên khi xảy ra hạn hán sẽ dẫn đến thiếu nước, nguy cơ nhiễm mặn, phèn làm chết cây trồng, việc khắc phục hậu quả cũng sẽ mất nhiều thời gian, công sức và tiền của hơn so với các vùng khác; trên 43.000 ha rừng có nguy cơ cháy rất cao, nhất là rừng tràm U Minh Hạ.

Lúa, cây trồng chủ đạo vùng ngọt hoá Trần Văn Thời, từng bị thiệt hại nặng nề do hạn hán mùa khô 2015-2016 và cả mùa khô 2019-2020.

Ðể hạn chế thiệt hại do tác động của hạn hán, xâm nhập mặn, thời gian qua, toàn bộ người dân trong tỉnh được các cơ quan chuyên môn cũng như chính quyền địa phương hướng dẫn phương pháp sử dụng tiết kiệm nước, bảo vệ sản xuất, chăm sóc sức khoẻ bản thân và hướng dẫn, khuyến cáo về lịch thời vụ, giống cây trồng, vật nuôi. “Trong những năm gần đây, dù còn nhiều khó khăn về kinh phí nhưng các công trình phòng, chống hạn hán; xâm nhập mặn vùng ngọt dần được đầu tư hoàn thiện đảm bảo chủ động trong việc ngăn mặn, giữ ngọt, điều tiết nước phục vụ sản xuất và phòng, cháy chữa cháy rừng”, ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó chi cục trưởng Chi cục Thuỷ lợi Cà Mau, cho biết.

Theo thống kế, hiện toàn tỉnh có hơn 2.089 kênh thuỷ lợi từ kênh trục cho đến kênh cấp III với tổng chiều dài hơn 9.000 km. Hệ thống kênh các cấp cơ bản đáp ứng yêu cầu cấp nước, tiêu úng, xổ phèn phục vụ cho hơn 538.000 ha sản xuất nông nghiệp và nuôi thuỷ sản của tỉnh.

Vấn đề cần giải quyết hiện nay là phải nạo vét hàng năm do các kênh bị sạt lở, bồi lắng, đảm bảo theo yêu cầu cấp thoát nước phục vụ sản xuất. Ðồng thời có cơ chế vận hành hợp lý hệ thống công trình thuỷ lợi để trữ nước mưa phục vụ công tác sản xuất, chống hạn vào mùa khô ở vùng ngọt hoá của tỉnh.


Toàn tỉnh có trên 30.000 lực lượng tại chỗ, được tập huấn thường xuyên, sẵn sàng huy động khi có hạn hán, xâm nhập mặn xảy ra. Ngoài ra, hiện toàn tỉnh có 174 cống ngăn mặn, giữ ngọt, ngăn triều và 18 trạm bơm điều tiết nước. Khi cần thiết toàn tỉnh huy động tại chỗ trên 3.000 phương tiện đường bộ và đường thuỷ; trên 15.000 trang thiết bị, máy móc các loại; trên 285.000 cơ số thuốc, vật tư y tế, hoá chất, hàng hoá dự trữ... đảm bảo yêu cầu hỗ trợ sản xuất, phục vụ sinh hoạt, xử lý môi trường và chăm sóc sức khoẻ cho người dân khi có hạn hán xảy ra.


 

Nguyễn Phú

 

Huy động tối đa lực lượng hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả sạt lở

Đó chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử trong chuyến kiểm tra sáng 29/6 tại ấp Vàm Đầm, xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi. Địa phương vừa xảy ra vụ sạt lở vào 22 giờ đêm 27/6, ảnh hưởng đến nhiều hộ mua bán ven sông.

Đồn Biên phòng Tân Tiến kịp thời giúp dân khắc phục sự cố sạt lở

Trung tá Nguyễn Minh Tuấn, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Tân Tiến (Bộ đội Biên phòng tỉnh Cà Mau) cho biết, đơn vị vừa triển khai lực lượng kịp thời giúp dân khắc phục hậu quả vụ sạt lở đất xảy ra tại địa bàn ấp Vàm Đầm, xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi.

Mùa chạy lở

Mùa khô là thời gian người dân vùng ngọt hoá phập phồng lo sụt lún; bước qua những tháng đầu mùa mưa, bà con vùng ven biển lại vào mùa chạy lở. Tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển đang tiếp diễn, gây thiệt hại nhà cửa, tài sản, thậm chí đe doạ tính mạng người dân.

Bảo vệ đê điều mùa mưa bão

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn quốc gia, thời tiết ở khu vực biển Ðông từ tháng 7/2025, bão và áp thấp nhiệt đới bắt đầu diễn biến phức tạp, làm cho tổng lượng mưa ở hầu hết các khu vực đạt mức tương đương hoặc cao hơn trung bình nhiều năm.

Kè mềm chống sạt lở đất ven sông

Mỗi năm, trên địa bàn huyện Cái Nước xảy ra từ 5-10 vụ sụt lún, sạt lở đất ven sông, trong đó, xã Trần Thới là một trong những địa phương thường xuyên chịu ảnh hưởng. Từ năm 2024 đến nay, xã Trần Thới vận động Nhân dân xây dựng được 3.000 m kè mềm và tiếp tục nhân rộng trong năm 2025.

Theo dõi sát thời tiết để giảm thiệt hại

Theo thông tin từ Ðài Khí tượng Thuỷ văn tỉnh, trên địa bàn tiếp tục có mưa vừa, mưa to, mưa kéo dài. Ðây là lời cảnh báo nguy cơ xảy ra ngập cục bộ tại vùng trũng thấp, ven sông, vùng ngoài đê bao và các tuyến đường thấp trên địa bàn tỉnh; nguy cơ vùng ven biển Tây có khả năng xuất hiện thời tiết xấu và sóng to, gió mạnh làm mực nước triều dâng cao bất thường. Thế nên, cần phải chủ động đề phòng để tránh thiệt hại.

Chủ động các giải pháp bảo vệ sản xuất

Những ngày qua, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, trên địa bàn tỉnh xảy ra mưa nhiều đã ảnh hưởng đến một số diện tích lúa hè thu và khu vực nuôi thuỷ sản. Hiện nay, nhiều nơi người dân đang chủ động triển khai các giải pháp để bảo vệ sản xuất, tránh thiệt hại.

Giảm thiệt hại nhờ chủ động phòng ngừa

Trước tác động của biến đổi khí hậu, thời tiết ngày càng trở nên cực đoan, mưa dông, lốc xoáy có thể xảy ra bất cứ lúc nào, làm ảnh hưởng không nhỏ đến nhà ở của người dân trên địa bàn, nhất là trong những tháng đầu mùa mưa. Nhưng nhờ làm tốt công tác tuyên truyền về phòng, chống thiên tai (PCTT) theo phương châm “4 tại chỗ” đã giúp người dân nâng cao nhận thức, chủ động chằng, chống, từ đó, số lượng căn nhà bị thiệt hại do mưa dông, lốc xoáy giảm dần qua từng năm.

Nỗi lo mùa sạt lở

Mỗi năm cứ bước vào mùa mưa bão, người dân tại các khu vực ven sông, ven biển lại nơm nớp nỗi lo sạt lở gây thiệt hại về nhà cửa, tài sản, đe doạ đến tính mạng.

Chủ động trong phòng, chống thiên tai

Mưa bão ngày càng phức tạp, khó lường, các hiện tượng thời tiết, nhất là dông, lốc xoáy, triều cường, nước biển dâng... xảy ra ngày càng nhiều hơn, phạm vi ảnh hưởng lớn hơn, nguy hiểm hơn... Thực tế này buộc công tác phòng chống, ứng phó với thiên tai phải luôn trong tâm thế chủ động, quyết liệt, kịp thời và phù hợp thực tế.