ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 6-7-25 00:27:23
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ứng phó thiên tai ở thế chủ động

Báo Cà Mau (CMO) Do đặc thù người dân tập trung ven 2 bên bờ cửa biển, ven các cửa sông với điều kiện nhà cửa chủ yếu là bán kiên cố và nhà cấp 4… nên thị trấn Cái Ðôi Vàm là một trong những địa phương phải chịu thiệt hại rất lớn khi bão đổ bộ vào đất liền. Ðể chủ động ứng phó, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN thị trấn đã chủ động xây dựng các phương án dự phòng cho tình huống xấu nhất.

Những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến bất thường, các hiện tượng dông, lốc xoáy, triều cường, nước biển dâng xảy ra nhiều hơn và phạm vi ảnh hưởng ngày càng lớn hơn, nguy hiểm hơn, mưa bão ngày càng phức tạp, khó lường… Tất cả những hiện tượng thời tiết này thời gian qua đã ảnh hưởng trực tiếp đến thị trấn Cái Ðôi Vàm.

Ngư dân Cái Ðôi Vàm chuẩn bị ra khơi.

Chỉ tính riêng những tháng đầu năm 2021, trên địa bàn thị trấn, triều cường, nước biển dâng làm 3.600 m lộ bê-tông và 260 căn nhà bị ngập; 52 vuông tôm với 132 ha của các hộ dân bị nước tràn. Ngoài ra, trên tuyến đê biển Tây thuộc ấp Tân Hải nước tràn làm thiệt hại 2 ha rau màu…

Hiện nay, trên địa bàn thị trấn có tổng số 278 phương tiện khai thác thuỷ sản. Trong đó, phương tiện dưới 12 m là 172 phương tiện, từ 12 đến dưới 15 m là 12 phương tiện, từ 15 m trở lên 93 phương tiện. Phương tiện thuỷ gia dụng tham gia đánh bắt thuỷ sản là 48 phương tiện.

Như vậy, có thể thấy, số phương tiện có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng nề khi có mưa bão của thị trấn Cái Ðôi Vàm là trên 220 phương tiện. Theo đó, Chủ tịch UBND thị trấn Cái Ðôi Vàm Trần Quốc Yên cho biết, công tác phòng, chống thiên tai của địa phương luôn tuân thủ theo phương châm “4 tại chỗ” và “3 sẵn sàng” trong cả việc ứng phó với bão, ngập úng, sạt lở đất bờ sông, ven biển…, các biện pháp, phòng chống thiên tai ưu tiên đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân, giảm thiểu thiệt hại.

Theo đó, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN thị trấn ngoài việc kiểm tra thường xuyên tiến độ triển khai kế hoạch PCTT tại địa phương, khi thiên tai xảy ra luôn sẵn sàng, nhanh chóng huy động mọi nguồn lực để ứng cứu. Nói về lực lượng trong ứng cứu khi có thiên tai, ông Yên cho biết thêm: "Khi cần thiết có thể huy động lực lượng tại chỗ 179 người. Trong đó, công an 17, quân sự 3, y tế 5, lực lượng xung kích 110, cán bộ thị trấn 44. Các lực lượng này luôn thường trực sẵn sàng khi có thiên tai xảy ra.

Riêng về phương tiện vật chất tham gia khi có thiên tai, hiện nay toàn thị trấn có 27 xe các loại. Trong đó 20 xe mô-tô của thành viên ban chỉ huy, 4 xe công an, 2 xe huy động trong dân và 1 xe tải nhỏ của UBND thị trấn. Bên cạnh đó, 21 phương tiện thuỷ với 19 phương tiện huy động dân, 14 phương tiện khai thác thuỷ sản là đội tàu cứu hộ của tỉnh trên địa bàn thị trấn, 20 áo phao, phao tròn.

Với kinh nghiệm hơn 30 năm tham gia khai thác biển, ông Nguyễn Văn Phỉnh là người được ưu tiên lựa chọn vào đội tàu cứu hộ của tỉnh. Theo ông Phỉnh, từ ngày tỉnh thành lập đội tàu cứu hộ là ngần ấy thời gian ông tham gia cùng anh em. Tuy chưa được huy động lần nào nhưng khi vào mùa mưa bão, 2 tàu lúc nào cũng sẵn sàng khi địa phương cần.

Do điều kiện dân cư sống tập trung ven biển nên số lượng dân cư trong vùng nguy hiểm phải di dời khá lớn. Theo kết quả rà soát trên địa bàn thị trấn, có khoảng 343 hộ với khoảng 1.321 khẩu thuộc diện di dời khi có bão lớn thuộc Khóm 4, Khóm 5 và ấp Tân Hải. Cụ thể, tại Khóm 4, đoạn dân cư từ cầu Cơi Năm trở ra biển, có 105 hộ với 409 khẩu sinh sống. Khu vực từ Miếu Bà trở ra biển, thuộc Khóm 5 với 166 hộ và 632 khẩu sinh sống. Và tuyến kênh lô III trở ra biển, dọc tuyến kênh Công Nghiệp từ lô II trở ra biển, 2 khu vực này có 72 hộ với 280 khẩu sinh sống.

Dân cư tập trung sinh sống ven biển nên rất dễ bị tác động khi bão đổ bộ vào đất liền.

Song song với việc rà soát di dời dân, công tác hậu cần tại chỗ cũng được chuẩn bị sẵn sàng (lương thực, nước uống, thuốc men thông thường, sơ cấp cứu khi có tai nạn). Trạm y tế đảm bảo lực lượng, phương tiện về cơ số thuốc, vật tư y tế để chủ động triển khai cứu chữa cho Nhân dân bị nạn khi thiên tai xảy ra. Ðồng thời, bố trí khu neo đậu và hướng dẫn tàu thuyền vào nơi trú ẩn an toàn từ đầu kênh Kiểm Lâm đến Kênh 90 khi có thiên tai./.

 

Nguyễn Phú

 

Huy động tối đa lực lượng hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả sạt lở

Đó chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử trong chuyến kiểm tra sáng 29/6 tại ấp Vàm Đầm, xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi. Địa phương vừa xảy ra vụ sạt lở vào 22 giờ đêm 27/6, ảnh hưởng đến nhiều hộ mua bán ven sông.

Đồn Biên phòng Tân Tiến kịp thời giúp dân khắc phục sự cố sạt lở

Trung tá Nguyễn Minh Tuấn, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Tân Tiến (Bộ đội Biên phòng tỉnh Cà Mau) cho biết, đơn vị vừa triển khai lực lượng kịp thời giúp dân khắc phục hậu quả vụ sạt lở đất xảy ra tại địa bàn ấp Vàm Đầm, xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi.

Mùa chạy lở

Mùa khô là thời gian người dân vùng ngọt hoá phập phồng lo sụt lún; bước qua những tháng đầu mùa mưa, bà con vùng ven biển lại vào mùa chạy lở. Tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển đang tiếp diễn, gây thiệt hại nhà cửa, tài sản, thậm chí đe doạ tính mạng người dân.

Bảo vệ đê điều mùa mưa bão

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn quốc gia, thời tiết ở khu vực biển Ðông từ tháng 7/2025, bão và áp thấp nhiệt đới bắt đầu diễn biến phức tạp, làm cho tổng lượng mưa ở hầu hết các khu vực đạt mức tương đương hoặc cao hơn trung bình nhiều năm.

Kè mềm chống sạt lở đất ven sông

Mỗi năm, trên địa bàn huyện Cái Nước xảy ra từ 5-10 vụ sụt lún, sạt lở đất ven sông, trong đó, xã Trần Thới là một trong những địa phương thường xuyên chịu ảnh hưởng. Từ năm 2024 đến nay, xã Trần Thới vận động Nhân dân xây dựng được 3.000 m kè mềm và tiếp tục nhân rộng trong năm 2025.

Theo dõi sát thời tiết để giảm thiệt hại

Theo thông tin từ Ðài Khí tượng Thuỷ văn tỉnh, trên địa bàn tiếp tục có mưa vừa, mưa to, mưa kéo dài. Ðây là lời cảnh báo nguy cơ xảy ra ngập cục bộ tại vùng trũng thấp, ven sông, vùng ngoài đê bao và các tuyến đường thấp trên địa bàn tỉnh; nguy cơ vùng ven biển Tây có khả năng xuất hiện thời tiết xấu và sóng to, gió mạnh làm mực nước triều dâng cao bất thường. Thế nên, cần phải chủ động đề phòng để tránh thiệt hại.

Chủ động các giải pháp bảo vệ sản xuất

Những ngày qua, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, trên địa bàn tỉnh xảy ra mưa nhiều đã ảnh hưởng đến một số diện tích lúa hè thu và khu vực nuôi thuỷ sản. Hiện nay, nhiều nơi người dân đang chủ động triển khai các giải pháp để bảo vệ sản xuất, tránh thiệt hại.

Giảm thiệt hại nhờ chủ động phòng ngừa

Trước tác động của biến đổi khí hậu, thời tiết ngày càng trở nên cực đoan, mưa dông, lốc xoáy có thể xảy ra bất cứ lúc nào, làm ảnh hưởng không nhỏ đến nhà ở của người dân trên địa bàn, nhất là trong những tháng đầu mùa mưa. Nhưng nhờ làm tốt công tác tuyên truyền về phòng, chống thiên tai (PCTT) theo phương châm “4 tại chỗ” đã giúp người dân nâng cao nhận thức, chủ động chằng, chống, từ đó, số lượng căn nhà bị thiệt hại do mưa dông, lốc xoáy giảm dần qua từng năm.

Nỗi lo mùa sạt lở

Mỗi năm cứ bước vào mùa mưa bão, người dân tại các khu vực ven sông, ven biển lại nơm nớp nỗi lo sạt lở gây thiệt hại về nhà cửa, tài sản, đe doạ đến tính mạng.

Chủ động trong phòng, chống thiên tai

Mưa bão ngày càng phức tạp, khó lường, các hiện tượng thời tiết, nhất là dông, lốc xoáy, triều cường, nước biển dâng... xảy ra ngày càng nhiều hơn, phạm vi ảnh hưởng lớn hơn, nguy hiểm hơn... Thực tế này buộc công tác phòng chống, ứng phó với thiên tai phải luôn trong tâm thế chủ động, quyết liệt, kịp thời và phù hợp thực tế.