ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 25-11-24 07:46:25
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ước mơ làm cô giáo

Báo Cà Mau Cha mất khi Lâm Thị Gia Hân (lớp 1C, Trường Tiểu học Võ Trường Toản, xã Hoà Tân, TP Cà Mau) mới tròn hai tháng tuổi; mọi lo toan, nhọc nhằn oằn gánh trên vai mẹ. Nhà chỉ có mỗi khoảnh đất, được Nhà nước cất cho ngôi Nhà Tình thương che nắng mưa. Quyết tâm lo cho hai anh em Hân học tới cùng, thoát cảnh cơ bần, chị Trần Thị Diệu, mẹ Hân, làm đủ nghề, từ thuê mướn, lột tôm thời vụ, đến nhận sửa, may quần áo tại nhà.

Cha mất khi Lâm Thị Gia Hân (lớp 1C, Trường Tiểu học Võ Trường Toản, xã Hoà Tân, TP Cà Mau) mới tròn hai tháng tuổi; mọi lo toan, nhọc nhằn oằn gánh trên vai mẹ. Nhà chỉ có mỗi khoảnh đất, được Nhà nước cất cho ngôi Nhà Tình thương che nắng mưa. Quyết tâm lo cho hai anh em Hân học tới cùng, thoát cảnh cơ bần, chị Trần Thị Diệu, mẹ Hân, làm đủ nghề, từ thuê mướn, lột tôm thời vụ, đến nhận sửa, may quần áo tại nhà.

Có lẽ vì vậy, ngay từ nhỏ, Hân đã ý thức việc tự chăm sóc mình, không nhõng nhẽo đòi quà hay đòi mẹ chở đi chơi như bạn bè trang lứa. Mỗi bận mẹ đi làm, Hân ngoan ngoãn ở nhà với anh Hai. Chị Diệu chia sẻ: “Hồi học mầm non, bé Hân thủ thỉ với tôi là bé thích làm cô giáo. Bảo tôi gắng lo cho bé đi học, bé hứa học giỏi để tôi mừng. Về nhà, bé Hân cầm thước, cầm bảng con của anh Hai, ra bộ cô giáo. Nhờ vậy mà tôi có động lực lo cho anh em nó hơn”.

Gia Hân cố gắng học giỏi để sau này được làm cô giáo.

“Con thích hát, thích đọc truyện tranh, thích nhất là được đi học để làm cô giáo”, Gia Hân hồn nhiên. Khi được gợi ý hát tặng các thầy, cô một bài bé thích, Hân hát ngay bài “Đàn gà con” với giọng trong trẻo, tự tin.

Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Võ Trường Toản Cao Minh Thuấn cho biết, kết quả học kỳ I, Gia Hân hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập. Mặc dù gia cảnh khó khăn nhưng Hân không vì thế mặc cảm, em luôn chăm ngoan, lễ phép với thầy cô, hoà nhã với bạn bè. Thầy Thuấn cho biết thêm, anh trai Gia Hân là Lâm Hoàng Tỷ, từng là học sinh của trường, hiện học lớp 7 tại Trường THCS Hoà Tân, nên nhà trường có sự quan tâm đặc biệt nhằm giúp đỡ hai em vượt khó, học tốt. Tỷ học buổi chiều nên buổi sáng, sau khi đưa em đi học, Tỷ phụ mẹ cơm nước, dọn dẹp nhà để mẹ an tâm đi làm thuê; Hân tuy tuổi nhỏ, nhưng buổi chiều ở nhà cũng phụ mẹ những việc nhỏ, tự học bài và luyện chữ viết. “Mỗi đợt có tôm, đò rước tôi ra Phường 8 lột tôm mướn, ngày trừ chi phí cũng còn được 80.000-90.000 đồng. Nửa ngày hết tôm về, tôi đi hái rau, kiếm con cá quanh đây đỡ được bữa cơm. Những lúc thất nghiệp, ba mẹ con ăn rau với chao. Thằng lớn thương mẹ vất vả, mỗi cuối tuần nó xin theo lột tôm được 30.000-40.000 đồng. Có lúc nó nghĩ, thôi thì nghỉ học phụ mẹ dồn sức lo cho em đi học làm cô giáo, nhưng xong rồi lại xin học tiếp vì ham con chữ”, chị Diệu tâm tình.

Nhà thuộc diện cận nghèo, cái ăn, cái mặc phải lo từng ngày. Nhưng vì thương mẹ, anh em Gia Hân quyết học thiệt giỏi để mẹ bớt nhọc nhằn. Theo lời mẹ Hân, sức khoẻ em cứ nay sốt, mai mệt. Hồi trước cha Hân bị bệnh ung thư phổi mất sớm, nên ngoài lo bữa cơm, chị Diệu còn gắng tích góp tiền đưa hai đứa nhỏ đi kiểm tra sức khoẻ.

Khoanh tay, cúi chào lễ phép, Hân cười tươi: “Con hứa con sẽ học giỏi. Lớn hơn chút, con ước có được chiếc xe đạp để tự đi học. Anh Hai khỏi phải thức từ bốn giờ sáng phụ mẹ cơm nước rồi đạp xe chở con hơn 3 km đến trường”./.

Bài và ảnh: Lan Uyên

Ấm áp không khí họp mặt kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam

Chiều 20/11, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Cà Mau tổ chức họp mặt kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024).

Nhật ký làm theo lời Bác

Để lan toả việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong trường học và giáo dục các em học tập, rèn luyện theo lời Bác, Liên đội Trường Tiểu học Hàng Vịnh (huyện Năm Căn) thực hiện phong trào “Viết nhật ký làm theo lời Bác Hồ dạy”.

Khơi gợi niềm tự hào, lòng yêu nước cho thế hệ trẻ

Giáo dục truyền thống trong học đường được các trường xác định là nhiệm vụ thường xuyên và liên tục. Theo đó, hằng năm, các trường đều xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động giáo dục thực tiễn như: văn hoá, văn nghệ ca ngợi Ðảng, Bác Hồ, quê hương, đất nước; hành trình về nguồn, kết nạp Ðảng, Ðoàn, Hội, Ðội tại các khu di tích lịch sử cách mạng; tri ân, đền ơn đáp nghĩa hướng về cội nguồn dân tộc, thu hút đông đảo giáo viên và học sinh tham gia; đồng thời lồng ghép nội dung này vào chương trình giảng dạy.

Tiếng lòng từ thầy của những... người thầy

Công việc giảng dạy của những người thầy được ví như đưa đò tri thức. Cứ mỗi chuyến đò cập bến là đong đầy niềm vui lẫn trăn trở khôn nguôi. Thầm lặng chèo đò, chở những mảnh ghép tri thức vun đắp cuộc đời, đến khi nghỉ hưu, rời xa tiếng trống trường, những nhà giáo ấy vẫn cứ dõi theo công việc giảng dạy của thế hệ sau, về những bước phát triển của ngành giáo dục tỉnh nhà, lẫn niềm xúc động bồi hồi mỗi khi đến Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Cậu học trò đam mê Tin học

Ðam mê Tin học, cộng với đức tính cần cù, chăm chỉ trong rèn luyện và học tập, cậu học trò Cao Nguyên Khang, Lớp 12A, Trường THPT U Minh, thị trấn U Minh, không chỉ duy trì thành tích học sinh khá giỏi mà còn sở hữu nhiều thành tích ấn tượng tại các cuộc thi Tin học.

Phạm Ðức Thuận và giải thưởng Ðại sứ Văn hoá đọc

Chọn đề tài viết tiếp tác phẩm "Bến quê" của Nhà văn Nguyễn Minh Châu và đề xuất nhiều sáng kiến, kinh nghiệm phát triển văn hoá đọc cho học sinh vùng sâu, vùng xa, Phạm Ðức Thuận, Lớp 10A1, Trường THPT Ðầm Dơi (huyện Ðầm Dơi) đoạt giải Khuyến khích toàn quốc cuộc thi Ðại sứ Văn hoá đọc năm 2024.

Trao 11 suất học bổng, 50 suất quà cho học sinh

Ngày 16/11, tại trường THCS Ngọc Chánh (huyện Đầm Dơi), Đoàn khối Dân chính đảng phối hợp trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau trao tặng 11 suất học bổng, 50 suất quà cho học sinh trong chương trình Nâng bước đến trường.

Gặp gỡ hai thủ khoa đầu vào ngành Sư phạm

Thầy Phạm Việt Hưng, Hiệu trưởng Trường THPT Ðầm Dơi (huyện Ðầm Dơi), cho biết, nhà trường vừa đón nhận niềm vui có hai em học sinh của trường là thủ khoa đầu vào ngành Sư phạm. Cụ thể, em Nguyễn Hải Ðăng, thủ khoa ngành Sư phạm Toán học tại Trường Ðại học Cần Thơ và em Bùi Hải An, thủ khoa ngành Sư phạm Lịch sử - Ðịa lý tại Trường Ðại học Sài Gòn.

Nâng chất giáo dục mầm non

Huyện Ngọc Hiển có 8 trường mầm non, mẫu giáo, trong đó có 4 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và 2 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, với tổng số hơn 1.600 trẻ theo học. Những năm qua, huyện quan tâm đầu tư cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy học, sân chơi cho trẻ theo hướng ngày càng chuẩn hoá, đáp ứng điều kiện chăm sóc, giáo dục, góp phần nâng cao tỷ lệ huy động trẻ đến trường.

Gương sáng cô giáo Trần Hồng Măng

Những năm qua, Chi uỷ Trường Tiểu học Nguyễn Văn Huyên, thị trấn U Minh, huyện U Minh luôn quan tâm chỉ đạo đảng viên trong trường nghiêm túc thực hiện việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, xem đây là một trong những phong trào thi đua thiết thực từng năm học. Quá trình thực hiện, trong Chi bộ đã xuất hiện nhiều cá nhân điển hình tiên tiến, cô giáo Trần Hồng Măng là một trong số đó.