ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 8-1-25 09:55:22
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Vận động gần 41 tỷ đồng hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam

Báo Cà Mau (CMO) Sáng ngày 18/10, Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam có buổi làm việc với tỉnh Cà Mau về tình hình triển khai thực hiện Chỉ thị số 43-CT/TW ngày 14/5/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đao của Đảng đối với công tác giải quyết hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam trên địa bàn tỉnh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thân Đức Hưởng tiếp và làm việc với đoàn.

 Cà Mau hiện có trên 17.000 nạn nhân bị phơi nhiễm, trong đó có trên 7.000 người bị dị dạng, dị tật bẩm sinh do di chứng chất độc hóa học/dioxin gây ra, trong đó có 249 hộ nghèo, 63 hộ cận nghèo và trên 1.500 hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Toàn tỉnh hiện có 43.801 người đang được hưởng chính sách bảo trợ xã hội hàng tháng theo Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013. Trong đó, 16.172 người được hưởng chế độ người khuyết tật nặng, 5.644 người khuyết tật đặc biệt nặng.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Thân Đức Hưởng phát biểu tại buổi làm việc với Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam

          Từ năm 2015 đến nay các cấp hội trong tỉnh đã vận động gần 41 tỷ đồng, đã xây dựng và sửa chữa 212 căn nhà, trao trên 41.000 suất quà. Số tiền vận động được cũng đã xây dựng cầu giao thông nông thôn, thăm hỏi, tặng quà, tặng xe lăn và một phần hỗ trợ sinh kế như cho mượn vốn để chăn nuôi, sản xuất kinh doanh phù hợp với khả năng và điều kiện sức khỏe của nạn nhân chất độc da cam/dioxin.

          Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Thân Đức Hưởng cho biết: Tỉnh Cà Mau thời gian qua rất quan tâm đến đối tượng chính sách nên thường xuyên rà soát để các đối tượng được hưởng chính sách đúng quy định. Đề nghị Bộ LĐTB&XH sớm tham mưu cho Nhà nước có chính sách đối với thế hệ thứ 3 của nạn nhân chất độc da cam và thủ tục hồ sơ để công nhận người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học cần đơn giản hóa. Vì theo tình hình thực tế hiện nay thì khả năng đáp ứng hồ sơ thủ tục của nạn nhân là không có hoặc không đủ hồ sơ để nạn nhân có thể kịp thời thụ hưởng chính sách. Các bộ, ngành chức năng ở Trung ương cần sớm ban hành hướng dẫn thống nhất đối với tiêu chí xác định nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam cho cả người tham gia kháng chiến và người dân sống trong vùng căn cứ kháng chiến và con cháu họ bị nhiễm chất độc da cam.

Hội Nạn nhân chất độc da cam TP Cà Mau thăm hỏi, tặng quà nạn nhân da cam 

          Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh cho rằng: Cà Mau là một trong những tỉnh có đối tượng nhiễm chất độc hóa học nặng nề. Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam đánh giá cao các cấp Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin trong tỉnh luôn nắm sâu sát về các đối tượng là nạn nhân da cam, các hội viên và tham mưu kịp thời với chính quyền địa phương, lãnh đạo tỉnh để có nhiều giải pháp hỗ trợ. Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh cho biết: Theo chỉ đạo của Chính phủ đến năm 2025 giải quyết cơ bản hậu quả do chất độc hóa học gây ra, hiện nay về môi trường khoảng 96% diện tích không còn bị phơi nhiễm. Thời gian tới, Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh đề nghị tỉnh Cà Mau tiếp tục chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 43-CT/TW, đồng thời tiếp tục rà soát lại tình hình nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam để kịp thời giải quyết chính sách cho các nạn nhân./.

Hồng Phượng

       

 

Khẩn trương xây dựng dự thảo báo cáo chính trị trình đại hội khoá mới 

Đây là chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Đức Hiển, Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ tại Hội nghị cho ý kiến đề cương chi tiết Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, ngày 4/1/2025.

Ðại tá từ du kích

Trong các bạn bè, đồng đội cùng hàm, trên dưới tuổi tám mươi, Ðại tá Trần Công Bình (Út Bình) có lẽ là người đậm chất từ du kích, tên ông gắn liền với du kích Thạnh Phú một thời lẫy lừng chốt chặn phía Nam tỉnh lỵ An Xuyên, bảo vệ vùng giải phóng Nhà Phấn, Rạch Mũi trong tầm đại bác của địch.

Ðoàn kết đấu tranh phòng, chống tham nhũng

Hiện nay, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Ðảng được chỉ đạo quyết liệt từ Trung ương đến địa phương, cơ quan, đơn vị. Các trường đều đưa nội dung giáo dục đạo đức, lối sống về chủ đề phòng, chống tham nhũng, tiêu cực vào các buổi họp chi bộ cũng như họp hội đồng sư phạm tại trường.

Dân vận khéo từ việc nhỏ

Thời gian qua, Chi hội Cựu chiến binh (CCB) ấp Cái Bát, xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời triển khai thực hiện hiệu quả mô hình xây hố đốt rác, tạo sức lan toả rộng rãi, góp phần bảo vệ môi trường và hướng đến xây dựng nông thôn mới nâng cao.

Niềm tin vào khí thế mới

Năm 2024 đã khép lại, ở thời khắc chuyển giao sang năm mới, chắc hẳn mỗi người đều có cho riêng mình những dự định, quyết tâm và niềm hy vọng về những điều tốt đẹp trong năm mới cho gia đình, cho sự phát triển của quê hương, đất nước.

Lan toả điều tích cực để an dân, tạo sức đề kháng, thành trì vững chắc trong lòng dân

Năm 2024, các hoạt động của ngành Tuyên giáo luôn bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng của Ban Tuyên giáo Trung ương và Tỉnh uỷ, góp phần ổn định tình hình tư tưởng trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Đó là một trong những nội dung được đề cập tại Hội nghị tổng kết công tác Tuyên giáo năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025, vào sáng 31/12. Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành, Trường Chính trị tỉnh, các cơ quan báo chí, Ban Tuyên giáo các huyện, thành phố tham dự hội nghị.

Cuộc “cách mạng” của báo chí

Tại Hội nghị Báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2025, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Ðảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, đã nhấn mạnh một công việc hệ trọng của báo chí cách mạng trong giai đoạn mới: “Báo chí phải thực hiện tốt sứ mệnh trong kỷ nguyên mới”.

Nửa đời tìm nhau

Ở các địa phương miền Tây Nam Bộ, chúng tôi tìm gặp một số cán bộ lão thành, học sinh miền Nam (HSMN) tập kết ra Bắc năm 1954. Trong câu chuyện kể của họ, ngoài ký ức đẹp về tấm lòng Nhân dân miền Bắc dành cho HSMN tham gia học tập, từ nơi ở, chén cơm, manh áo... còn là những mối tình “cơ duyên trời định”. Người còn sống giờ tuổi đã ngoài 80, nhưng khi nhắc nhớ về kỷ niệm ở miền Bắc, họ lại ngời lên những ký ức năm xưa.

Hệ trọng công tác dân tộc, tôn giáo

Công tác dân tộc, tôn giáo là vấn đề hệ trọng, được Ðảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm chăm lo từ thể chế đến chủ trương, chính sách. Theo đó, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc ngày càng được nâng cao; hoạt động tôn giáo ngày càng bình đẳng, ổn định, tự do trong khuôn khổ pháp luật. Những giá trị tốt đẹp của tôn giáo đã hoà quyện vào nền văn hoá truyền thống của dân tộc.

Tự hào tuyến đường rợp cờ Tổ quốc

Từ lâu, việc treo cờ Tổ quốc vào dịp lễ, Tết, chào mừng các sự kiện trọng đại của đất nước, của tỉnh đã trở thành nghi lễ quen thuộc, là niềm tự hào, là nét đẹp văn hoá truyền thống luôn được các cấp, các ngành, các địa phương và đông đảo Nhân dân trong huyện Ngọc Hiển nghiêm túc thực hiện. Treo cờ Tổ quốc không chỉ thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào của mỗi người dân Việt Nam nói chung, huyện Ngọc Hiển nói riêng, mà còn thể hiện tinh thần đoàn kết, cùng chung sức, chung lòng xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.