ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 18-1-25 16:07:32
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Văn hoá tâm linh đất Thới Bình

Báo Cà Mau (CMO) Vùng đất Cà Mau nói chung, Thới Bình thôn nói riêng đã trải qua hơn 300 năm hình thành và phát triển. Buổi đầu khai khẩn, mở cõi, để vượt qua biết bao sự nghiệt ngã khi chống chọi với thiên nhiên và thú dữ, cha ông ta đã dựa niềm tin vào thế lực siêu nhiên nào đó nhằm tạo nên sức mạnh tinh thần, cùng ý chí quyết tâm để mở làng, lập ấp.

Vì vậy, trong đời sống văn hoá tâm linh của các bậc tiền nhân luôn có một đức tin mãnh liệt vào tín ngưỡng dân gian. Ðiều này được thể hiện thông qua việc lập miếu, đình, chùa để thờ tự, gửi gắm niềm tin, và theo dòng thời gian, những nơi ấy đã đánh dấu, khẳng định lịch sử chủ quyền của đất nước ta buổi ban đầu được các bậc tiền nhân mở cõi trời Nam tạo lập.

Từ miếu thờ thời khẩn hoang...

Khoảng cuối thế kỷ XVII, vùng đất Thới Bình đã xuất hiện một số người Kinh từ miền ngoài vào, do không khuất phục trước bọn cường hào, ác bá của chế độ phong kiến, cùng những người bị chúa Nguyễn lưu đày biệt xứ. Ðến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, một số người Hoa, người Khmer đến chung tay cùng người Kinh khai hoang, xây làng, lập ấp, hình thành làng Thới Bình gồm 4 thôn: Kiến An, Cửu An, Tân Thới và Tân Bình; thời Pháp thuộc sáp nhập 4 thôn thành Thới Bình thôn, tức là Thới Bình ngày nay.

Thời mới khẩn hoang, khai phá, Thới Bình thôn là nơi rừng thiêng nước độc với muôn ngàn thú dữ. Các bậc tiền nhân luôn gặp muôn ngàn hiểm nguy. Từ việc sùng bái tự nhiên, đặc biệt là tín ngưỡng dân gian thờ đa thần phù hộ độ trị cho dân làng, nên họ cất miếu nhỏ thờ ở dạng phiếm chỉ và tượng trưng, như miếu thờ thổ thần, thuỷ thần, thờ nhân thần, hay những con vật được coi là linh thiêng, như Ông Ba Mươi (ông Cọp)... Theo đó, vùng đất Thới Bình ngày nay có rất nhiều miếu hình thành từ xa xưa, như miếu Bà Chúa Xứ ở ấp Nguyễn Huế, xã Tân Bằng; miếu Bà Chúa Xứ ở ấp Cây Khô, xã Hồ Thị Kỷ; miếu Bà Thiên Hậu của người Hoa ở thị trấn Thới Bình... Bà Chúa Xứ là biểu hiện cụ thể của tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt từ lâu đời; là hiện sinh của vị Mẫu thần, biểu hiện khát vọng tìm kiếm sự che chở, bảo bọc cho cuộc sống bình yên của người dân địa phương, nên ở các vị trí nơi đầu làng, nơi ngã ba sông vùng đất Thới Bình có nhiều ngôi miếu Bà được người dân dựng lên thờ tự.

Vùng đất Thới Bình ngày nay có rất nhiều miếu hình thành từ xa xưa, như miếu Bà Chúa Xứ, ấp Cây Khô, xã Hồ Thị Kỷ.

... Ðến đình, chùa là di tích lịch sử

Với truyền thống đạo lý của người Việt là luôn nhớ ơn các bậc tiền hiền khai khẩn, là những người có công quy tụ dân lập làng, dựng ấp, mở cõi vùng đất này và các bậc hậu hiền khai canh xây dựng các công trình phúc lợi giúp dân khai hoang mở ruộng; những thế hệ di dân đến Thới Bình thôn đều thể hiện tấm lòng tri ân đến các bậc tiền hiền... Vì vậy, nơi đây có rất nhiều ngôi đình thờ Thành hoàng Bổn cảnh trông coi việc ở các thôn, đồng thời cũng là nơi hội họp, bàn việc của dân làng.

Dưới thời nhà Nguyễn, những ngôi đình ở Thới Bình thôn đều có sắc phong cho Thành hoàng, vì hầu hết Thành hoàng đều có công với nước. Như Ðình thần Thới Bình được vua Tự Ðức ban Sắc phong thần vào ngày 29/11 năm Tân Hợi (1851); ngày 29/11 năm Nhâm Tý (1852), vua Tự Ðức ban Sắc phong thần cho Ðình thần Tân Bằng và Ðình thần Tân Mỹ (Tân Lộc)... Các ngôi đình trên trong những năm kháng chiến chống giặc ngoại xâm đã trở thành những nơi hoạt động của lực lượng cách mạng nên ngày nay đã được công nhận là di tích lịch sử, văn hoá.

Ðình thần Thới Bình được xây dựng từ những năm 1846-1847, được vua Tự Ðức phong Sắc thần vào ngày 29/11 năm Tân Hợi (1851).

Ðặc biệt, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương thể hiện sức mạnh của tinh thần đại đoàn kết dân tộc. Trên vùng đất Thới Bình thôn cách nay hơn 160 năm có “Miếu Ông Vua” (nay là Ðền thờ Vua Hùng, nằm ven Quốc lộ 63, thuộc ấp Giao Khẩu, xã Tân Phú, được công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hoá cấp tỉnh vào năm 2011). Lúc đầu, Ðền thờ Vua Hùng được xây dựng bằng cây lá, rất đơn sơ, sau nhiều lần trùng tu, tôn tạo, đến nay khu đền được đầu tư xây dựng khang trang để Nhân dân Thới Bình và hậu sinh Cà Mau tưởng nhớ về cội nguồn dân tộc.

Cùng với miếu, đình hình thành trong những ngày khai làng, lập ấp, chùa là cơ sở hoạt động và truyền bá Phật giáo, là nơi tu tập và thuyết giảng đạo Phật của các nhà sư, tăng, ni. Với xứ Thới Bình, chùa cũng là nơi nuôi chứa cán bộ hoạt động cách mạng, điển hình là Di tích Lịch sử - Văn hoá cấp quốc gia chùa Cao Dân, xã Tân Lộc.  Ðược xây dựng từ năm 1922, chùa Cao Dân là cơ sở bí mật của cách mạng trong 2 cuộc kháng chiến, chống Pháp và Mỹ. Nơi đây có nhiều phật tử cùng chư tăng tham gia kháng chiến, tiêu biểu là Cố Ðại đức Hữu Nhem (nguyên trụ trì chùa) là chiến sĩ cách mạng kiên trung, ông từng giữ chức vụ Phó chủ tịch Mặt trận Dân tộc giải phóng Khu Tây Nam Bộ.

 Chùa Cao Dân là cơ sở bí mật của cách mạng trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Nơi đây có nhiều phật tử, chư tăng tham gia kháng chiến, tiêu biểu là Cố Đại đức Hữu Nhem, từng giữ chức vụ Phó chủ tịch Mặt trận Dân tộc giải phóng Khu Tây Nam Bộ.

Di tích lịch sử cấp tỉnh chùa Rạch Giồng (ấp Ðường Ðào, xã Hồ Thị Kỷ) xây dựng năm 1788, có tuổi đời 235 năm, là ngôi chùa được xây dựng sớm nhất ở vùng đất Thới Bình. Trong quá trình hình thành và phát triển, chùa vừa làm tròn nhiệm vụ giữ đạo, vừa làm tốt vai trò là cơ sở cách mạng, hậu phương vững chắc và là nơi tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Ðảng đến đồng bào dân tộc và phật tử. Ðồng thời cũng là nơi giao lưu văn hoá giữa các dân tộc anh em từ những ngày khai phá vùng đất hoang để xây làng, phum sóc.

Chùa Rạch Giồng (ấp Ðường Ðào, xã Hồ Thị Kỷ) được xây dựng năm 1788, có tuổi đời 235 năm, là ngôi chùa được xây dựng sớm nhất ở vùng đất Thới Bình. Chùa vừa được trùng tu và được công nhận Di tích Lịch sử cấp tỉnh vào năm 2022.

Ðình, chùa, miếu mạo là biểu tượng văn hoá, tâm linh, tín ngưỡng quan trọng trong đời sống của người dân Thới Bình từ bao đời, gắn với quá trình dựng nước và giữ nước, lịch sử các thời kỳ cách mạng, kháng chiến của người dân Thới Bình nói riêng, Cà Mau nói chung. Vì vậy, việc gìn giữ giá trị văn hoá tín ngưỡng dân gian cũng chính là để kế thừa, phát huy dòng chảy văn hoá dân tộc./.

 

Huỳnh Lâm

 

Liên đoàn lao động tỉnh thăm, tặng quà đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

Đây là một trong những nội dung thuộc Chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng” năm 2025 của LĐLĐ tỉnh. Thông qua chương trình để đoàn viên, NLĐ thấy được vai trò của tổ chức công đoàn là "tổ ấm", là người đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích cho đoàn viên, NLĐ.

Sửa chữa lộ thông thoáng trước Tết

Tuyến đường từ ngã ba Hải Thượng Lãn Ông và Huỳnh Thúc Kháng nối dài về hướng huyện Ðầm Dơi đã được đổ bê tông hoàn toàn để phục vụ nhu cầu đi lại, sinh hoạt của người dân, nhất là thời điểm Tết đang đến gần.

Chợ tết 0 đồng - ấm lòng hộ nghèo

Nhằm tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn TP Cà Mau được vui xuân, đón tết, sáng nay (15/1), Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh phối hợp với CLB Nữ doanh nghiệp tổ chức “Chợ Tết 0 đồng”.

Khởi sắc nông thôn mới

Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) ở huyện Phú Tân ngày càng toàn diện, đi vào chiều sâu, với nhiều dấu ấn rõ nét, tạo diện mạo mới khang trang cho vùng nông thôn, rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị... Kết quả này đã nhân lên niềm vui cho người dân quê hương Phú Tân.

Mang Tết đến nạn nhân chất độc da cam

Toàn TP Cà Mau có 899 người bị nhiễm chất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam, trong đó có người trực tiếp tham gia kháng chiến và con đẻ của họ. Phần lớn nạn nhân chất độc da cam cuộc sống còn nhiều khó khăn, lại thêm bệnh tật. Ðể bản thân và gia đình nạn nhân chất độc da cam phần nào vơi đi nỗi đau, mất mát đó, cứ mỗi dịp xuân về, Tết đến, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin (Hội Nạn nhân chất độc da cam) các cấp TP Cà Mau sẽ trao nhiều phần quà yêu thương đến những nạn nhân và gia đình họ.

Xoá hơn 1.100 căn nhà tạm, nhà dột nát

Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, thực hiện chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát, đến nay, toàn tỉnh khởi công được 1.114 căn nhà.

Hùn vốn, góp công làm lộ

Những năm qua, nhờ làm tốt công tác xã hội hoá trong phong trào làm đường giao thông, cầu dân sinh nên xã Tân Hưng Ðông (huyện Cái Nước) trở thành điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới; qua đó, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, làng quê ngày càng khởi sắc.

Tìm hiểu “hội chứng màn hình xanh”

Ngày nay, công nghệ đã và đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, nhưng mặt trái của nó cũng dần lộ diện với những vấn đề tâm lý ngày càng phổ biến trong giới trẻ. Một trong số đó là “hội chứng màn hình xanh”, đây không phải là một khái niệm chính thức trong y khoa, nhưng nó đang được dùng để mô tả những hệ luỵ về sức khoẻ tâm lý và thể chất khi thời gian sử dụng các thiết bị điện tử vượt quá giới hạn.

Vườn hoa "Sinh viên 5 tốt"

Từ phong trào “Sinh viên 5 tốt” đã xuất hiện nhiều tấm gương sinh viên nữ sống đẹp, đạt thành tích xuất sắc trong học tập, sáng tạo, nghiên cứu khoa học, góp phần nâng cao giá trị của danh hiệu, hình thành lớp sinh viên (SV) có bản lĩnh, tri thức, sức khoẻ, khát vọng vươn lên, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, chủ động và tự tin trong hội nhập quốc tế. Ðiển hình như các nữ SV tiêu biểu tại Trường Ðại học Bình Dương, Phân hiệu Cà Mau (Phân hiệu).

Tỉnh đoàn trao quà tết công nhân trên công trình cao tốc Cần Thơ – Cà Mau

Chiều nay (13/1), Tỉnh đoàn Cà Mau tổ chức đoàn đến thăm, trao suất quà tết và 15 bao lì xì cho lực lượng công nhân thuộc Công ty Cổ phần Hải Đăng, TP Hồ Chí Minh, đơn vị đang thi công trên công trình cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, đoạn qua huyện Thới Bình.