ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 15-1-25 16:12:27
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hành động sớm, giảm thiệt hại

Báo Cà Mau Cà Mau là tỉnh ven biển duy nhất ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), không được bổ sung nguồn nước ngọt từ các sông lớn đầu nguồn, đời sống và sản xuất của người dân phụ thuộc hoàn toàn vào nước ngầm và nước mưa nên chịu ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng khi hạn hán, xâm nhập mặn vùng ngọt xảy ra, nhất là khó khăn về nước sinh hoạt, đặc biệt là ở các khu vực thuộc vùng ngọt thuộc các huyện U Minh, Trần Văn Thời, Thới Bình và TP Cà Mau, các khu vực ven biển, đảo và hải đảo, vùng nông thôn.

Hạn hán, xâm nhập mặn sẽ còn gay gắt

Theo đánh giá của các cơ quan khí tượng thuỷ văn, thời gian tới tình hình hạn hán sẽ còn gay gắt hơn nữa do sự nóng lên của khí hậu toàn cầu, dưới tác động của biến đổi khí hậu, sẽ gây ra những hậu quả ngày càng nghiêm trọng hơn nếu không có giải pháp phòng, chống hợp lý. Hạn hán, cùng với xâm nhập mặn vùng ngọt, tiến sâu vào nội đồng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất.

Mức độ thiệt hại của hạn hán đã giảm dần qua các năm do Cà Mau đã chủ động thực hiện các giải pháp ứng phó, tuy nhiên hậu quả để lại cũng còn khá nặng nề, việc khắc phục còn gặp nhiều khó khăn, kéo dài. (Trong ảnh: Hạn hán làm sụt lún đất, thiệt hại nặng nề hạ tầng giao thông tại xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời, mùa khô 2023-2024).

Mức độ thiệt hại của hạn hán đã giảm dần qua các năm do Cà Mau đã chủ động thực hiện các giải pháp ứng phó, tuy nhiên hậu quả để lại cũng còn khá nặng nề, việc khắc phục còn gặp nhiều khó khăn, kéo dài. (Trong ảnh: Hạn hán làm sụt lún đất, thiệt hại nặng nề hạ tầng giao thông tại xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời, mùa khô 2023-2024).

Ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết, những tác động khi xảy ra hạn hán, xâm nhập mặn đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sản xuất, sinh hoạt, cơ sở hạ tầng giao thông, đê biển... trên phạm vi toàn tỉnh. Ðặc biệt, khu vực nhạy cảm và chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là các vùng ngọt hoá thuộc địa bàn huyện U Minh và huyện Trần Văn Thời; đối với điều kiện tự nhiên của tỉnh, đây cũng chính là vùng bị ảnh hưởng chủ yếu bởi xâm nhập mặn.

Theo nội dung chỉ đạo tại Công điện số 128/CÐ-TTg ngày 8/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ, những tháng đầu năm 2025 có thể xảy ra hạn hán, thiếu nước cục bộ, nhất là tại khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên. Tại ÐBSCL, có khả năng xảy ra thiếu nước cục bộ, xâm nhập mặn sâu vào các cửa sông, ảnh hưởng đến sinh hoạt của Nhân dân và hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Tình hình hạn hán, xâm nhập mặn vùng ngọt trên địa bàn tỉnh Cà Mau chỉ xảy ra trong mùa khô và thường bắt đầu từ tháng 1 trở đi, có khả năng kéo dài đến hơn 6 tháng, riêng xâm nhập mặn vùng ngọt có thể kéo dài hơn. Hạn hán chủ yếu ảnh hưởng đến sản xuất và các đối tượng dễ bị tổn thương do xâm nhập mặn vùng ngọt. Cụ thể, người già, trẻ em, phụ nữ, hộ nghèo, hộ cận nghèo, người khuyết tật và những hộ dân sinh sống ở những vùng có địa tầng nước bị nhiễm phèn là nhóm người dễ bị tổn thương do hạn hán. Ðặc biệt là phụ nữ nghèo, thu nhập thấp, phụ nữ yếu thế là đối tượng phải chịu tác động nặng nề nhất vì phần lớn sống bằng nghề nông, khi hạn hán xảy ra sẽ dẫn đến mất mùa, mất sinh kế, và với vai trò là người chăm sóc gia đình và lo việc bếp núc khiến người phụ nữ phải làm việc nhiều hơn và dễ bị tổn hại hơn do điều kiện về tâm, sinh lý, điều kiện sức khoẻ.

Hạn hán, cùng với việc sản xuất trái chủ trương (lúa vụ 3) không những gây thiệt hại sản xuất cho người dân mà còn ảnh hưởng đến thiệt thiệt hại do hạn hán gây ra. (Ảnh chụp tại hộ bà Lâm Thị Cam, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời, tháng 4/2024)

Hạn hán, cùng với việc sản xuất trái chủ trương (lúa vụ 3) không những gây thiệt hại sản xuất cho người dân mà còn ảnh hưởng đến thiệt thiệt hại do hạn hán gây ra. (Ảnh chụp tại hộ bà Lâm Thị Cam, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời, tháng 4/2024).

Chủ động nên giảm dần thiệt hại

Thiệt hại do hạn hán gây ra trong mùa khô 2015-2016 trên 1.400 tỷ đồng; mùa khô 2019-2020 thiệt hại khoảng 800 tỷ đồng; mới đây, thiệt hại trong mùa khô 2023-2024 là trên 28 tỷ đồng. Mức độ gay gắt của hạn hán tương đương nhau, nhưng thiệt hại giảm dần và giảm sâu, là do địa phương đã chủ động, dần đảm bảo về hạ tầng cũng như nâng cao nhận thức trong ứng phó của người dân. Cụ thể, hiện tại hệ thống cống ngăn mặn, giữ ngọt, ngăn triều có 214 cống thuỷ lợi và 25 trạm bơm điều tiết nước, ngăn mặn, giữ ngọt, xổ phèn, mặn... cơ bản đảm bảo vận hành ổn định, sẵn sàng ứng phó khi hạn hán, xâm nhập mặn vùng ngọt xảy ra. “Ðó là hiệu quả rõ rệt của việc hành động sớm trước thiên tai”, ông Nguyễn Thanh Tùng, Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ lợi, chia sẻ.

Từ thực tế trên cho thấy, cần chủ động, kịp thời điều tiết, dự trữ nước phục vụ dân sinh, sản xuất nông nghiệp, phòng cháy, chữa cháy rừng và hỗ trợ người dân theo phương án ứng phó với các thông tin cảnh báo hạn hán, xâm nhập mặn vùng ngọt của cơ quan chức năng. Chủ động, linh hoạt trong tổ chức sản xuất, điều chỉnh mùa vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện nguồn nước. Kịp thời truyền tải thông tin dự báo và cảnh báo sớm, cùng các phương án tuyên truyền với các thông điệp rõ ràng hướng dẫn thực hiện các hành động cụ thể (tích trữ nước, lương thực, bảo vệ sản xuất theo thông tin cảnh báo, lịch mùa vụ, loại giống phù hợp và chỉ đạo chính quyền địa phương...). Chủ động huy động mọi nguồn lực để phục vụ công tác ứng phó với hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn vùng ngọt đảm bảo kịp thời, tiết kiệm, hiệu quả nhằm giảm thiểu thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn vùng ngọt gây ra.

Chủ động, linh hoạt, kịp thời ứng phó hạn hán từ người dân và các tầng lớp xã hội. (Ảnh chụp tại xã Khánh Bình Ðông, huyện Trần Văn Thời, mùa khô 2023-2024).

Chủ động, linh hoạt, kịp thời ứng phó hạn hán từ người dân và các tầng lớp xã hội. (Ảnh chụp tại xã Khánh Bình Ðông, huyện Trần Văn Thời, mùa khô 2023-2024).

Ông Phan Hoàng Vũ cho biết, công tác ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn vùng ngọt theo nguyên tắc ưu tiên cho nước sinh hoạt, nước phòng cháy, chữa cháy rừng; khuyến cáo Nhân dân không sản xuất ở những nơi có nguy cơ thiếu nước và chuyển sang sản xuất các loại cây trồng phù hợp, tiết kiệm nước, nhất là chủ động trữ nước mưa vào cuối mùa mưa để sử dụng sinh hoạt trong mùa khô; vận hành hiệu quả các công trình ngăn mặn; kinh phí thực hiện công tác ứng phó hạn hán phải đảm bảo kịp thời, tiết kiệm, hiệu quả, đúng quy trình, quy định. “Tỉnh đã xây dựng 2 kịch bản nhằm chủ động ứng phó thiệt hại do hạn hán gây ra trong năm 2025 và những năm tiếp theo, trong đó đề ra khá cụ thể những hành động ứng phó theo từng cấp độ dự báo, đồng thời thường xuyên theo dõi tình hình, có sự cập nhật, điều chỉnh một cách linh hoạt sát với tình hình thực tế”, ông Phan Hoàng Vũ chia sẻ thêm.

Mùa khô năm nay, hồ chứa nước ngọt tỉnh có diện tích 102 ha, dung tích 3,85 triệu mét khối đã đưa vào vận hành. Cùng với đó, bên cạnh đầu tư mới, mở rộng hệ thống cấp nước nối mạng, thông qua sự hỗ trợ rất nhiều về bồn chứa nước trong dân, tình trạng thiếu nước ngọt trong mùa khô đã dần được kiểm soát, đảm bảo an toàn cuộc sống cho người dân.


Mới đây, Công ty Cổ phần Ðầu tư ngành nước DNP (DNP Water) vừa đề xuất đầu tư dự án trạm bơm nước thô vùng Tây Nam Sông Hậu và hệ thống ống truyền tải cung cấp nguồn nước thô cho 3 tỉnh: Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng. Mục tiêu ban đầu của dự án này là đảm bảo cung cấp nguồn nước mặt đầy đủ cho mục đích sinh hoạt, sản xuất, khắc phục tình trạng nước nhiễm mặn, thay thế nguồn nước ngầm đang bị khai thác quá mức gây tình trạng sụt lún tại khu vực. Theo đó, doanh nghiệp sẽ trực tiếp đầu tư trạm bơm và các tuyến ống truyền tải chính đến khu vực trung tâm mỗi tỉnh. Tại Cà Mau, dự kiến trạm bơm tăng áp được đặt tại huyện Thới Bình với công suất giai đoạn 1 là 100.000 m3/ngày đêm. Từ đây sẽ hình thành khoảng 10 trạm bơm tăng áp truyền tải nước về các nhà máy nước trong tỉnh.


 

Trần Nguyên

 

Giúp người dân thích ứng trước biến đổi khí hậu

Khánh Tiến là 1 trong 2 xã ven biển của huyện U Minh, chịu tác động lớn của biến đổi khí hậu (BÐKH) với các loại hình thiên tai: mưa bão, xâm nhập mặn, nước biển dâng... ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân, nhất là những hộ nghèo, khó khăn. Nhằm cải thiện đời sống, cũng như giúp hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn xã thích ứng tốt với BÐKH, Hội LHPN tỉnh đã triển khai Dự án “Tăng cường sự thích ứng dựa vào cộng đồng với BÐKH vùng ven biển”, giai đoạn 2023-2025 (Dự án).

Hành động sớm để giảm thiểu thiệt hại

Xây dựng phương án cụ thể; có những chỉ đạo sớm, triển khai kịp thời đến cơ sở, đến người dân; công bố thiên tai khi đủ điều kiện để áp dụng các biện pháp khẩn cấp theo quy định; huy động nguồn lực từ nguồn ngân sách cho đến nguồn tài trợ... là những giải pháp tỉnh đã triển khai thực hiện nhằm ứng phó, hạn chế thiệt hại và khắc phục hậu quả thiên tai thời gian qua.

Nối dài “tường thành” giữ đất

Cà Mau là một trong những địa phương chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực nhất bởi tình trạng xói lở bờ biển. Hơn lúc nào hết, tỉnh cần có những dự án lớn và dài hơi để ứng phó với biến đổi khí hậu. Ðể làm được điều này, bên cạnh việc huy động nguồn vốn từ Trung ương đến địa phương thì hợp tác quốc tế là một trong những giải pháp mà tỉnh đã nỗ lực thực hiện để hướng đến xây dựng các công trình bền bỉ, chống chịu trước thiên nhiên.

Sông Ðốc cần hỗ trợ thêm nguồn lực phòng, chống thiên tai

Ðể chủ động trước tình hình diễn biến phức tạp của thiên tai, UBND thị trấn Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời) bố trí phương án huy động lực lượng, đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhân lực, phương tiện, vật tư, nhiên liệu... tại địa phương theo phương châm “4 tại chỗ” và huy động tối đa nguồn lực trong dân khi có thiên tai xảy ra.

Tiến tới cộng đồng an toàn trước thiên tai

Hướng tới xây dựng cộng đồng an toàn trước thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu (BÐKH), giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản do thiên tai gây ra, thời gian qua, tỉnh Cà Mau triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để không chỉ nâng cao nhận thức mà còn nâng cao năng lực ứng phó trong cộng đồng dân cư.

Trắng tay vì sạt lở

Những ngày cuối năm 2024, chị Lê Bị Bỉ, ấp Bỏ Hủ, xã Tam Giang Ðông, huyện Năm Căn, rơi vào cảnh trắng tay khi miếng vuông gần 50 công giáp cửa biển Bắc Bồ Ðề đã bị sóng biển đánh trôi, xoá sổ hoàn toàn. Sạt lở, nước biển đã ập vào ngập tận chân nền nhà - tài sản duy nhất còn lại của gia đình. Dù ra sức bao ví, giữ gìn nhưng trước sự cuồng nộ của sóng gió, chị Bỉ cũng không biết có thể cầm cự được bao lâu nữa.

Sẵn sàng cho mùa khô hạn

Mùa khô năm 2024-2025 được dự báo không nghiêm trọng, song tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn vẫn ở mức cao hơn trung bình và diễn biến phức tạp. Vì vậy, việc chủ động xây dựng phương án ứng phó linh hoạt, sát thực tế là rất cần thiết, để nhiệm vụ phòng, chống đạt hiệu quả.

Chủ động trước mùa khô hạn

Sụt lún đường, thiếu nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất, xâm nhập mặn... là những nỗi lo thường trực mỗi khi bước vào mùa khô.

Ứng phó hạn, mặn từ sớm

Ngay từ đầu mùa khô 2024-2025, huyện Trần Văn Thời chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với hạn, mặn nhằm bảo vệ sản xuất và đời sống người dân.

Cuộc chiến dài hơi trước biến đổi khí hậu

Cà Mau là một trong những tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai và biến đổi khí hậu (BÐKH). Ðặc biệt, trước tác động của BÐKH, thiên tai diễn ra ngày càng khốc liệt và khó lường. Vì vậy, phòng chống và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai là cuộc chiến dài hơi, bền bỉ và cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.