ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 21-11-24 19:08:16
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Vi phạm IUU, mối nguy cho kinh tế biển

Báo Cà Mau (CMO) Nếu không khẩn trương tiến hành các biện pháp ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng tàu cá vi phạm IUU (khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định) để EC gỡ thẻ vàng thì nguy cơ bị rút thẻ đỏ về lĩnh vực thuỷ sản là rất lớn. Việc này đồng nghĩa với việc EC sẽ cấm nhập khẩu sản phẩm thuỷ sản khai thác của Việt Nam; ảnh hưởng lớn đến đời sống, kinh tế của ngư dân và đến uy tín của ngành thuỷ sản Việt Nam trên trường quốc tế.

Theo Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam (BTL), từ đầu năm đến đầu tháng 6/2022, tình trạng tàu cá Việt Nam vi phạm khai thác IUU bị bắt giữ, xử lý có xu hướng gia tăng so với cùng kỳ năm 2021. Phần lớn là xâm phạm sâu vào vùng biển nước ngoài khai thác hải sản trái phép; sử dụng nhiều thủ đoạn để né tránh các lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển.

Nếu như 6 tháng cuối năm 2021, tình hình tàu cá Việt Nam vi phạm khai thác IUU có xu hướng giảm, với 22 vụ, 36 tàu thì trong 6 tháng đầu năm 2022, số lượng tàu vi phạm ghi nhận được lại tăng lên 35 vụ, 54 tàu với 507 ngư dân bị nước ngoài bắt giữ, xử lý. Các vùng biển nước ngoài có tàu cá Việt Nam vi phạm nhiều nhất thường là Thái Lan, Indonesia, Malaysia...

Công tác tuần tra, kiểm soát chống vi phạm IUU luôn được các ngành chức năng phối hợp triển khai.

Phân tích lượng tàu cá vi phạm trên các vùng biển này chủ yếu là tàu cá ở các địa phương: Quảng Ngãi, Khánh Hoà, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang. Đồng thời trong số 54 tàu vi phạm của 6 tháng đầu năm 2022, có đến 11 tàu, 122 ngư dân chưa xác định rõ của địa phương nào.

Cà Mau là địa phương có trữ lượng nguồn lợi thuỷ sản phong phú, ngư trường khai thác rộng và là 1 trong 4 khu vực trọng điểm khai thác hải sản của cả nước. Tỉnh có khoảng 4.600 tàu cá, xếp thứ 2 ở ĐBSCL (sau Kiên Giang); sản lượng khai thác trung bình 230.000 tấn/năm.

Năm 2021, tỉnh có 7 tàu, 36 ngư dân bị nước ngoài bắt giữ, xử lý: Thái Lan 5 tàu, 26 ngư dân; Malaysia 1 tàu, 4 ngư dân; Indonesia 1 tàu, 6 ngư dân. Và lực lượng chức năng của tỉnh phát hiện xử phạt 1 tàu, 6 ngư dân. Song, từ ngày 1/1/2022 đến cuối tháng 5/2022 đã phát hiện 1 tàu, 7 ngư dân của Cà Mau bị Thái Lan bắt giữ, xử lý và còn 8 tàu vi phạm khác đang được các ngành xác minh làm rõ.

“Đây là vấn đề hết sức nan giải dù tỉnh đã tiến hành nhiều biện pháp ngăn chặn. Kể cả sau khi thống kê, xác minh, điều tra tàu cá đăng ký và thực tế hoạt động, tỉnh Cà Mau đã công bố danh sách, xoá đăng ký vĩnh viễn trên 1.000 tàu cá để báo đến các địa phương, ngành chức năng cùng phối hơp xử lý, kiểm soát. Các tàu xoá đều là tàu đã hết hạn chứng nhận an toàn kỹ thuật và không cấp phép khai thác thuỷ sản trên 2 năm; không tiến hành lắp đặt giám sát hành trình theo quy định”, ông Châu Công Bằng, Phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau, cho biết.

Tỉnh luôn chủ động, triển khai công tác đấu tranh với các hoạt động tàu cá vi phạm khai thác IUU từ bờ ra đến vùng khai thác. Tuy vậy, một bộ phận không nhỏ ngư dân, chủ tàu, thuyền trưởng lại cố tình vi phạm các quy định dù biết vi phạm vùng biển nước ngoài sẽ có hậu quả không lường.

Khai thác thuỷ sản Cà Mau sẽ chịu nhiều ảnh hưởng khi vấn đề khai thác vi phạm IUU chưa chấm dứt.

Theo nhận định của BTL trong chuyến làm việc với UBND tỉnh Cà Mau vào đầu tháng 6/2022: “Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến vi phạm IUU gia tăng là do nguồn lợi hải sản của vùng biển trong nước ngày càng cạn kiệt, giá xăng dầu tăng cao cùng với chi phí nhân công nên công tác khai thác trong nước lợi nhuận thấp hoặc bị lỗ”.

Một thực tế đang tồn tại khác cũng là nguyên nhân dẫn đến vi phạm IUU là vì lợi ích kinh tế, chủ tàu hoặc thuyền trưởng đã cố tình vi phạm vùng biển nước ngoài để khai thác hải sản. Mặt khác, mối quan hệ giữa chủ tàu, thuyền trưởng và thuyền viên không đơn thuần là làm công ăn lương mà là ăn chia trên lợi nhuận thu được. Do đó, họ đều có động cơ, mục đích giống nhau là thu lợi nhuận tối đa sau mỗi chuyến đi biển.

Song song đó, công tác thu thập chứng cứ, tài liệu để chứng minh tàu vi phạm rất khó khăn. Cùng với đó là nhiều cơ sở thu mua, chế biến, tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản từ khai thác chưa nghiêm túc chấp hành các quy định về chống khai thác IUU.

Một nguyên nhân khác từ công tác quản lý, quy hoạch vùng khai thác biển là việc phát triển số lượng lớn tàu khai thác trên các vùng biển Việt Nam đã tạo ra cường lực khai thác lớn làm cho nguồn lợi giảm dần theo thời gian. Trong khi công tác tái tạo nguồn lợi thuỷ sản chưa được quan tâm đầu tư đúng mức.

Dù có quy định tàu khai thác thuỷ sản vươn khơi phải gắn thiết bị giám sát hành trình, xong sau quá trình đưa vào vận hành đã phát hiện một số tính năng trên hệ thống giám sát tàu cá chưa hoàn thiện nhằm hỗ trợ, cảnh báo nhanh chóng tháo thiết bị VMS gửi tàu khác. Thực tế đã phát hiện nhiều trường hợp tháo thiết bị VMS gửi tàu khác, gửi trong bờ để duy trì tín hiệu nhằm tránh sự giám sát của cơ quan chức năng…

Một nguyên nhân khách quan khác dẫn đến gia tăng vi phạm khai thác IUU đó là có sự tiếp tay, bao che của lực lượng chức năng nước ngoài cho tàu cá ngư dân Việt Nam đóng thuế, hối lộ để được khai thác hải sản.

Thủ đoạn vi phạm trong khai thác IUU càng ngày càng tinh vi để đưa tàu cá ra nước ngoài khai thác như: các chủ tàu sử dụng các tàu hết hạn đăng kiểm, bị xoá đăng ký; lợi dụng thời tiết tắt giám sát hành trình, tắt VMS để trốn lực lượng tuần tra; hợp thức hoá thủ tục tàu Việt Nam thành tàu nước ngoài… Vấn đề này đang thực sự bất cập khi chế tài xử phạt hành vi khai thác IUU còn thấp so với các vụ vi phạm, đặc biệt hành vi vi phạm vùng biển nước ngoài, ngắt kết nối VMS trên 10 ngày khi tàu cá hoạt động ngoài khơi (Quy định tàu ngắt kết nối từ 10 ngày trở lên sẽ bị xử lý. Giờ thì các tàu, chủ tàu tranh thủ ngắt kết nối dưới 10 ngày, sau đó bật thiết bị-PV). Ngoài ra, còn có các thủ đoạn tinh vi khác trong đối phó khi bị bắt giữ, môi giới chuộc tàu và ngư dân…

“Chúng tôi sẵn sàng đưa lực lượng, hoặc chỉ đạo các lực lượng chuyên môn phối hợp với lực lượng chức năng tỉnh Cà Mau để mở chuyên án truy quét tội phạm có hành vi tiếp tay, kết nối, môi giới trong vi phạm khai thác IUU khi tỉnh có công văn yêu cầu”, Đại tá Vũ Trung Kiên, Phó tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, khẳng định.

Thời gian tới, dự báo tình hình khu vực và trên biển tiềm ẩn nhiều nguy cơ, biến động phức tạp. Song, vì lợi ích kinh tế, ngư dân Việt Nam vẫn còn đưa tàu ra vùng biển nước ngoài khai thác vi phạm IUU, điều này ảnh hưởng tiêu cực đến mục tiêu phấn đấu gỡ thẻ vàng về lĩnh vực thuỷ sản của EC với thuỷ sản Việt Nam. Do đó, nếu không khẩn trương tiến hành các biện pháp ngăn chặn thì nguy cơ bị rút thẻ đỏ là rất lớn./.

 

Phong Phú

 

Tăng cường tái tạo nguồn lợi thuỷ sản

Nhằm thực hiện tốt Chỉ thị 17 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về việc tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền đối với việc khai thác nguồn lợi thuỷ sản (NLTS) có tính huỷ diệt trên địa bàn tỉnh, UBND TP Cà Mau chỉ đạo Phòng Kinh tế phối hợp với các xã, phường trên địa bàn tổ chức thả cá giống tái tạo NLTS năm 2024.

Kiên quyết ngăn chặn tàu vi phạm vùng biển nước ngoài

Thời gian qua, xã Khánh Hội, huyện U Minh, thực hiện nhiều biện pháp nhằm kiên quyết ngăn chặn tình trạng tàu cá ngư dân trên địa bàn khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài (VBNN). Trong đó, đẩy mạnh số hoá từng phương tiện thuộc nhóm nguy cơ cao; thực hiện hoàn thành việc đăng ký, đăng kiểm tàu cá, kể cả tàu cá “3 không”, tàu hết hạn đăng kiểm, hết hạn giấy phép. Ðồng thời, xử lý dứt điểm các vụ việc vi phạm hình sự, vi phạm hành chính liên quan đến IUU, góp phần gỡ cảnh báo thẻ vàng của EC.

Nguồn lợi thuỷ sản được khôi phục

Thực hiện Chỉ thị số 17 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Chỉ thị số 10 của UBND tỉnh về việc chỉ đạo và thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quy định về nghiêm cấm sử dụng hoá chất cấm, chất độc, chất nổ, xung điện, dòng điện, ngư cụ và ngành nghề khai thác có tính huỷ diệt nguồn lợi thuỷ, hải sản; các ngành, các cấp trên địa bàn huyện Ðầm Dơi tập trung nhiều biện pháp, đạt kết quả tích cực.

Chống khai thác IUU từ sự đồng thuận của ngư dân

Thị trấn biển Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển, đang tập trung quyết liệt cho các đợt cao điểm chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Ông Nguyễn Văn Giang, Phó chủ tịch UBND thị trấn Rạch Gốc, khẳng định: “Công tác chống khai thác IUU phải được làm từ sớm, từ bờ và cần sự đồng thuận của ngư dân. Kiên quyết phát hiện và xử lý những trường hợp vi phạm, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật, tổ chức ký cam kết không vi phạm khai thác IUU”.

Cả hệ thống chính trị thực hiện Chỉ thị 17

Ðến nay, các huyện, TP Cà Mau và đơn vị có liên quan đã ban hành văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 17-CT/TU ngày 26/2/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ (Chỉ thị 17), về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng trong ngăn chặn khai thác nguồn lợi thuỷ sản (NLTS) có tính huỷ diệt trên địa bàn tỉnh, Chỉ thị số 10/CT-UBND ngày 15/11/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh về tăng cường công tác quản lý các hoạt động khai thác NLTS có tính huỷ diệt, tận diệt trên địa bàn tỉnh. Qua đó cho thấy sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong triển khai, thực hiện chủ trương này.

Lan toả phong trào bảo vệ, khôi phục nguồn lợi thuỷ sản

“Việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền thông qua nhiều hình thức đã mang lại hiệu quả tích cực ban đầu, tạo thành phong trào và nâng cao nhận thức, ý thức tự giác, trách nhiệm toàn dân trong chống khai thác nguồn lợi thuỷ sản có tính huỷ diệt, tận diệt trên địa bàn toàn tỉnh”, ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), đánh giá qua thời gian thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 17-CT/TU, ngày 26/2/2024, của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về việc tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền đối với việc khai thác nguồn lợi thuỷ sản có tính huỷ diệt, tận diệt trên địa bàn tỉnh.

Tuyên truyền mạnh, quản lý chặt

Thiếu tá Nguyễn Văn Lượm, Ðồn trưởng Ðồn biên phòng (ÐBP) Khánh Tiến, xã Khánh Tiến, huyện U Minh, cho biết: “Xác định công tác chống khai thác IUU là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần cùng với địa phương và cả nước từng bước tiến tới gỡ thẻ vàng của EC, thời gian qua, đơn vị triển khai thực hiện có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của cấp trên, nhất là việc đẩy mạnh tuyên truyền các quy định trong chống khai thác IUU. Ðặc biệt là trong thời gian gần đây, đơn vị còn đẩy mạnh tuyên truyền Nghị quyết 04, ngày 12/6/2024 của Hội đồng Thẩm phán Toà án Nhân dân tối cao, hướng dẫn một số quy định của Bộ luật Hình sự về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi liên quan đến khai thác, mua bán, vận chuyển thuỷ sản trái phép”.

Ðưa Nghị quyết 04 đến với ngư dân

Thời gian qua, các đơn vị Bộ đội Biên phòng (BÐBP) tỉnh Cà Mau tích cực thực hiện nhiều biện pháp để ngư dân chấp hành tốt Nghị quyết số 04/2024/NQ-HÐTP của Hội đồng Thẩm phán Toà án Nhân dân tối cao, về hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi liên quan đến khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép thuỷ sản.

Khai thác đi đôi với bảo tồn

Từ tuyên truyền vận động, tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, cho đến thành lập tổ quản lý cộng đồng, tổ chức phát động phong trào thi đua ở cả 3 cấp, tiến hành các hoạt động bảo tồn khôi phục nguồn lợi cá đồng... đó là hàng loạt giải pháp đã được triển khai nhằm mục tiêu ngăn chặn, tiến tới chấm dứt tình trạng khai thác thuỷ sản (KTTS) có tính huỷ diệt trên địa bàn tỉnh.

Cùng bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

Thời gian qua, các ngành, đơn vị, địa phương chức năng đã triển khai thực hiện Chỉ thị số 17 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về ngăn chặn khai thác nguồn lợi thuỷ sản có tính huỷ diệt trên địa bàn tỉnh khá chặt chẽ, đạt kết quả khả quan.