ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 22-11-24 02:18:44
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Vi phạm trật tự an toàn giao thông vùng nông thôn còn cao

Báo Cà Mau Những tháng đầu năm nay, tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên địa bàn tỉnh Cà Mau không tăng, nhưng vi phạm trật tự an toàn giao thông (ATGT) còn ở mức cao, TNGT luôn tiềm ẩn trên những tuyến đường.

Những tháng đầu năm nay, tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên địa bàn tỉnh Cà Mau không tăng, nhưng vi phạm trật tự an toàn giao thông (ATGT) còn ở mức cao, TNGT luôn tiềm ẩn trên những tuyến đường.

Ngay từ đầu năm, công tác đảm bảo ATGT đã được tỉnh triển khai thực hiện sâu rộng đến các cấp, các ngành. Bên cạnh đó, các lực lượng chức năng cũng phối hợp tăng cường kiểm tra tải trọng xe, tuần tra, kiểm soát (TTKS) giao thông vào ban đêm… Tuy nhiên, ý thức một số bộ phận dân cư chưa được nâng lên, người điều khiển xe gắn máy không đội nón bảo hiểm, không giấy phép lái xe, chở quá số người quy định… được phát hiện tăng hơn so với cùng kỳ.

 Kiểm soát độ cồn, tốc độ khu vực nông thôn còn bỏ ngỏ

Theo phân tích của Ban ATGT tỉnh, trong số 25 vụ TNGT xảy ra 6 tháng đầu năm 2015, có 17 vụ lái xe ở độ tuổi thanh niên, tai nạn do xe gắn máy gây ra chiếm trên 90%, khu vực nông thôn xảy ra 9 vụ.

Tăng cường kiểm tra hoạt động vận tải.

Khi hạ tầng giao thông đường bộ phát triển nhanh, nhất là hiện nay tỉnh Cà Mau đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới, lộ làng được nâng cấp mở rộng, phương tiện cơ giới đường bộ tăng hằng ngày trong khi phần đông người tham gia giao thông nhận thức pháp luật về trật tự ATGT còn hạn chế. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền cũng như phân công lực lượng TTKS giao thông ở địa phương chưa được thực hiện thường xuyên do thiếu kinh phí hoạt động.

Ông Ðào Quốc Kiểng, Phó Chủ tịch UBND xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, cho biết: “Kinh phí phục vụ  công tác TTKS ở địa phương chủ yếu  nhờ vào nguồn tiền xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực giao thông. Tuy nhiên, quy định mức xử phạt ở xã có giới hạn nhất định, số tiền thu được hằng năm không cao lắm. Kể từ tháng 7/2013, tiền xử phạt xã chỉ còn được hưởng 30% nên kinh phí vốn đã thiếu lại càng thêm thiếu”.

Ðã qua, xã vận dụng các nguồn kinh phí từ ngân sách địa phương để hỗ trợ lực lượng công an tăng cường TTKS giao thông, gắn với đảm bảo an ninh trật tự nên tình hình trật tự ATGT trên địa bàn xã có chuyển biến tích cực hơn. Thế nhưng, về lâu dài địa phương cần được hỗ trợ kinh phí để tổ chức TTKS thường xuyên. Ðồng thời, lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) huyện nên tăng cường hỗ trợ xã TTKS để xử lý tình trạng chạy quá tốc độ, quá nồng độ cồn cho phép vì những lỗi này không thể xử phạt hành chính bằng cảm nhận, mà thiết bị phục vụ thì xã chưa có.

Hoạt động thuỷ nội địa chưa ổn định

Hệ thống giao thông đường bộ phát triển đã kéo giảm số lượng phương tiện thuỷ nội địa nên hoạt động giao thông đường thuỷ ít phức tạp hơn. 6 tháng đầu năm nay, TNGT đường thuỷ được kéo giảm cả 3 tiêu chí.

Tuy nhiên, hạ tầng giao thông đường thuỷ chưa được quan tâm đầu tư đúng mức; trường hợp chở quá tải, không bằng, chứng chỉ chuyên môn còn xảy ra với tỷ lệ cao. Ðáng quan tâm là, tổng số gần 80.000 phương tiện thuỷ nội địa trên địa bàn toàn tỉnh, đến thời điểm này chỉ có 59.148 phương tiện được đăng kiểm, 36.555 phương tiện được đăng ký.

Bên cạnh đó, tình trạng khai thác thuỷ sản trên sông làm cản trở luồng, tuyến giao thông vẫn còn xảy ra, nhất là ở những nhánh sông đấu nối với các cửa sông lớn thông ra biển. Nhiều bến khách ngang sông, việc trang bị áo phao, dụng cụ nổi cứu sinh chỉ mang tính đối phó với lực lượng kiểm tra, chủ bến và cả hành khách đều chưa ý thức tự giác thực hiện. Thực tế, khi phóng viên tháp tùng cùng lực lượng cảnh sát đường thuỷ kiểm tra thủ tục hành chính, điều kiện an toàn… thì chủ phương tiện mới đốc thúc hành khách cầm dụng nổi cứu sinh, bình thường thì áo phao và dụng cụ nổi cứu sinh được dồn về một góc phà.

Theo ông Nguyễn Thanh Bằng, Chánh Văn phòng Ban ATGT tỉnh, thực hiện quyết liệt kế hoạch, giải pháp đảm bảo trật tự ATGT từ nay đến cuối năm, các ban, ngành, đoàn thể, các cơ quan thông tin đại chúng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật về trật tự ATGT sâu rộng trong quần chúng Nhân dân. Ðồng thời, tiếp tục triển khai phong trào thi đua cán bộ, công chức, viên chức “Gương mẫu chấp hành pháp luật về trật tự ATGT” lồng ghép vào tiêu chí thi đua của đơn vị.

Mặt khác, ngành giao thông vận tải cần tăng cường quản lý Nhà nước về hoạt động vận tải, thường xuyên tổ chức kiểm tra tải trọng phương tiện cũng như lái xe sử dụng ma tuý. Ðoàn liên ngành đường bộ, liên ngành đường thuỷ, các lực lượng chức năng phối hợp cùng với chính quyền địa phương thường xuyên kiểm tra, xử lý tất cả các hành vi vi phạm trật tự ATGT. Tất cả cùng nỗ lực quyết tâm kiềm giảm TNGT trong mùa mưa bão và những tháng cuối năm 2015./.

Bài và ảnh: Mỹ Pha

Ô tô lưu thông giờ cấm gây mất an toàn trước cổng trường

Theo phản ánh của một số người dân Khóm 1, thị trấn Ðầm Dơi, huyện Ðầm Dơi, hiện nay, tuyến đường Thái Thanh Hoà xuất hiện tình trạng nhiều ô tô, trong đó có cả ô tô tải lưu thông vào giờ cấm. Ðiều này đã gây ra tình trạng lộn xộn, mất an toàn giao thông (ATGT) tại khu vực, nhất là vào giờ cao điểm, phụ huynh đưa đón học sinh tan học tại điểm Trường Tiểu học Ngô Bình An.

Học sinh vi phạm giao thông giảm

Theo đánh giá chung của các cơ quan chức năng, sau hơn 1 tháng cao điểm ra quân xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) đối với học sinh, tình hình chấp hành luật giao thông trong học sinh chuyển biến tích cực, nhất là hạn chế tình trạng lỗi vi phạm không đủ điều kiện điều khiển xe máy tham gia giao thông. Từ những kết quả đạt được, các ngành chức năng, các địa phương sẽ tiếp tục tăng cường công tác này trong những tháng còn lại của năm, với quyết tâm không để xảy ra tai nạn giao thông (TNGT) đối với lứa tuổi học sinh.

Không giao xe cho trẻ chưa đủ tuổi

Hiện nay, thực trạng học sinh chưa đủ điều kiện tham gia giao thông diễn ra phổ biến tại các điểm trường trên địa bàn tỉnh. Ðể giải quyết thực trạng này, ngoài sự phối hợp đồng bộ giữa phụ huynh học sinh (PHHS) và nhà trường thì vấn đề quan trọng nhất vẫn là sự giám sát, quản lý chặt con em mình ngay từ gia đình của PHHS, người giám hộ, trong đó có việc không giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Chở hàng cồng kềnh, nguy cơ tai nạn

Thời gian gần đây, trên các tuyến lộ từ nông thôn đến thành thị, xuất hiện ngày càng nhiều xe máy, xe tự chế chở hàng hoá, vật dụng có kích thước dài vượt quá quy định, tiềm ẩn nguy cơ gây ra các vụ va quẹt, tai nạn giao thông khó lường.

Tra cứu phạt nguội trước khi đăng kiểm xe cơ giới

Theo Thông tư 30/2023/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải, các phương tiện bị “phạt nguội” (vi phạm giao thông qua hệ thống camera giám sát) chưa thực hiện việc chấp hành xử phạt vi phạm hành chính sẽ không được cấp giấy chứng nhận đăng kiểm. Ðây là một trong những giải pháp nhằm đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của các chủ phương tiện trước khi đăng kiểm xe. Tuy nhiên, nhiều chủ phương tiện vẫn chưa nắm rõ quy định này, khi đến hạn đăng kiểm, bị từ chối thì mới vỡ lẽ mình vi phạm.

Cao điểm xử lý học sinh vi phạm Luật Giao thông đường bộ

Thực hiện tháng cao điểm xử lý vi phạm giao thông (VPGT) đối với học sinh của Cục Cảnh sát giao thông, trong những ngày vừa qua, lực lượng làm nhiệm vụ trên địa bàn tỉnh đã và đang tăng cường nhiều biện pháp quyết liệt xử lý vi phạm đối với đối tượng học sinh tại các điểm trường.

Biển chỉ dẫn giao thông gây… mất an toàn

Ðó là biển chỉ dẫn trước cổng Trường Tiểu học Ðông Hưng 2, ấp Giá Ngự, xã Ðông Hưng.

Siết chặt quản lý vận tải đường bộ

Hiện nay, tổng số xe thuộc các đơn vị đăng ký kinh doanh hoạt động vận chuyển hành khách và hàng hoá trên địa bàn tỉnh là hơn 3.100 xe, gồm xe buýt, xe tuyến cố định, xe taxi, xe hợp đồng, xe trung chuyển và xe tải, xe công-ten-nơ, xe đầu kéo.

Phát động học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông

Sáng 5/10, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Uỷ ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia, Công ty Honda Việt Nam tổ chức lễ phát động trực tuyến với các tỉnh, thành trên cả nước về việc học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông, năm học 2024-2025. Điểm cầu tỉnh Cà Mau được đặt tại Trường THPT Cái Nước (thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước).

Dừng, đỗ xe cần đúng luật và văn minh

Hiện nay, tại các khu vực nội thị TP Cà Mau, các loại phương tiện giao thông đang có xu hướng tăng nhanh, nhất là đối với xe ô tô. Ðiều này đang tạo áp lực lên hạ tầng giao thông, cùng với đó là nhiều vấn đề phát sinh. Trong đó, chuyện đậu, đỗ xe nơi công cộng đã và đang là đề tài nóng, bởi có nhiều chuyện đáng bàn đằng sau vấn đề này.