ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 4-7-24 20:17:27
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Vi phạm vùng biển nước ngoài chế tài rất nặng

Báo Cà Mau Ðã qua, tình hình vi phạm vùng biển nước ngoài thuộc lĩnh vực bị xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) trên địa bàn tỉnh diễn biến khá phức tạp. Liên quan đến vấn đề này, phóng viên Báo Cà Mau có buổi phỏng vấn ông Phạm Quốc Sử, Phó giám đốc Sở Tư pháp.

Ông Phạm Quốc Sử, Phó giám đốc Sở Tư pháp.

- Thông qua công tác theo dõi thi hành pháp luật trong xử phạt VPHC liên quan đến lĩnh vực vi phạm vùng biển nước ngoài, những vi phạm nào phổ biến hiện nay, thưa ông?

Ông Phạm Quốc Sử: Phổ biến ở Cà Mau, phải kể đến vi phạm liên quan đến việc không duy trì thiết bị giám sát hành trình. Vi phạm liên quan đến tắt thiết bị, do nguyên nhân chủ quan của người sử dụng, để che giấu hành trình hoạt động của phương tiện trên biển, có không ít trường hợp để đi khai thác ở vùng biển nước ngoài.

Không dừng lại đó, có trường hợp tháo thiết bị giám sát hành trình gửi sang phương tiện khác. Ðã qua, tại Cà Mau phát hiện một phương tiện giữ 10 thiết bị giám sát hành trình của 10 tàu cá khác, để che giấu hành vi vi phạm. Việc này nảy sinh ra thị trường “giữ hộ” thiết bị giám sát hành trình. Cuối tháng 5/2024, tỉnh Cà Mau tiếp tục phát hiện 1 tàu cá giữ 1 thiết bị giám sát hành trình của một tàu cá khác. Hiện tại, chúng tôi đang tiếp tục đấu tranh xử lý. Hành vi vi phạm này bị xử phạt rất nặng. Cà Mau đã xử phạt và sẽ tiếp tục xử phạt vi phạm này trong thời gian tới.

Nâng cao năng lực điều tra, xử lý hành vi vi phạm nhằm răn đe, nâng cao ý thức thượng tôn pháp luật trong khai thác biển. (Ảnh: Một vụ án có tình tiết liên quan đến vi phạm vùng biển nước ngoài được tổ chức xét xử công khai tại thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời, ngày 9/5).

Nhóm vi phạm tiếp theo liên quan đến các hợp đồng chuyển nhượng tàu cá không đúng quy trình thủ tục. Thông thường, nếu chuyển nhượng tàu cá ra ngoài tỉnh, phải có chủ trương của UBND tỉnh thống nhất cho phép. Tuy nhiên, thực tế, người dân không chấp hành. Họ làm thủ tục chuyển nhượng nhưng không đăng ký lại, sử dụng bộ hồ sơ đó để chuyển giao cho đối tượng nhận chuyển nhượng; còn người chủ thật sự không còn trách nhiệm gì. Ðây là thủ đoạn mới, các cơ quan công chứng, chứng thực các hợp đồng này cũng đang gặp phải những rủi ro. Nội dung này, Sở Tư pháp với công tác theo dõi thi hành pháp luật VPHC đã ban hành rất nhiều cảnh báo liên quan. Tuy nhiên, vẫn còn một số đơn vị không chấp hành. Cà Mau đã tiến hành khởi tố một vụ án có liên quan đến cán bộ của ngành tư pháp.

Việc chấp hành pháp luật về việc chuyển nhượng tàu còn nhiều lỗ hổng. Nếu tuân thủ đúng quy định, khi thực hiện chuyển nhượng tàu cá, các thủ tục giấy tờ đăng ký tàu cá ban đầu phải được thu hồi. Tuy nhiên, đã qua, không thực hiện quy định này. Cơ quan chức năng có nhiệm vụ tuân thủ điều này thì lại không thực hiện, để cho một tàu cá chuyển nhượng rồi không đăng ký lại, các thủ tục giấy phép không thu hồi, được hợp thức hoá để đánh bắt trên biển. 

Hành vi vi phạm nữa liên quan đến các doanh nghiệp cung cấp thiết bị giám sát hành trình. Hiện nay, chúng tôi đang xem xét lại trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình. Ðã qua, có một số trường hợp Cà Mau không xử phạt được là do nguyên nhân các đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình đưa ra xác nhận lỗi kỹ thuật của thiết bị chứ không phải lỗi do yếu tố khác tác động, yếu tố chủ quan của người dân. Vì vậy, chúng tôi đã nhìn nhận được vấn đề và đang tập trung đấu tranh với hành vi vi phạm này.

- Trong những năm qua, tỉnh có nhiều nỗ lực đấu tranh, xử lý hành vi vi phạm vùng biển nước ngoài. Ông có thể điểm lại một số giải pháp thể hiện sự quyết tâm của địa phương ở lĩnh vực này?

Ông Phạm Quốc Sử: Cà Mau đã áp dụng khá nhiều giải pháp, có những giải pháp mang tính đột biến, có những giải pháp mang tính liên ngành, liên tỉnh. Ở phương diện nhóm giải pháp phối hợp, đã qua UBND tỉnh phối hợp với UBND tỉnh Kiên Giang và một số tỉnh khác ký kết kế hoạch phối hợp liên tỉnh để kiểm soát toàn bộ vấn đề này. Cho nên, tàu cá vi phạm sẽ không thể trốn tránh vi phạm trong phạm vi 28 tỉnh ven biển. Ngoài ra, cũng phối hợp với lực lượng Hải quân, Cảnh sát biển và toàn bộ hệ thống thông tin này cũng đã được cung cấp cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, báo cáo Thủ tướng. Hiện nay, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp, thậm chí Toà án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao cũng đã phối hợp để xem xét yếu tố trách nhiệm hình sự đối với những người vi phạm. 

Giải pháp xử lý, đã qua, Cà Mau làm rất quyết liệt, xử lý rất nặng. Qua theo dõi thi hành pháp luật, tôi thấy rằng dường như 99% đối tượng bị xử phạt đều không còn đủ khả năng thi hành. Họ bị kiệt quệ hết toàn bộ kinh tế, thậm chí có đối tượng bị cưỡng chế bán luôn cả tàu, mất hết tư liệu sản xuất. Ngoài ra, cơ quan Nhà nước còn cưỡng chế tài sản khác nếu người vi phạm không đủ điều kiện thi hành. 

 Hiện nay, tỉnh Cà Mau đang tập trung số hoá tàu cá và tất cả tàu cá phải được số hoá về thông tin để quản lý.

- Những vấn đề gì mà người dân, doanh nghiệp cần quan tâm để phòng tránh rủi ro về mặt pháp lý, cũng như hạn chế gánh nặng kinh tế do hành vi vi phạm này đem đến, thưa ông?

Ông Phạm Quốc Sử: Về thể chế xử phạt hành chính hiện nay có sự thay đổi. Trước đây, quy định tại Nghị định 42 xử phạt cũng nặng, tuy nhiên, Nghị định 42 bộc lộ rất nhiều lỗ hổng. Chính phủ đã sửa đổi Nghị định 42 thành Nghị định 38, có mức xử phạt nặng hơn và nhiều hành vi vi phạm được bổ sung để xử phạt. Người dân và các doanh nghiệp cần quan tâm, tự phòng ngừa, không nên vi phạm. Nếu vi phạm khai thác vùng biển nước ngoài thì toàn bộ tàu cá sẽ bị tịch thu, mức tiền phạt rất nặng, có khi lên đến hơn 2 tỷ đồng.

Tiếp đến, người dân không nên gian lận trong danh bạ thuyền viên, thuyền trưởng, máy trưởng. Chúng tôi cũng phát hiện rất nhiều trường hợp phát sinh tình trạng một người làm thuyền trưởng cho nhiều tàu cá. Ðây là điều không đúng quy định, bởi vì thuyền trưởng, máy trưởng đối với phương tiện là rất quan trọng. Họ phải được đào tạo nghề, được cấp chứng chỉ, để phòng ngừa những rủi ro trên biển. Cho nên, người dân không nên xem thường việc này.

Nhiều người nghĩ rằng, khi khai thác vùng biển nước ngoài, nếu bị nước bạn phát hiện và xử phạt thì về Việt Nam sẽ không bị phạt nữa. Nhận thức như thế là sai. Vì đã qua, một số trường hợp bị Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Campuchia bắt giữ, về Việt Nam vẫn tiếp tục bị xử phạt. Hiện nay, ở Indonesia, Malaysia, rất nhiều công dân Việt Nam đang phải đối diện với án phạt tù. Chấp hành án tù xong, khi về Việt Nam vẫn tiếp tục đối diện với rủi ro thứ hai. Nếu so sánh về lợi ích kinh tế thì dường như họ mất trắng. Họ làm 3 năm, 5 năm, chỉ cần một lần vi phạm đánh bắt vùng biển nước ngoài, sẽ gần như kiệt quệ hoàn toàn về kinh tế. 

Hiện nay, tỉnh đã thành lập lực lượng mới, đó là kiểm ngư, trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, làm nhiệm vụ phòng chống vi phạm, kiểm soát tàu cá trên biển và phát hiện, xử lý.

Ðối với những tàu cá đã nhận chuyển nhượng, người nhận chuyển nhượng cần đăng ký lại tàu cá chính chủ. Không nên lẩn tránh trách nhiệm, cũng không nên lợi dụng vấn đề này để trốn tránh hành vi vi phạm. Người chuyển nhượng cần tuân thủ quy định đối với việc xoá đăng ký. Thực tế, nếu tàu cá vi phạm, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm. Ðiều này cũng đã được quy định tại Ðiều 73 của Luật Thuỷ sản. Dường như đã qua người dân chưa hiểu vấn đề này, cho nên thông thường đa phần tàu đã qua chuyển nhượng thì người chuyển nhượng không xoá đăng ký tàu cá, người nhận chuyển nhượng không đăng ký lại. Ngoài đối diện với mức xử phạt VPHC rất nặng, họ còn đối diện với biện pháp ngăn chặn thứ hai là sẽ bị thu hồi toàn bộ thủ tục đăng ký tàu cá. Ðiều này đồng nghĩa chiếc tàu đó mãi mãi không bao giờ hoạt động được trên biển. Ðây là hậu quả pháp lý mà người chuyển nhượng và người nhận chuyển nhượng cần lưu ý. Trường hợp người nhận chuyển nhượng mà không đăng ký lại, sẽ bị xử phạt theo Nghị định 38, còn người chuyển nhượng mà không xoá đăng ký cũng bị phạt rất nặng. Hiện nay, tỉnh còn khoảng 200 tàu liên quan đến vấn đề này, người dân cần quan tâm để phòng tránh rủi ro.

Ðối với tàu cá mất kết nối, trách nhiệm của chủ tàu là phải báo cáo về cơ quan Nhà nước có thẩm quyền 2 giờ một lần về tàu đó nằm ở vị trí nào và lập tức đưa tàu cá đó vào bờ để khắc phục. Tuy nhiên, trên thực tế, người dân không thực hiện vấn đề này. Họ không biết rằng, việc không báo hoặc báo không đầy đủ theo thời hạn luật định hoặc sau 10 ngày không đưa tàu cá về để khắc phục, họ phải đối diện với rủi ro về pháp lý.

- Xin cảm ơn ông!

 

Văn Ðum thực hiện

 

Hoạt động xuất bản chuyển biến tích cực 

Những năm qua, hoạt động xuất bản trên địa bàn tỉnh Cà Mau từng bước ổn định và đi vào nền nếp. Song, hoạt động này vẫn có những bất cập như: xuất bản phẩm in sao lậu, vi phạm bản quyền, không rõ nguồn gốc xuất xứ… ảnh hưởng tiêu cực đến tính giáo dục thẩm mỹ, văn hoá xã hội.

Nỗ lực kiểm soát an toàn thực phẩm nông - lâm - thuỷ sản

Nhằm đảm bảo sức khoẻ cho người tiêu dùng, phòng ngừa ngộ độc, hướng tới sử dụng thực phẩm an toàn, thời gian qua, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (thuộc Sở Y tế) đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, nâng cao nhận thức cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông - lâm - thuỷ sản trên địa bàn tỉnh.

Từ ngày 1/6: Giấy phép lái xe được xác thực trên ứng dụng VNeID là hợp lệ

Theo quy định mới của Thông tư số 05/2024/TT-BGTVT, ngày 31/3/2024 của Bộ Giao thông vận tải (GTVT), sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái (Thông tư 05), kể từ ngày 1/6/2024 (ngày Thông tư có hiệu lực thi hành), giấy phép lái xe (GPLX) được xác thực trên ứng dụng VNeID được xem là giấy phép hợp lệ khi tham gia giao thông.

Triển khai Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở

Ngày 25/5, Công an tỉnh Cà Mau tổ chức Hội nghị triển khai Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở cho hơn 300 đại biểu là lãnh đạo các phòng nghiệp vụ Công an tỉnh; trưởng, phó công an các huyện, xã… trực thuộc Công tỉnh Cà Mau.

Đôi điều cần lưu ý khi sử dụng bao bì thực phẩm

Theo quy định hiện hành, tất cả các loại bao bì cũng như các loại sản phẩm, thực phẩm phải được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo an toàn.

Xuất bản - Hoạt động đặc thù cần được quản lý chặt chẽ

Xuất bản là hoạt động kinh tế đặc thù, sản xuất kinh doanh loại hàng hoá đặc biệt, nhằm đáp ứng nhu cầu văn hoá đọc, nâng cao đời sống tinh thần cho xã hội, nhưng phải theo định hướng của Đảng và Nhà nước, tuân thủ các quy định pháp luật.

Sẽ quản lý chặt nguồn thuế thương mại điện tử

Hiện nay, thương mại điện tử (TMĐT) đang trở thành xu hướng kinh doanh phổ biến và ngày càng lớn rộng. Có thể nói, đây là lĩnh vực kinh tế quan trọng, góp phần vào phát triển kinh tế chung của tỉnh. Tuy nhiên, sự phát triển này cũng đặt ra nhiều thách thức đối với công tác quản lý thuế.

Vướng mắc trong quản lý an toàn thực phẩm

Năm 2010, khi Luật An toàn thực phẩm (ATTP) ra đời và có hiệu lực từ ngày 1/7/2011, phân công quản lý cho 3 ngành: Y tế, Công thương và Nông nghiệp.