ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 26-7-25 00:43:38
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Phát triển rừng ngập mặn giảm rủi ro thiên tai

Báo Cà Mau Luôn xác định rừng ngập mặn giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong giảm rủi ro thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu. Trong suốt thời gian qua, tỉnh đã tập trung nhiều nguồn lực để bảo vệ phát triển rừng.

Với tổng diện tích 3 loại rừng ngập mặn hiện nay trên 54.100 ha, tỉnh Cà Mau là địa phương có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất cả nước. Theo ông Nguyễn Văn Trung, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ sản - Chăn nuôi thú y tỉnh, cho biết: "Rừng ngập mặn không chỉ điều hoà khí hậu, bảo vệ bờ biển, mà còn là nguồn sinh kế quan trọng của hàng ngàn hộ dân, cung cấp các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ, thuỷ sản và đặc biệt là hệ sinh thái du lịch độc đáo".

Thời gian qua việc bảo vệ rừng phòng hộ ven biển luôn được các cơ quan chức năng triển khai nhiều giải pháp từ các công trình cho đến phi công trình.

Thời gian qua việc bảo vệ rừng phòng hộ ven biển luôn được các cơ quan chức năng triển khai nhiều giải pháp từ các công trình cho đến phi công trình.

Đến nay, toàn tỉnh có khoảng 39.500 ha nuôi tôm dưới tán rừng. Tôm Cà Mau đã được nhiều chứng nhận quốc tế quan trọng như: ASC, B.A.P, EU Organic, Canada Organic, Bio Suisse, Selva Shrimp, Mangrove Shrimp, Naturland, Seafood Watch. “Xác định nuôi tôm dưới tán rừng là mô hình bền vững để phát triển kinh tế, bảo vệ và phát triển rừng. Thời gian qua, tỉnh đã phối hợp với các tổ chức quốc tế triển khai nhiều dự án đầu tư hỗ trợ, hướng dẫn người dân phát triển mô hình nuôi tôm dưới tán rừng. Liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tổ chức sản xuất theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Hỗ trợ truy xuất nguồn gốc, chứng nhận vùng nuôi đủ điều kiện nuôi trồng thuỷ sản và đủ điều kiện về an toàn thực phẩm. Cùng với đó là xây dựng chỉ dẫn địa lý, thương hiệu, quảng bá sản phẩm, kết nối thị trường để tiêu thụ sản phẩm... Qua đó, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho hộ nhận khoán trên lâm phần”, ông Trung cho biết thêm.

Tuy nhiên, trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng phức tạp, việc phát triển chuỗi giá trị rừng bền vững không chỉ là một xu thế tất yêu mà còn là một yêu cầu cấp bách. Đây được xem là chìa khoá để nâng cao giá trị của sản phẩm từ rừng, cải thiện thu nhập cho người dân. Đồng thời bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên rừng cho các thế hệ mai sau.

Theo ông Nguyễn Nam Sơn, Phó trưởng phòng Phát triển rừng - Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm nhận định: Vùng ven biển trong cả nước (Trong đó có Cà Mau) là nơi sinh sống của khoảng 9 triệu người, tức chiếm gần 10% dân số. Trong đó, nhiều hộ gia đình nghèo, dễ bị tổn thương, sinh kế phụ thuộc hoặc có liên quan đến rừng ngập mặn. Từ đó, nhiều hoạt động liên quan khai thác gỗ, củi, phát triển nuôi trồng thuỷ sản, chuyển mục đích sử dụng đất ven biển để phát triển du lịch, khoáng sản, phát triển năng lượng… sâu bệnh và cả thời tiết cực đoan như gió bão, sóng biển gây sạt lở bờ biển; sức ép dân số, phát triển kinh tế xã hội… đã làm diện tích rừng ngập mặn suy giảm.

Nhằm nâng cao khả năng phục hồi hệ sinh thái rừng ngập mặn và tạo sinh kế bền vững, ổn định xã hội cho các cộng đồng dễ bị tổn thương ở tỉnh Cà Mau nói riêng và đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Thời gian qua, nhiều chiến lược quốc gia, đề án, dự án đã được triển khai trên địa bàn các xã ven biển của tỉnh. Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu đến năm 2050 là một trong những hành động cụ thể. Theo đó, ông Sơn cho biết thêm, trong chiến lược đặt ra giải pháp là tiến hành cơ cấu lại cây trồng, vật nuôi theo hướng thích ứng thông minh với biến đổi khí hậu. Phát triển chuỗi giá trị nông, lâm, thuỷ sản bền vững tiến tới tổng lượng phát thải khí nhà kính quốc gia giảm 43,5% so với kịch bản phát triển thông thường.

Tạo việc làm là giải pháp thời gian qua tỉnh đã triển khai tại hầu hết các xã ven biển nhằm giúp giảm áp lực từ người dân lên tài nguyên rừng, biển.

Tạo việc làm là giải pháp thời gian qua tỉnh đã triển khai tại hầu hết các xã ven biển nhằm giúp giảm áp lực từ người dân lên tài nguyên rừng, biển.

Hay gần hơn là “Đề án bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và thúc đẩy tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030”. Theo đó, thời gian qua Đề án đã triển khai xây dựng rừng giống, vườn ươm sản xuất cây giống phục vụ trồng rừng ven biển; Bảo vệ phát triển rừng ngập mặn, chống sạt lở bờ biển…

Theo ông Nguyễn Phương Duy, Quản lý Dự án WWF Việt Nam cho biết, trên địa bàn tỉnh Cà Mau dự án đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới tạo sinh kế, tăng tính chống chịu với khí hậu cho cộng đồng dễ bị tổn thương. Trong đó, việc triển khai giải pháp cải thiện quy trình canh tác theo hướng 2 giai đoạn, sử dụng vi sinh, phân hữu cơ và cả việc hỗ trợ củng cố hoạt động các HTX… đã cải thiện năng suất tôm nuôi lên từ 1,3-1,5 lần. Ngoài ra, khuyến khích người dân bảo vệ rừng ngập mặn, trồng rừng ngập mặn thông qua cơ chế giá tăng thêm và chi trả dịch vụ môi trường rừng…

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh, Trung tâm Phát triển nông thôn bền vững (SRD) cũng đã triển khai dự án “Tăng cường khả năng chống chịu khí hậu và tạo thu nhập bền vững cho cộng đồng dễ bị tổn thương sống phụ thuộc vào rừng ngập mặn” (VM077), tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, Ban Quản lý rừng phòng hộ Đất Mũi, Ban Quản lý rừng phòng hộ Tam Giang.

Theo bà Nguyễn Văn Ngọc Hiên, Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển nông thôn bền vững (SRD), kiêm quản lý Dự án VM077 cho biết: "Mục tiêu mà dự án đang hướng tới là nâng cao khả năng phục hồi khí hậu và hệ sinh thái rừng ngập mặn để tạo sinh kế bền vững và ổn định xã hội cho các cộng đồng dễ bị tổn thương ở tỉnh Cà Mau nói riêng và đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Theo đó, nhiều hoạt động như: tập huấn, giới thiệu về sinh kế bền vững cho các hộ gia đình; tổ chức chuyến tham quan thực tế đến các mô hình thành công trên địa bàn tỉnh; Thảo luận lựa chọn các mô hình phù hợp với thực tế địa phương; hỗ trợ Tổ hợp tác sản xuất, hợp tác xã thực hiện các mô hình nuôi trồng thuỷ sản thân thiện với khí hậu… đã được triển khai".

Cua biển là loại vật nuôi giúp người dân các xã ven biển tăng thu nhập, ổn định cuộc sống

Cua biển là loại vật nuôi giúp người dân các xã ven biển tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.

Những nỗ lực thời gian qua trên địa bàn tỉnh đều hướng về mục tiêu chung là thúc đẩy chuỗi tôm - rừng bền vững, theo hướng chứng nhận quốc tế và bảo tồn đa dạng sinh học. Tức không chỉ nâng cao năng lực sản xuất, chế biến, xúc tiến thương mại các sản phẩm từ rừng mà còn tăng cường liên kết giữa Nhà nước, doanh nghiệp, người dân và các tổ chức quốc tế và ứng dụng công nghệ hiện đại vào quản lý rừng và phát triển sản xuất hình thành chuỗi giá trị tôm rừng “công bằng - có trách nhiệm - hiệu quả”.

Theo đó, để đạt được mục tiêu này ông Sơn kiến nghị: Việc quan trọng nhất không chỉ là cấp mã số hay hỗ trợ kỹ thuật, mà là thiết lập một hệ sinh thái chính sách giúp người nuôi yên tâm sản xuất - doanh nghiệp yên tâm đầu tư - và chứng nhận quốc tế được duy trì bền vững. Cụ thể, doanh nghiệp bao tiêu phải ký hợp đồng cam kết rõ ràng về giá thu mua, thời gian, khối lượng. Còn người nuôi phải tuân thủ quy trình kỹ thuật đạt chuẩn và hợp tác xã hoặc tổ hợp tác là đầu mối giám sát kỹ thuật, tổng hợp sản lượng và đảm bảo thông tin minh bạch.

Nguyễn Phú

BĐBP Cà Mau sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn, phòng chống thiên tai

Thời gian qua, Ban Chỉ huy BĐBP Cà Mau luôn xác định công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn là một trong những nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Từ đó, cán bộ, chiến sĩ BĐBP tỉnh luôn phát huy vai trò chủ động, xung kích, kịp thời phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng và Nhân dân trên địa bàn để thực hiện tốt nhiệm vụ.

Kịp thời thăm hỏi, hỗ trợ hộ dân bị lốc xoáy ở xã Đất Mũi

Chiều 21/7, Đảng uỷ - HĐND - UBND - UBMTTQ Việt Nam xã Đất Mũi thành lập đoàn cán bộ đến thăm hỏi và hỗ trợ hai gia đình bị ảnh hưởng bởi lốc xoáy.

Đồn Biên Phòng Đất Mũi kịp thời hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả thiên tai

Chiều 20/7, Thiếu tá Phạm Nam Sơn, Chính trị viên Đồn Biên phòng Đất Mũi (Bộ đội Biên phòng Cà Mau), cho biết đơn vị đã huy động 10 cán bộ, chiến sĩ phối hợp cùng lực lượng chức năng và người dân địa phương tham gia hỗ trợ khắc phục hậu quả do dông lốc gây ra.

Chủ động phòng ngừa, sẵn sàng ứng phó

Chủ động phòng ngừa, sẵn sàng ứng phó kịp thời và khẩn trương khắc phục hậu quả là một trong những phương án nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai có thể gây ra cho người dân trên địa bàn xã Cái Ðôi Vàm trong mùa mưa bão hiện nay.

Sở Nông nghiệp và Môi trường khảo sát sạt lở tại xã Quách Phẩm

Chiều 16/7, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Cà Mau Tô Hoài Phương đã có chuyến khảo sát thực tế tình hình sụp lún đường giao thông nông thôn tuyến kênh Khai Hoang, ấp Khai Hoang Vàm, xã Quách Phẩm.

Khẩn trương nâng cấp đê biển Đông

Ít chịu sự tác động bởi những đợt sóng lớn, triều cường dâng như đê biển Tây, song khu vực đê biển Đông của tỉnh Cà Mau cũng đang chịu nhiều sự đe doạ trong mùa mưa bão.

Thăm hỏi các gia đình thiệt hại do sạt lở tại phường Giá Rai

Sáng 15/7, Phó Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Nguyễn Văn Khởi đã đến thăm hỏi, động viên và hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại do sạt ở tại Khóm 3, phường Giá Rai, tỉnh Cà Mau.

Phường Giá Rai khoanh vùng nguy hiểm trong bán kính 300m

Sáng 14/7, gần khu vực sạt lở thuộc Khóm 3, phường Giá Rai, tỉnh Cà Mau  (trước đây là Khóm 3, phường Hộ Phòng, tỉnh Bạc Liêu), tiếp tục xuất hiện những vết nứt lớn, nguy cơ tiếp tục sạt lở. Chính quyền địa phương đã mở rộng phạm vi cảnh báo nguy hiểm 300m.

Sạt lở ở phường Giá Rai cuốn trôi phần sau của 5 căn nhà dân

Ông Trần Tam Trung, Chủ tịch UBND phường Giá Rai, cho biết: Rạng sáng 13/7, tại khu vực Khóm 3, phường Giá Rai (trước đây là Khóm 3, phường Hộ Phòng), tỉnh Cà Mau, xảy ra vụ sạt lở nghiêm trọng khiến nhà cửa và tài sản của 5 hộ dân bị cuốn xuống sông. Sự việc diễn ra bất ngờ khiến người dân không kịp trở tay.

Không để người dân vùng sạt lở rơi vào nguy hiểm

Đó là nhấn mạnh của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử tại chuyến kiểm tra hiện trường vụ sạt lở bờ sông Gành Hào, đoạn qua ấp Chòi Mòi và vị trí sụt lún đoạn lộ ấp Cái Keo thuộc xã Định Thành, tỉnh Cà Mau vào chiều 12/7.