ĐT: (0290) 383 1066 - 383 3905
Thứ sáu, 29-9-23 03:43:07

Vững lòng khi về quê lập nghiệp

Báo Cà Mau (CMO) Tác động của dịch Covid-19 đến đời sống của nhiều người dân vẫn như một “vết sẹo” dài và trong đó không ít người bị mất việc vì dịch phải trở về quê nhà sinh sống, chật vật giải bài toán tìm kế sinh nhai. Chấp nhận bám trụ lại quê nhà tìm sinh kế mới, dù thu nhập có thấp hơn, cuộc sống có vất vả nhưng nhiều lao động vẫn vững lòng khi không phải sống cảnh xa quê, ở trọ.

Tìm sinh kế mới

Sau lần theo dòng người hồi hương từ Bình Dương về lại quê nhà tránh dịch, vợ chồng chị Thái Văn Lài (sinh năm 1980, ngụ ấp Hoà Hải, xã Tân Thuận, huyện Ðầm Dơi) quyết ở hẳn tại quê sinh sống, lập nghiệp. Cũng như nhiều lao động nông thôn khác, trước đây do khó khăn về kinh tế, gia đình không đất sản xuất nên cả nhà chị Lài mới dắt díu nhau lên thành phố tìm việc. Rồi dịch Covid-19 ập đến, cũng như nhiều người khác, điều chị Lài nghĩ đến đầu tiên chính là “về tới nhà rồi tính tiếp”.

“Vợ chồng tôi làm ở Bình Dương cũng mười mấy năm rồi, trước kia làm cho công ty sắt, dịch bùng lên, ở trên đó mấy tháng trụ hết nổi, đời sống khó khăn quá nên phải về. Giờ chồng tôi và các con làm nghề đục hàu, một ngày kiếm cũng được 300-400 ngàn đồng”, chị Lài chia sẻ.

Từ sau Tết, trên địa bàn ấp Hoà Hải có nhiều hộ dân phát triển nghề nuôi sò huyết theo bờ kênh. Nghề này chi phí đầu tư thấp nên nhiều hộ không đất sản xuất như nhà chị Lài vẫn có thể bao lưới để thả nuôi. Một trong những hộ tiên phong thả nuôi sò huyết mà sau này nhiều chị em trong xóm học hỏi nhân rộng mô hình phải kể đến hộ bà Nguyễn Ánh Xuân. Vụ sò gia đình mới thả nuôi đến nay đã được hơn 3 tháng.

Mô hình nuôi sò huyết của bà Nguyễn Ánh Xuân (ấp Hoà Hải, xã Tân Thuận) được nhiều hộ dân học hỏi, trong đó có hộ chị Lài.

“Ở vụ này tôi thả 300 kg sò giống, dự tính khoảng gần Tết sẽ thu hoạch. Hiện sò huyết được thương lái thu mua với giá 140.000 đồng (loại 90 con/kg), mức giá này khá cao, lợi nhuận thu được cũng khả quan. Tôi nuôi sò giống ở dưới kênh trước nhà, sau khi sò lớn thì sẽ mang vào vuông nuôi. Ưu điểm của mô hình là nhẹ công chăm sóc, chỉ cần lưu ý những ngày có mưa thì nên xả nước mặt trong vuông. Nhiều chị em trong xóm học theo để nuôi, giờ cũng được khoảng 18 hộ có mô hình này”, bà Xuân cho biết.

Học hỏi theo hộ bà Xuân, chị Lài mạnh dạn đầu tư gần 10 triệu đồng mua 3.000 con giống, dù chỉ mới thả nuôi được vài tháng nhưng vợ chồng chị cũng xem như có cái gì đó gọi là khởi nghiệp tại quê sau mười mấy năm ròng đi làm công xa nhà.

“Bây giờ ở quê cuộc sống nhẹ nhàng hơn, chi tiêu cũng không nhiều như ở thành phố, thu nhập có thấp hơn nhưng cũng xoay xở được, mong vụ sò sắp tới sẽ cho thu nhập cao để trang trải trong gia đình”, chị Lài bộc bạch.

“7-8 triệu sống cũng ổn”

Ðó là chia sẻ của chị Nguyễn Như Quỳnh (xã Ðịnh Bình, TP Cà Mau), cũng là một trong những lao động từ Bình Dương trở về lại Cà Mau làm việc.

Như bao công nhân khác ở vùng tâm dịch thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, lúc bấy giờ chị Quỳnh thất nghiệp phải trở về quê nhà bắt đầu lại cuộc sống mới. Vào một dịp tình cờ khi thấy Công ty may Gia Bảo (Quản lộ Phụng Hiệp, Khóm 6, phường Tân Thành, TP Cà Mau) đăng tuyển lao động trên trang mạng xã hội, chị xin vào làm.

Sau khi rời thành phố về quê, chị Quỳnh làm công nhân cho công ty may ở phường Tân Thành, TP Cà Mau.

“Ban đầu tôi cũng chỉ xin làm thử, thấy ổn định nên gắn bó cũng gần 1 năm rồi. Ở Bình Dương làm lương có cao thật nhưng phải chi phí cho ăn uống, nhà trọ, còn ở đây ăn uống đã có công ty lo, chỗ làm ở gần nhà nên không phải lo chỗ ở. Cuộc sống ở quê với mức lương 7-8 triệu/tháng sống cũng ổn nên tôi không đi thành phố nữa”, chị chia sẻ.

Ðại dịch đã ít nhiều làm thay đổi lựa chọn nơi lập nghiệp của người lao động. Có người vì nhận thấy việc lựa chọn làm việc ở các thành phố lớn trở nên quá sức, bởi áp lực về giá cả ngày một tăng cao, việc quá tải lao động, chi phí ăn ở, sinh hoạt, chuyện học của các con sẽ khiến cuộc sống họ chật vật hơn. Mặt khác, với một thị trường việc làm năng động hấp dẫn như các thành phố lớn cũng khiến không ít người đắn đo việc đi hay ở. Tuy nhiên, khi đã tìm được một điểm tựa vững chắc thì mưu sinh ở đâu cũng không bằng ở chính quê hương của mình./.

 

Hữu Nghĩa

 

Ðừng để thú cưng trở thành thú dữ

Nhiều người xem chó như thú cưng, nhưng nuôi mà thiếu quản lý sẽ mang lại nhiều mối nguy hiểm. Ngoài việc chúng là tác nhân có thể gây ra tai nạn giao thông thì chuyện chó cắn người rất dễ xảy ra.

Phục hồi vận động cho người bệnh

Ngày nay, với sự tiến bộ của y học, việc kết hợp cùng lúc giữa y học hiện đại với y học cổ truyền đã mang lại hiệu quả rất cao trong điều trị các bệnh lý sau chấn thương, phẫu thuật, đột quỵ... Không chỉ giúp người bệnh giảm các cơn đau mà còn phục hồi dần các chức năng, sinh hoạt và vận động thuận lợi hơn.

Ngăn dòng bỏ học

Những năm gần đây, được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước và chính quyền địa phương, hệ thống hạ tầng giao thông trên địa bàn huyện Ngọc Hiển được thông suốt, các em học sinh đến trường thuận lợi hơn. Tuy nhiên, hiện nay một số điểm trường vẫn còn nhiều em đi học bằng phương tiện thuỷ, rất khó khăn khi nước ròng và là nỗi lo kinh tế cho gia đình.

Tích cực dập dịch đau mắt đỏ

Theo Trung tâm Y tế huyện U Minh, trong khoảng hơn 1 tuần qua, số ca bệnh đau mắt đỏ trên địa bàn huyện liên tục tăng, bệnh xuất hiện chủ yếu ở trẻ em, nhất là học sinh. Từ ngày 13-20/9, các trường học trên địa bàn huyện ghi nhận hơn 400 ca đau mắt đỏ.

Tiếp tục tuyển dụng giáo viên

Thời gian qua, tỉnh Cà Mau đã thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục, trong đó đặc biệt chú trọng công tác đào tạo, phát triển đội ngũ viên chức quản lý, giáo viên, nhân viên trong ngành giáo dục. Phóng viên báo Cà Mau có buổi trao đổi cùng Tiến sĩ Lê Hoàng Dự, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Vì mục tiêu bảo hiểm toàn dân

Mặc dù thuộc địa bàn vùng sâu, vùng xa, nhưng với sự chủ động triển khai nhiều giải pháp tuyên truyền, vận động, cùng sự phối hợp chặt chẽ của chính quyền các cấp, đến nay tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện của tỉnh Cà Mau đạt cao nhất trong các tỉnh, thành khu vực ÐBSCL. Ðến cuối tháng 8, toàn tỉnh có gần 23.300 người tham gia BHXH tự nguyện, đạt 85,39% so kế hoạch BHXH Việt Nam giao.

Trao 51 suất học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Ngày 25/9, Khối thi đua III, Công đoàn Viên chức tỉnh Cà Mau đã trao 51 suất học bổng và hơn 2.900 quyển tập cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn TP Cà Mau.

Ứng phó triều cường, ngập úng

Tình trạng triều cường, ngập úng... làm ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của người dân đã tồn tại thời gian dài ở TP Mau. Hiện nay, ngành chuyên môn đã đề ra nhiều giải pháp ứng phó trước mắt.

Khai mạc Liên hoan các câu lạc bộ Đờn ca tài tử tiêu biểu

Tối 20/9, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) tổ chức khai mạc Liên hoan các câu lạc bộ (CLB) Đờn ca tài tử (ĐCTT) tiêu biểu tỉnh Cà Mau năm 2023 với chủ đề “Sông nước Cà Mau”, tại Khu du lịch sinh thái Cà Mau-ECO (ấp Vồ Dơi, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời).

Chăm lo đời sống nông dân

Tiếp tục phát huy phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKDG), năm nay toàn huyện có hơn 26.800 hộ đăng ký danh hiệu SXKDG các cấp, đạt hơn 102% chỉ tiêu tỉnh giao. Từ phong trào SXKDG, nông dân đã hình thành những mô hình kinh tế hiệu quả.