ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 24-9-24 01:26:50
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Vườn nghệ thuật nở hoa

Báo Cà Mau (CMO) Họ là những gương mặt điển hình trong từng lĩnh vực, mỗi bàn tay chăm chút hệt như những đoá hoa với khát khao bung toả hương sắc, điểm rạng sắc xuân trong khu vườn văn học - nghệ thuật phía cuối trời Nam.

Lời cảm ơn chân thành

Trong đợt trao Giải thưởng Phan Ngọc Hiển về Văn học - Nghệ thuật (VHNT) lần IV năm 2020, Soạn giả Tiết Văn Dũng được xướng tên với chặp cải lương “Rạng ngọc Hòn Khoai” đã làm nụ cười các đồng nghiệp dưới khán phòng thêm thắm bởi sự ghi nhận này xứng đáng với cống hiến của ông đối với sân khấu.

Suốt mấy mươi năm chắt chiu cho nghề, Soạn giả Tiết Văn Dũng đã góp vào khu vườn nghệ thuật nhiều gam màu, nổi bật nhất là kịch bản phim dài 48 tập mang tên “Anh hùng của biển” ca ngợi khí tiết Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Bông Văn Dĩa xuất sắc đoạt giải Nhất cuộc thi kịch bản phim cấp Trung ương; vở “Hào khí Nam Kỳ” do Ðoàn Cải lương Trần Hữu Trang thực hiện. Cùng với đó là nhiều bài vọng cổ, bài bản tài tử... giàu giá trị nghệ thuật. Kiến thức lịch sử, tình yêu quê hương và truyền thống cách mạng được ông chắt chiu không chỉ từ câu chuyện cũ chắp nối mà còn say sưa tìm tòi sách báo để kết thành nguồn cảm hứng bất tận.

Chặp cải lương “Rạng ngọc Hòn Khoai” mang chất anh hùng ca, điểm đẹp thêm sự hy sinh anh dũng của thầy giáo Phan Ngọc Hiển cùng 10 chiến sĩ khởi nghĩa Hòn Khoai huyền thoại, đã 2 lần được xướng lên đài vinh quang (tác phẩm này từng đoạt giải Nhất cuộc thi sáng tác bài ca cổ, chặp cải lương do Ðài PT-TH tỉnh Cà Mau tổ chức năm 2010). “Giải thưởng danh giá này như trái ngọt trong sự nghiệp cả cuộc đời tôi theo đuổi. Những lần trước, đồng nghiệp đoạt giải có người ra đi, có người đến được cũng như cội già hết nhựa nên bản thân rất hạnh phúc khi mình còn khoẻ để hưởng trọn niềm vui cùng bè bạn văn chương. Thành tích nghệ thuật đối với tôi cũng như lời cảm ơn chân thành với quê hương vậy”, Soạn giả Tiết Văn Dũng cười hiền nâng niu bằng khen bằng tất cả sự trân quý.

Người kể chuyện quê hương bằng ảnh

Nếu thước đo của thành tựu nghệ thuật là giải thưởng thì Nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Trọng Thắng trong giới nhiếp ảnh được nhắc đến là một lăng kính tài hoa, bởi suốt hành trình bền bỉ gắn bó với đam mê đã mang về cho anh trên 50 giải thưởng cấp tỉnh, khu vực và toàn quốc.

Anh đến với nhiếp ảnh ban đầu vì mưu sinh, rồi từng bước song hành cùng nghệ thuật như hơi thở. Với suy nghĩ “Học thầy không tày học bạn”, mỗi buổi gặp gỡ giao lưu đồng nghiệp đều được anh xem đó là buổi học hỏi cái hay, cái mới của bè bạn, người đi trước để chắt chiu vốn liếng riêng, rồi khẳng định mình qua những khoảnh khắc mượt mà, chỉn chu về bố cục, chăm chút điểm nhấn... được giới chuyên môn đánh giá cao.

Vừa qua, tác phẩm ảnh “Giờ học ở Trường Nuôi dạy trẻ khuyết tật Cà Mau” vinh dự được UBND tỉnh trao Giải thưởng Phan Ngọc Hiển về VHNT. Tác phẩm này từng đoạt giải C báo chí của Thông tấn xã Việt Nam năm 2019. Ðây là khoảnh khắc được nghệ sĩ phát hiện trong một ngày xuân tại ngôi trường đặc biệt, khi cô giáo đang dạy trẻ khiếm thính, ngôn ngữ hành động và biểu cảm cơ mặt của cô trò qua lăng kính được khai thác tối đa, làm hài hoà, sinh động nghệ thuật và sâu sắc tính nhân văn. “Nghệ thuật nhiếp ảnh thể hiện qua ngôn ngữ ánh sáng, đường nét, màu sắc... Bởi vậy, người cầm máy kể câu chuyện bằng hình phải có tư duy tổng hợp, gửi gắm nguyện vọng, tâm tư một cách khéo léo để nội dung và thông điệp đến người xem một cách nhẹ nhàng nhất”, Nghệ sĩ Trần Trọng Thắng chia sẻ.

Giá trị hội hoạ là độ thẩm thấu thông điệp

Gặp Hoạ sĩ Hoàng Măng khi niềm vui sau giải thưởng Triển lãm Mỹ thuật khu vực Hội Mỹ thuật Việt Nam năm 2020 còn chưa vơi trong ánh mắt. Xuất thân từ hoạt động thông tin cổ động nên khát khao hoà quyện giữa nghệ thuật và tuyên truyền luôn được anh gửi gắm trong từng nét vẽ. "Nếu như các phương tiện truyền thông, sách báo hay nhiều lĩnh vực nghệ thuật khác đã chuyển tải tương đối đầy đủ những chính sách, đường lối của Ðảng và Nhà nước... thì người hoạ sĩ phải tích góp hết những nội dung đã đọc, đã nghe, đã biết, rồi "thả" vào tác phẩm của mình. Thước đo giá trị hội hoạ chính là mức độ thẩm thấu những thông điệp được gửi đến thông qua nhãn quan khách thưởng lãm”, anh tâm tình.

Theo đuổi trường phái cổ điển (tả thực), anh thoả sức thăng hoa trên nhiều chất liệu sơn dầu, lụa, bút sắt và từng bước ghi tên mình trong làng mỹ thuật toàn quốc. Lấy chủ đề về nhịp sống vùng biển, ý tứ sáng tạo luôn được đưa vào tác phẩm hội hoạ một cách hiền hoà. Những năm gần đây, đề tài này được anh phát triển đậm đà hơn khi xoáy vào ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng. Sau tác phẩm “Mắt biển” đoạt giải thưởng của Hội Mỹ thuật Việt Nam năm 2013, “Mắt biển 2” nhanh chóng tạo dấu ấn đẹp rồi tiếp tục một “Mắt biển” với nội dung ca ngợi hình ảnh người lính canh giữ biển trời Tổ quốc đoạt giải Khuyến khích cuộc thi sáng tác tranh nghệ thuật và tranh cổ động chủ đề “Người bộ đội Cụ Hồ và chiến sĩ Hải quân” cấp Trung ương năm 2018-2019. Tên “Mắt biển” được đặt lặp đi lặp lại mang hàm ý chủ quyền biển đảo thiêng liêng là bất khả xâm phạm, vì luôn có hàng triệu nhịp tim đã hoá "mắt thần" canh giữ biển đảo dù dông bão hay mưa nắng đêm ngày.

Khát khao vượt qua chính mình

Phân hội điện ảnh tỉnh nhà năm nay có niềm vui lớn khi phóng sự “Muốn nghèo không dễ” do nhóm tác giả Hoàng Lê - Tiến Lên thực hiện xuất sắc đoạt Huy chương Vàng Liên hoan Truyền hình toàn quốc. Ðược thực hiện vào tháng 7/2020, ban đầu chỉ là phóng sự ngắn, sau đó 2 tác giả phát triển thêm ý tứ, khai thác chiều sâu, dẫn dắt câu chuyện bằng những nhân vật người thật, việc thật. Với dung lượng gói gọn trong 10 phút 30 giây, nội dung phóng sự xoáy vào sự bất cập trong tiêu chí chấm điểm xét hộ nghèo. Lợi dụng sơ hở này, những cán bộ địa phương đã rút sổ hộ nghèo hòng chạy theo những thành tích, để lại nước mắt cho những phận đời đang cảnh khốn khó.

Làm việc tại Phòng Tiếp chuyện bạn nghe đài Ðài PT-TH Cà Mau, biên tập viên Hoàng Lê có cơ hội hiểu thêm nhiều cảnh đời, có thêm nhiều vốn sống, nguồn tư liệu để cho ra đời những tác phẩm mang hơi thở thời cuộc. 10 năm sau Huy chương Vàng toàn quốc với phóng sự “Ấn tượng tình thương”, Huy chương Vàng lần này một lần nữa điểm thêm dấu son đẹp cho nghề. Những bước chân qua gắn với những đề tài luôn theo sát những mảng tối - sáng bằng sự nhạy bén của người làm báo. Với suy nghĩ “làm báo không bao giờ được phép đi theo lối cũ”, Hoàng Lê luôn tự làm mới mình bằng việc phối hợp thực hiện nhiều mảng đề tài với những đồng nghiệp khác nhau để học hỏi tư duy, cách tiếp cận đa dạng. Thường xuyên tham gia các cuộc thi, liên hoan báo chí truyền hình khu vực và toàn quốc, với Hoàng Lê, đó là cách để anh vượt qua chính mình. Mỗi giải thưởng cao nhận được đều có sự nhìn lại, chưa hài lòng bản thân để rồi nối tiếp những tác phẩm sau mong góp thêm sự hoàn thiện, chỉn chu.

Nốt nhạc trẻ thăng hoa

Phụ trách Ban Tuyên giáo Tỉnh đoàn Cà Mau, công việc thường xuyên về cơ sở là điều kiện hết sức thuận lợi để Sỹ Nhâm lắng nghe hơi thở cuộc sống, đọng lại thành những câu hát chân phương.

Ðến nay, Nhạc sĩ Sỹ Nhâm đã sáng tác khoảng 50 ca khúc, trong đó phổ biến và nhận được nhiều yêu thích của khán giả như: “Hát về anh người lính Hải quân”, “Nữ kiện tướng anh hùng”, gần đây nhất là “Về nghe câu lý quê hương”. Không ràng buộc mình bất cứ thể loại, đề tài nào, mọi giai điệu chắp lên cứ sáng bừng tình quê hương đất nước, đặc biệt là tình đất, tình người Cà Mau mà người con quê hương Hà Tĩnh đã gắn bó hơn 20 năm qua.

Năm qua, được xem là năm "được mùa" đối với anh khi đầu năm nhạc phẩm “Hát về anh người lính Hải quân” đã mang về giải C do Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam trao tặng, cuối năm lại đoạt giải Nhì sáng tác âm nhạc ÐBSCL với “Về nghe câu lý quê hương”. Mới đây, anh còn vinh dự được bầu đảm nhiệm vai trò Phân hội trưởng Phân hội Âm nhạc tỉnh Cà Mau. Với Sỹ Nhâm, đây vừa là niềm tự hào, vừa là trọng trách, buộc anh phải phấn đấu nhiều hơn, không chỉ riêng mình mà còn là ý thức trách nhiệm trong việc nâng chất và trẻ hoá lĩnh vực âm nhạc./.

 

Minh Hoàng Phúc

Xây dựng lối sống lành mạnh, phù hợp, phòng bệnh tim mạch

Do áp lực từ cuộc sống, rất nhiều người đã lơ là, chủ quan trong bảo vệ sức khoẻ. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro các bệnh lý có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ bản thân, trong đó có các bệnh lý về tim mạch. Đáng nói hơn, bệnh lý này không loại trừ bất cứ ai và có xu hướng ngày càng trẻ hoá.

Bệnh ung thư đang tăng cao

Theo số liệu thống kê ghi nhận được tại Khoa Ngoại ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Cà Mau, hiện nay đơn vị đã tiếp nhận chăm sóc, khám và chữa trị thường xuyên cho gần 3.200 bệnh nhân mắc ung thư, tăng hơn 200 trường hợp so với cùng kỳ năm 2023 (không kể số bệnh nhân tự đi thăm khám, phát hiện và được điều trị ở tuyến trên).

Mang niềm vui đến trẻ kém may mắn

Luôn quan tâm đến những hoàn cảnh kém may mắn, trong đó có trẻ em, thời gian qua, Ban Từ thiện xã hội Phật giáo tỉnh Cà Mau tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, không chỉ giúp đỡ về vật chất cho trẻ mà còn mang lại ý nghĩa to lớn về mặt tinh thần.

Cẩn trọng với nguồn thực phẩm từ gia cầm chưa qua kiểm dịch

Thịt gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) là loại thực phẩm thiết yếu trong hầu hết các bữa ăn của nhiều hộ gia đình hiện nay. Bởi đây là loại thực phẩm có nguồn protein khá cao và rất tốt cho sức khoẻ, do có ít calo và chất béo bão hoà so với các loại thịt đỏ như: heo, cừu, trâu, bò… từ đó cũng sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc các chứng bệnh về tim mạch hơn.

Tái diễn lấn chiếm lòng đường trước cổng bệnh viện

Theo ghi nhận và xác minh thực tế của phóng viên Báo Cà Mau, khu vực trước cổng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau gần đây thường xuyên xuất hiện tình trạng mua bán thức ăn lấn chiếm lòng đường.

Trường Đại học Bình Dương Phân hiệu Cà Mau: Đào tạo hơn 2 ngàn sinh viên

Năm học 2023-2024 đánh dấu chặng đường 27 năm Trường Đại học Bình Dương hình thành và phát triển. Riêng tại Phân hiệu Cà Mau đến nay đã tuyển sinh và đào tạo được 11 khoá học.

Xây dựng khu dân cư tự quản đoàn kết, ấm no, hạnh phúc

Xây dựng khu dân cư (KDC) tự quản đoàn kết, ấm no, hạnh phúc, là mô hình đột phá mà Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau hướng đến trong nhiệm kỳ 2024-2029, với mục tiêu hướng mạnh hoạt động về cơ sở, địa bàn KDC. Ðể mô hình này thực hiện có hiệu quả, đòi hỏi sự đồng thuận, nỗ lực lớn của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân.

Chuyến xe yêu thương

Với mong muốn san sẻ khó khăn, tương trợ đồng bào các tỉnh phía Bắc đang phải chịu thiệt hại, mất mát nặng nề do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra, Huyện đoàn - Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam huyện Trần Văn Thời phối hợp với Bưu điện huyện phát động thực hiện chương trình “Chuyến xe yêu thương” từ ngày 12-17/9. Chương trình đã nhận được sự đồng hành của nhiều tổ chức, đơn vị, cá nhân, lan toả mạnh mẽ tình yêu thương, sẻ chia và giúp đỡ trong nghĩa đồng bào.

Những ngôi nhà ấm áp nghĩa tình

Thời gian qua, các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, địa phương trên địa bàn huyện Trần Văn Thời đã vận động, huy động mọi nguồn lực để xây dựng, sửa nhà ở cho hộ nghèo. Nhờ sự chung tay, đồng tình hưởng ứng, ủng hộ với tinh thần “Không để ai bị bỏ lại phía sau”, hàng trăm ngôi nhà Ðại đoàn kết ấm áp nghĩa tình đã được xây dựng, giúp hộ nghèo có chỗ ở ổn định, từng bước vươn lên trong cuộc sống.

Người dân Năm Căn hướng về đồng bào miền Bắc

Cơn bão số 3 (còn gọi là bão Yagi) đã qua đi, nhưng sự khốc liệt của nó đã gây thiệt hại rất nặng nề cho đồng bào ở một số tỉnh miền Bắc. Bằng tấm lòng ruột thịt Bắc - Nam một nhà, người dân tỉnh Cà Mau nói chung, huyện Năm Căn nói riêng đã có những việc làm thiết thực, nhằm sẻ chia, động viên bà con sớm vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.