ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 18-4-25 10:55:41
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nghị lực những nạn nhân da cam

Báo Cà Mau Chiến tranh đã qua đi gần 50 năm, nhưng di chứng da cam vẫn đeo bám nhiều gia đình. Dù mang trong mình nỗi đau cả thể xác lẫn tinh thần nhưng nhiều nạn nhân vẫn không đầu hàng số phận, mà vươn lên bằng nghị lực phi thường, lao động chăm chỉ từng ngày để xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn.

Ông Nguyễn Văn Trỗi, 49 tuổi, ngụ Ấp 14, xã Khánh An, huyện U Minh, là tấm gương tiêu biểu của tinh thần ấy. Bản thân ông Trỗi là nạn nhân da cam, con gái ông, chị Nguyễn Thị Như Ý (24 tuổi) cũng chịu di chứng khiến cơ thể không phát triển bình thường. Không vì thế mà nản lòng, vợ chồng ông vẫn miệt mài lao động. Hiện gia đình đang nuôi 6 con heo, trồng bồn bồn trên diện tích đất thuê, hơn 1 ha, kết hợp nuôi cá đồng. Mô hình này cho thu nhập trên 80 triệu đồng mỗi năm, giúp gia đình thoát nghèo từ đầu năm 2023.

Ông Trỗi tâm sự: “Trước đây hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, là hộ nghèo của ấp. Nhờ Hội Nạn nhân chất độc da cam/Dioxin tỉnh hỗ trợ 50 triệu đồng và tiền tích góp, chúng tôi xây được căn nhà khang trang. Xong nhà là tôi xin thoát nghèo, tập trung tăng gia sản xuất. Bồn bồn trồng bán được giá từ 15-20 ngàn đồng/kg tuỳ theo sỉ, lẻ. Mỗi ngày làm chăm chỉ cũng kiếm được vài trăm ngàn đồng, tổng cộng khoảng 8-9 triệu đồng/tháng, cuộc sống đỡ vất vả hơn trước nhiều”.

Mô hình trồng bồn bồn của anh Nguyễn Văn Trỗi, ấp 14 xã Khánh An, huyện U Minh hằng đem về nguồn thu nhập trên 80 triệu đồng mỗi năm.

Mô hình trồng bồn bồn của anh Nguyễn Văn Trỗi, ấp 14 xã Khánh An, huyện U Minh hằng đem về nguồn thu nhập trên 80 triệu đồng mỗi năm.

Ở Ấp 6, xã Khánh Lâm, ông Lê Hoàng Thân (70 tuổi), cũng là minh chứng cho sự kiên cường của nạn nhân da cam. Ông Thân bị nhiễm chất độc hoá học từ năm 1970, con gái út của ông, chị Lê Hồng Nhi, năm nay đã 39 tuổi nhưng trí tuệ chỉ như đứa trẻ lên 3. Cuộc sống gia đình từng vô cùng chật vật, vợ ông chèo đò thuê. Năm 2001, ông quyết tâm mở xưởng cưa nhỏ, từng bước gây dựng lại cuộc sống.

Ông Thân chia sẻ: “Gia đình khó khăn, tôi không thể buông xuôi. Vợ chồng cùng vay mượn, đầu tư làm xưởng cưa. Lúc đầu nhỏ lẻ, chủ yếu cưa bạch đàn, tràm bông vàng. Sau này tôi dành dụm mua máy cưa lớn, cho con trai đi học nghề về phụ giúp. Giờ tôi già yếu, chỉ phụ con và thuê thêm 2 nhân công. Nhờ xưởng này, gia đình dần khấm khá, thu nhập vài trăm triệu đồng mỗi năm”.

Ông Nguyễn Thanh Ðoàn, 52 tuổi, ngụ ấp Tân Tiến, xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, nhiễm chất độc da cam từ khi mới lọt lòng, cũng không chịu khuất phục số phận. Dù chân trái bị dị tật nhưng ông vẫn quyết chí lập nghiệp.

Mô hình nuôi tôm quảng canh của ông Nguyễn Thanh Ðoàn giúp gia đình có cuộc sống khấm khá hơn.

Mô hình nuôi tôm quảng canh của ông Nguyễn Thanh Ðoàn giúp gia đình có cuộc sống khấm khá hơn.

Ông Ðoàn chia sẻ: “Cha mẹ cho 8 công đất vuông lập nghiệp, ban đầu nuôi tôm khó lắm, nhưng tôi cố bám trụ. Sau này tôi kết hợp thả cua, thu nhập tăng lên. Giờ cuộc sống khấm khá hơn, mua thêm đất, mở rộng lên hơn 1 ha. Mỗi con nước thu nhập trên 10 triệu đồng”.

Ông Ðặng Văn Mỹ, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/Dioxin tỉnh, nhận xét: “Những tấm gương vươn lên như ông Trỗi, ông Thân, ông Ðoàn... là biểu tượng của nghị lực phi thường. Họ không chỉ tự cứu mình mà còn góp phần tạo công ăn việc làm, giúp đỡ những người cùng hoàn cảnh. Ðó là minh chứng sống động cho tinh thần bất khuất và khát vọng vươn lên của nạn nhân da cam”./.

 

Hoàng Vũ

 

Gỡ khó, đẩy nhanh xoá nhà tạm

Quyết tâm triển khai thực hiện giai đoạn 2 và 3 Ðề án xoá nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn, huyện U Minh tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện, tháo gỡ khó khăn với những hộ không đất xây cất nhà; kiên quyết không bỏ sót đối tượng thụ hưởng.

Ký kết hợp đồng tín dụng dự án nhà ở xã hội

Sáng nay (15/4) Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Nguyễn Đức Hiển đến dự Lễ ký kết hợp đồng tín dụng Dự án Nhà ở xã hội Khóm 5, Phường 9, TP Cà Mau giữa Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cà Mau (Vietinbank Cà Mau) với Công ty Cổ phần Xây dựng và phát triển hạ tầng Á Đông (Á Đông Holdings).

Phát động Tháng Hành động vì an toàn thực phẩm 2025       

Sáng 15/4, tại thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân, Ban chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Cà Mau tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025. Đây là đơn vị chỉ đạo điểm của tỉnh Cà Mau.

Ươm mầm mơ ước con trẻ

Chủ đề “Nghề nghiệp” là 1 trong 9 chủ đề thú vị được đưa vào chương trình giáo dục mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Ðào tạo. Thông qua các hoạt động trải nghiệm, trẻ được khám phá thế giới nghề nghiệp, hiểu hơn về đặc thù công việc, những vất vả cũng như giá trị mà mỗi nghề mang lại cho xã hội.

Mái ấm để đồng bào an cư

Chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát không chỉ cho người dân khó khăn về nhà ở mà các hộ đồng bào dân tộc Khmer ở TP Cà Mau cũng được hỗ trợ. Niềm vui nhân đôi khi những căn nhà đã và đang hoàn thành vào dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây.

Thầm lặng nghề công tác xã hội

Công việc nhiều hơn, đối tượng yếu thế tăng lên, nhưng nguồn lực làm công tác xã hội (CTXH) vẫn chưa đảm bảo, nhất là nhân lực kế thừa.

214 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học năm học 2024-2025

Sau gần một tháng diễn ra, Hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học tỉnh Cà Mau, năm học 2024-2025 đã kết thúc thành công tốt đẹp.

Nắm chắc từng hộ để hoàn thành đúng tiến độ chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát

Đó là chỉ đạo của Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồ Hải tại Hội nghị sơ kết Đề án xoá nhà tạm, nhà dột nát vào chiều 14/4.

Ðổi thay rõ nét diện mạo vùng đồng bào dân tộc

Bà Nguyễn Thu Tư, Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo, cho biết: "Giai đoạn từ năm 2021 đến nay, hầu hết các nội dung chính sách dân tộc đều đã được tích hợp vào Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Với 10 dự án, 14 tiểu dự án và 36 nội dung thành phần, chương trình này được xem là chính sách tổng thể, tác động toàn diện đến mọi mặt đời sống, xã hội của đồng bào DTTS, trong đó có đồng bào dân tộc Khmer".

Trao tình thương, tiếp thêm nghị lực

Ðược triển khai từ năm 2024, mô hình “Tổ phụ nữ tiết kiệm mua thẻ bảo hiểm y tế tặng hội viên nghèo” của Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Phường 6, TP Cà Mau, không chỉ giúp chị em có điều kiện khám chữa bệnh, mà qua đó còn góp phần làm thay đổi nhận thức, hành vi của hội viên phụ nữ và người dân về ý nghĩa và tầm quan trọng của bảo hiểm y tế (BHYT).