ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 3-7-25 09:44:05
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðổi thay rõ nét diện mạo vùng đồng bào dân tộc

Báo Cà Mau Bà Nguyễn Thu Tư, Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo, cho biết: "Giai đoạn từ năm 2021 đến nay, hầu hết các nội dung chính sách dân tộc đều đã được tích hợp vào Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Với 10 dự án, 14 tiểu dự án và 36 nội dung thành phần, chương trình này được xem là chính sách tổng thể, tác động toàn diện đến mọi mặt đời sống, xã hội của đồng bào DTTS, trong đó có đồng bào dân tộc Khmer".

- Trong năm 2025, tỉnh triển khai thực hiện những chính sách nào để hỗ trợ phát triển toàn diện đời sống đồng bào DTTS trong tỉnh, thưa bà?

Bà Nguyễn Thu Tư: Năm 2025, tỉnh đang tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt 355 căn nhà dành cho đối tượng thụ hưởng thuộc Dự án 1 của Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS (đã xây dựng vào Ðề án xoá nhà tạm, dột nát trên địa bàn tỉnh). Ðến nay, đã triển khai khởi công xây dựng được 319 căn, trong đó hoàn thành nghiệm thu đưa vào sử dụng 110 căn, đang xây dựng 209 căn; còn lại 36 căn, dự kiến khởi công trong tháng 5/2025; đang khẩn trương đẩy nhanh tiến độ thực hiện để kịp hoàn thành dứt điểm trong tháng 6/2025, theo đúng chỉ đạo của Thường trực Tỉnh uỷ.

Bên cạnh đó, Sở đang tham mưu UBND tỉnh vận dụng nguồn vốn đầu tư phát triển thuộc chương trình năm 2025, tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã, ấp đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS, với 27 công trình được đầu tư xây dựng mới; đầu tư xây dựng thêm 1 salatel để tạo điều kiện phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hoá cộng đồng của đồng bào DTTS... Riêng các nội dung chính sách hỗ trợ thuộc chương trình sử dụng vốn sự nghiệp, đang phải chờ Trung ương phân bổ vốn mới triển khai thực hiện được.

Ngoài ra, Sở cũng tham mưu tích cực để UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện đối với một số chính sách khác có liên quan như: chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào DTTS; duy trì dạy chữ Hoa, chữ Khmer; chủ động triển khai tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật vùng DTTS theo các đề án, dự án thuộc lĩnh vực công tác dân tộc do Trung ương ban hành.

Ðặc biệt, quan tâm tổ chức đầy đủ, kịp thời các hoạt động lễ, hội truyền thống và Tết cổ truyền của đồng bào DTTS. Trong đó, dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer, Sở tham mưu tổ chức buổi họp mặt tại tỉnh với quy mô hơn 200 đại biểu; tổ chức nhiều đoàn đến thăm, chúc Tết, tặng quà các điểm chùa, salatel và nhiều cá nhân là đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn. Kinh phí tổ chức và cấp phát hỗ trợ dự tính gần 1,3 tỷ đồng.

- Bà có thể đánh giá hiệu quả từ việc thực hiện các chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh thời gian qua?

Bà Nguyễn Thu Tư: Hiệu quả thực hiện chính sách dân tộc thời gian qua đã góp phần tích cực làm thay đổi rõ nét diện mạo vùng đồng bào DTTS, trong đó chủ yếu là đồng bào dân tộc Khmer. Nổi bật như, hiện nay 100% số xã trong vùng đã có đường ô tô đến trung tâm xã; trên 75% đường liên ấp được bê tông hoá, cứng hoá; tỷ lệ hộ sử dụng điện trên 99,9%... Ðời sống vật chất và tinh thần của đồng bào được nâng lên từng bước. Tỷ lệ hộ nghèo giảm rõ rệt qua từng năm, mỗi năm giảm trên 2%. Năm 2024, hộ nghèo đồng bào DTTS chỉ còn 463 hộ, chiếm 4,03% trong tổng số hộ đồng bào DTTS trên địa bàn; đã giảm 250 hộ, tương ứng tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS đã giảm 2,06% so với năm 2023. Thu nhập bình quân đầu người trong đồng bào DTTS năm 2024 trên 57 triệu đồng.

Các chính sách hỗ trợ kịp thời giúp đồng bào Khmer có điều kiện phát triển kinh tế và xoá nghèo hiệu quả.

Các chính sách hỗ trợ kịp thời giúp đồng bào Khmer có điều kiện phát triển kinh tế và xoá nghèo hiệu quả.

Bên cạnh đó, công tác giáo dục và đào tạo chuyển biến khá tích cực, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của Nhân dân. Chính sách về y tế, dân số không ngừng được tăng cường, đáp ứng tốt nhu cầu khám và điều trị bệnh của đồng bào. Hệ thống chính trị cơ sở trong vùng dân tộc được củng cố vững mạnh và hoạt động hiệu quả; an ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội, ổn định cuộc sống đồng bào các dân tộc. Ðời sống văn hoá tinh thần của đồng bào DTTS được nâng lên khá rõ nét.

Phụ nữ Khmer được hỗ trợ học nghề, góp phần nâng cao đời sống kinh tế gia đình.

Phụ nữ Khmer được hỗ trợ học nghề, góp phần nâng cao đời sống kinh tế gia đình.

Thông qua các hoạt động chăm lo của cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp, đồng bào DTTS nói chung và đồng bào Khmer nói riêng ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ðảng, quản lý, điều hành của Nhà nước, thể hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ của công dân đối với chính quyền, cộng đồng, nâng cao ý thức chấp hành tốt các chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

- Xin bà chia sẻ thêm về sự quan tâm của các cấp, các ngành tỉnh đối với công tác quản lý Nhà nước về dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc?

Bà Nguyễn Thu Tư: Công tác quản lý Nhà nước về dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh các năm qua nhận được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp nhịp nhàng, trách nhiệm của các sở, ban, ngành cấp tỉnh có liên quan và các địa phương vùng đồng bào DTTS. Hằng năm, tỉnh đều tranh thủ nguồn lực để bố trí thực hiện đầy đủ các chương trình, chính sách dân tộc trên địa bàn, ưu tiên các chính sách có tác động lớn, trực tiếp đối với đồng bào DTTS và vùng đồng bào DTTS. Trong đó, đối tượng thụ hưởng phần lớn các chính sách dân tộc hiện hành là dành cho đồng bào dân tộc Khmer.

Bên cạnh đó, các cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cũng thường xuyên phối hợp tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc Khmer thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Ðảng, Nhà nước; quan tâm chăm lo khá tốt đời sống vật chất, tinh thần; tạo mọi điều kiện thuận lợi để đồng bào DTTS nói chung, đồng bào dân tộc Khmer nói riêng giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc; kịp thời phát hiện, nhân rộng mô hình hay, cách làm hiệu quả, biểu dương khen thưởng đối với các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp cho công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh.

- Xin cảm ơn bà!

 

Lam Khánh thực hiện

 

Lá chắn an sinh cho mọi người dân

Ngày 1/7 hằng năm là Ngày Bảo hiểm y tế (BHYT) Việt Nam, là dịp để toàn xã hội cùng nhìn lại chặng đường triển khai một trong những chính sách trụ cột của hệ thống an sinh xã hội. Trải qua nhiều năm, BHYT ngày càng khẳng định tính nhân văn sâu sắc, trở thành điểm tựa chăm sóc sức khỏe cho người dân, đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn, góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Trao 500 suất học bổng cho học sinh khó khăn nhân sự kiện hợp nhất Bạc Liêu – Cà Mau   

Chiều 30/6, tại tỉnh Bạc Liêu, UBND tỉnh tổ chức chương trình “Chắp cánh ước mơ” trao 500 suất học bổng cho học sinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo và có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn, chào mừng sự kiện hợp nhất hai tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau.

Khánh thành, bàn giao 300 căn nhà tại xã Phan Ngọc Hiển

Chiều nay (30/6), tại xã Viên An Đông (huyện Ngọc Hiển), nay là xã …, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau phối hợp với địa phương tổ chức Lễ khánh thành và bàn giao 300 căn nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

Bàn giao 126 căn nhà cho hộ nghèo huyện Ngọc Hiển

Sáng 28/6, UBND huyện Ngọc Hiển phối hợp với VietinBank Chi nhánh Cà Mau tổ chức lễ bàn giao 126 căn nhà cho các hộ nghèo trên địa bàn.

9 năm kết nối chuyến đò ý nghĩa

Từ lần tình cờ tác nghiệp tại xã Tân Tiến, huyện Ðầm Dơi, câu chuyện về những cô, cậu học trò không học hết tiểu học do gánh nặng chi phí đến trường vì cầu lộ cách trở, đã thành động lực để Chi đoàn Ðài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau (nay là Báo và Ðài Phát thanh - Truyền hình (PT-TH) Cà Mau) duy trì hoạt động hỗ trợ. Kết thúc năm học 2024-2025, hành trình lần thứ 9 của chương trình “Chuyến đò an toàn cho học sinh cửa biển” hoàn thành thêm 1 năm kết nối; trẻ em tại cửa biển Giá Lồng Ðèn (xã Tân Tiến, huyện Ðầm Dơi) có thêm một năm cố gắng đến trường.

Những trang viết, cánh sóng gieo mầm tri thức

Không ồn ào, không phô trương, nhưng báo chí vẫn lặng lẽ trở thành người bạn đồng hành trên hành trình chạm đến ước mơ của biết bao học sinh, sinh viên nghèo. Những bài viết, phóng sự truyền hình không chỉ khắc hoạ chân thực hoàn cảnh, mà còn là nhịp cầu kết nối yêu thương, là ngọn lửa truyền cảm hứng, tiếp sức cho những đôi chân bé nhỏ vượt lên số phận.

Khánh thành lộ giao thông nông thôn và trao nhà tình thương tại xã Khánh Bình Đông

Sáng 21/6, huyện Trần Văn Thời tổ chức lễ khánh thành tuyến lộ giao thông nông thôn bờ Tây kênh Tham Trơi, đoạn đi qua ấp Tham Trơi và Tham Trơi B, xã Khánh Bình Đông. Đồng thời tổ chức bàn giao nhà tình thương cho hộ đặc biệt khó khăn về nhà ở trên địa bàn xã.

Báo chí Cà Mau nối nhịp an sinh

“Nếu không có mấy cháu đến ghi hình, đưa thông tin, thì chắc đến chết tôi cũng không có tiền cất được nhà. Rồi các con tôi, không biết sống sao trong căn nhà mục, dột nát này”. Ðó là câu nói chạm trái tim tôi trong ngày mang niềm vui đến cho gia đình bà Phạm Thị Ðịnh, 74 tuổi, Ấp 1/5, xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời.

Khởi động “Hành trình đỏ”

Xuất phát từ tình trạng khan hiếm máu cho điều trị vào mỗi dịp hè, Chương trình “Hành trình đỏ” ra đời và nhận được sự quan tâm, ủng hộ của các địa phương trong cả nước. Từ lần đầu tiên vào năm 2013 với sự tham gia của 15 tỉnh, thành phố, đến nay đã có 58 tỉnh, thành phố tham gia tổ chức “Hành trình đỏ”, trong đó có tỉnh Cà Mau. Theo đó, đã thực hiện thành công 2.653 điểm hiến máu, thu được hơn 810 ngàn đơn vị máu.

Không chỉ chủ trương mà còn là trách nhiệm

Xã Tân Lộc, huyện Thới Bình hiện có 285 hộ dân là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đang sinh sống. Đa phần bà con làm nghề nông hoặc lao động phổ thông, cuộc sống còn nhiều khó khăn khi thiếu đất sản xuất, việc làm bấp bênh, điều kiện nhà ở xuống cấp. Trước thực trạng đó, chính quyền địa phương đã và đang triển khai nhiều chính sách thiết thực, mang lại chuyển biến tích cực trong đời sống vật chất và tinh thần của người dân.