ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 19-4-25 12:57:36
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Xã Lý Văn Lâm trên đường về đích nông thôn mới kiểu mẫu

Báo Cà Mau Theo kế hoạch, những tháng cuối năm 2024 xã Lý Văn Lâm sẽ hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu (NTMKM). Ðây là một trong những công trình chào mừng Ðại hội Ðảng bộ TP Cà Mau nhiệm kỳ 2025-2030.

Bà Cao Hồng Cẩm, Chủ tịch UBND xã Lý Văn Lâm, cho biết: “Hiện xã đã cơ bản hoàn thiện các tiêu chí trong xây dựng NTMKM. Một số phần tiểu tiết như lắp đặt hệ thống camera giám sát an ninh thông minh, cũng đã có nguồn đầu tư; các tuyến đường hoa, cây xanh cũng đang trong giai đoạn hoàn thiện”.

Trong xây dựng NTMKM, xã Lý Văn Lâm chọn ấp Ông Muộn làm điểm chỉ đạo xây dựng mô hình Ấp thông minh. Theo đó, toàn ấp hiện có 5 cụm loa đang hoạt động tốt, phục vụ công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Ðảng, Nhà nước; tỷ lệ dân số có thuê bao Internet (cố định, di động) đạt trên 90%; có mạng Wifi miễn phí tại điểm công cộng; tổ công nghệ số cộng đồng hoạt động thường xuyên, hiệu quả. Ấp còn có sản phẩm OCOP gạo sạch đạt chuẩn 4 sao và đang được giới thiệu trên sàn giao dịch điện tử. Hiện tại, ấp đang xây dựng lộ trình lắp đặt hệ thống camera giám sát an ninh thông minh, xong phần việc này là hoàn thiện mô hình Ấp thông minh.

Xã Lý Văn Lâm từng bước hiện đại hoá nông thôn, tiến dần đến xã NTMKM. Ảnh: NHẬT MINH

Xã Lý Văn Lâm từng bước hiện đại hoá nông thôn, tiến dần đến xã NTMKM. Ảnh: NHẬT MINH

Với tiêu chí kiểu mẫu, ấp đã chọn 2 tiêu chí kiểu mẫu về sản xuất và kiểu mẫu về cảnh quan môi trường. Ông Phan Hoàng Giang, Trưởng phòng Kinh tế TP Cà Mau, cho rằng: “Thực ra, chỉ cần đạt 1 trong 2 tiêu chí này thì đã xem là đạt xã NTMKM. Tuy nhiên, xã lại chọn thực hiện luôn cả 2 tiêu chí thì thật đáng biểu dương. Bởi xã NTMKM thì người dân phải có mô hình sản xuất bền vững, bên cạnh đó là phải đảm bảo cảnh quan môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp”.

 Nông dân Nguyễn Văn Quang, ấp Bào Sơn, cho biết: “Xã Lý Văn Lâm ngày nay thay đổi rất nhiều. Nông dân chúng tôi không còn độc canh lúa 2 vụ mà đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi. Ðời sống người dân khá lên thì việc vận động xã hội hoá trong xây dựng NTM sẽ không còn là vấn đề khó khăn nữa”.

Người dân ấp Bào Sơn tăng gia sản xuất để cùng nhau xây dựng thành công xã NTMKM. Ảnh: Rẫy dưa leo ven lộ của gia đình anh Nguyễn Văn Quang, ấp Bào Sơn.

Sắp tới, xã cần củng cố, hoàn thiện một số tiểu tiết để sớm được công nhận xã NTMKM. Bà Cao Hồng Cẩm cho biết thêm: “Ðể hoàn thiện các chỉ tiêu về tỷ lệ chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn được thu gom, tái sử dụng, tái chế xử lý đúng quy định và cảnh quan môi trường được đẹp hơn, UBND xã xây dựng kế hoạch cụ thể, phối hợp với MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội của xã hướng dẫn người dân phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn; đổi rác thải nhựa tái chế lấy quà; rác thải nguy hại thì tập kết tại các điểm cố định của từng ấp để được thu gom. Vận động Nhân dân 8 ấp, đặc biệt là các ấp: Xóm Lớn, Lung Dừa, Ông Muộn, người dân tuyến sông Rạch Rập, tuyến kênh Chòi Ngói, tuyến đê sông Gành Hào... thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh”.

Ðây là thành quả từ sự nỗ lực, quyết tâm của Ðảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Lý Văn Lâm. Ông Nguyễn Thành Phương, Phó chủ tịch UBND TP Cà Mau, cho rằng: “Qua rà soát các tiêu chí NTMKM tại xã Lý Văn Lâm, chúng tôi thấy yên tâm ở nhóm tiêu chí kiểu mẫu về sản xuất và mô hình Ấp thông minh. Tuy nhiên, nhóm tiêu chí kiểu mẫu về môi trường thì địa phương cần phải cố gắng, nỗ lực nhiều hơn nữa, không chỉ trong ấp điểm mà tất cả các ấp còn lại phải thực hiện, để tạo điểm nhấn về diện mạo”.

Cũng theo Phó chủ tịch UBND thành phố, biện pháp quan trọng và hiệu quả nhất vẫn là tuyên truyền, vận động người dân cùng chung tay tham gia xây dựng NTMKM; tiếp tục huy động các nguồn vốn để hoàn thành các tiêu chí còn lại trong thời gian sớm nhất. Vì từ chính quyền cho đến người dân có đoàn kết, tự nguyện đóng góp ngày công, lao động và quyết tâm, nỗ lực thực hiện thì mới triển khai thành công mô hình NTMKM một cách bền vững./.

 

Ngọc Huệ

 

Từng bước hoàn chỉnh hạ tầng thiết yếu trên tuyến kênh Lung Lá

Trước những hạn chế về hạ tầng thiết yếu trên tuyến kênh Lung Lá, thuộc địa bàn Khóm 5, phường Tân Xuyên, ngành chức năng thành phố cà Mau đã có những rà soát và định hướng trong thời gian tới nhằm đảm bảo ổn định đời sống người dân nơi đây.

Ðổi thay vùng đất anh hùng

Nguyễn Phích là 1 trong 31 xã được Chính phủ công nhận là xã An toàn khu của Trung ương trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Ðây là cái nôi giàu truyền thống cách mạng, trong chiến tranh người dân không chỉ chung sức, đồng lòng nuôi chứa cán bộ cấp cao của Ðảng và Nhà nước mà còn anh dũng đứng lên đấu tranh để giành lấy độc lập, tự do cho quê hương, đất nước. Hoà bình lập lại, Nhân dân địa phương tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng, tích cực ra sức phát triển kinh tế, chung tay cùng địa phương xây dựng quê hương ngày thêm giàu đẹp.

Hiện đại đô thị Sông Ðốc

Thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời được biết đến là trung tâm kinh tế biển sầm uất nhất của tỉnh Cà Mau. Với vị trí đặc thù, nơi đây không chỉ là bến cảng tấp nập mà còn dần chuyển mình thành đô thị biển hiện đại. Sông Ðốc không ngừng phát triển về kinh tế, hạ tầng và đời sống người dân.

Mô hình cũ, hiệu quả mới

Xác định đảm bảo vệ sinh môi trường là một trong những tiêu chí quan trọng trong xây dựng nông thôn mới (NTM), thời gian qua, huyện Phú Tân đã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, các xã, thị trấn tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và Nhân dân xây dựng lò đốt rác quy mô nhỏ, đây được xem là giải pháp phù hợp với điều kiện ở các địa phương. Hội Nông dân xã Phú Mỹ là một trong những đơn vị triển khai thực hiện tốt phong trào này.

Bắc mới những nhịp cầu

Qua thời gian thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Hàm Rồng giữ vững 18/19 tiêu chí NTM và đạt 14/19 tiêu chí NTM nâng cao. Những năm qua, bên cạnh nguồn lực đầu tư của Nhà nước, địa phương tranh thủ các nguồn hỗ trợ của nhiều tổ chức, cá nhân để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, trong đó có xây dựng cầu nông thôn giúp người dân đi lại thuận tiện, dễ dàng hơn.

Kinh Hội - Nơi hội tụ dòng chảy lịch sử và văn hoá

Ðầu thế kỷ XX, phía hạ lưu ngã ba Tắc Thủ, theo dòng sông Ông Ðốc, nơi rừng Khánh Bình bạt ngàn xuất hiện một địa danh đặc biệt: Kinh Hội. Ðây không chỉ là con kênh đào phục vụ giao thông, sản xuất, mà còn là nơi ghi dấu hành trình khai hoang, lập nghiệp và truyền đời văn hoá của bao thế hệ người dân Cà Mau.

Trí Lực và Trí Phải tiến tới nông thôn mới nâng cao

Giai đoạn 2021-2025, huyện Thới Bình phấn đấu có 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao là Trí Lực và Trí Phải. Ðến nay, 2 xã cơ bản hoàn thành các tiêu chí theo quy định.

Ðoàn kết xây dựng đời sống văn hoá

Những năm qua, việc triển khai thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” trên địa bàn huyện Thới Bình nói chung, thị trấn Thới Bình nói riêng được sự hưởng ứng tích cực từ các tầng lớp Nhân dân.

Gỡ khó để đảm bảo tiến độ về đích

Thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), với quyết tâm cao, sự nỗ lực, cả hệ thống chính trị và Nhân dân, Cà Mau đã đạt kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, địa phương cũng đang gặp khó trong thực hiện 2 tiêu chí, số 18 và 19, ảnh hưởng đến tiến độ công nhận xã NTM và NTM nâng cao.

Nỗ lực hoàn thiện tiêu chí y tế

Y tế là 1 trong 3 tiêu chí xã Khánh An tập trung triển khai thực hiện quyết liệt, quyết tâm hoàn thiện trong năm 2025 để đưa xã về đích nông thôn mới (NTM) nâng cao. Trong đó, chỉ tiêu về hộ dân tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) được xã quan tâm hàng đầu, kết hợp với tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, đạt chỉ tiêu đề ra.