ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 18-7-25 00:51:37
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nguyễn Phích cần trợ lực về đích nông thôn mới

Báo Cà Mau Theo kế hoạch, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, sẽ về đích nông thôn mới (NTM) vào cuối năm 2025, thế nhưng đến thời điểm hiện tại, xã chỉ mới đạt 11/19 tiêu chí.

8 tiêu chí chưa đạt gồm: giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hoá, thu nhập, tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn, môi trường và an toàn thực phẩm, nghèo đa chiều và tiêu chí văn hoá. Ðây được cho là những tiêu chí “cứng”, cần nhiều nguồn vốn đầu tư.

Ông Nguyễn Hồng Biên, Phó chủ tịch UBND xã Nguyễn Phích, chia sẻ: “Trong 8 tiêu chí chưa đạt thì các tiêu chí: giao thông, thu nhập, tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn, nghèo đa chiều, là những tiêu chí khó, vì phải cần nguồn vốn đầu tư từ cấp trên. Riêng về tiêu chí tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn, xã đang gặp khó, do hầu hết các hợp tác xã (HTX) đồng loạt xin giải thể vì làm ăn không hiệu quả”.

Trên địa bàn xã có 4 HTX (Trang Trại Xanh, Anh Ðào, 19/5 và Ðại Ðồng Tiến) hiện đang đồng loạt xin giải thể. Theo ông Biên, các thành viên trong HTX không tuân thủ quy trình sản xuất, hoạt động rời rạc, thiếu vốn hoạt động. Xã đã rà soát, lấy ý kiến xã viên, hầu hết không muốn duy trì.

Với tiêu chí nghèo đa chiều, qua điều tra, rà soát, năm 2021, xã có 779 hộ nghèo. Thông qua các nguồn vận động, các chương trình hỗ trợ hộ nghèo, đến cuối năm 2023 xã giảm còn 414 hộ nghèo, tỷ lệ 8,53%, song chưa đạt theo quy định (tỷ lệ hộ nghèo phải dưới 4%).

Người dân tận dụng bờ lộ giao thông để trồng hoa màu tăng thêm thu nhập.

Người dân tận dụng bờ lộ giao thông để trồng hoa màu tăng thêm thu nhập.

Ông Nguyễn Thanh Ril, Phó chủ tịch UBND xã, cho biết: “Ðịa phương đã tranh thủ nguồn vốn đầu tư của cấp trên để triển khai thực hiện các mô hình làm ăn có hiệu quả và nhân rộng kịp thời cho các hộ nghèo trên địa bàn. Chỉ đạo các ấp phối hợp với ban, ngành huyện được phân công phụ trách hộ nghèo có kế hoạch hướng dẫn tăng gia sản xuất. Thực hiện tốt các chương trình vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện nhằm nâng cao đời sống của các hộ nghèo, giúp họ vươn lên thoát nghèo bền vững. Dự kiến cuối năm nay sẽ giảm 156 hộ”.

Xã Nguyễn Phích có địa bàn rộng nhất tỉnh, đời sống người dân chủ yếu là phát triển kinh tế trên đất lâm phần. Ðất rộng, người thưa nên việc triển khai xây dựng các tuyến lộ giao thông trên địa bàn xã còn nhiều khó khăn.

Ông Biên chia sẻ: “Ðịa bàn rộng, nguồn vốn đầu tư phát triển lộ nông thôn từng năm cũng hạn chế, nên đến thời điểm hiện tại có nhiều tuyến chưa được đầu tư xây dựng. Những tuyến được đầu tư xây dựng thì đã xuống cấp, khiến cho việc đi lại của bà con gặp rất nhiều khó khăn. Nguồn vốn xây dựng lộ trong năm 2024 đã triển khai, giờ muốn nâng cấp, sửa chữa thì phải xã hội hoá, nhưng đời sống của bà con trên địa bàn còn rất nhiều khó khăn, nên lộ vẫn ở trạng thái chờ vốn”.

Theo ông Hà Thanh Hợp, Bí thư Chi bộ Ấp 13: “Những tuyến lộ trên địa bàn ấp xuống cấp trầm trọng, mưa không dám chạy xe vì đường trơn và rong rêu bao phủ cả mặt lộ. Ấp cũng vận động Nhân dân góp vốn, ngày công để sửa chữa, nhưng bà con ở đây đa phần là hộ khó khăn, phải lao động hằng ngày để kiếm sống. Những năm trước, các hộ dân tận dụng bờ liếp trồng chuối bán, lấy ngắn nuôi dài chờ khai thác tràm, những năm gần đây cây tràm rớt giá sâu, chuối cũng cùng chung số phận, thế là người dân phá chuối trồng tre lấy măng bán kiếm tiền sinh sống qua ngày, nhưng măng giờ cũng rớt giá. Người dân ở đây chuyển sang làm thuê, nên việc vận động xã hội hoá để nâng cấp sửa chữa lộ là điều khó với địa phương”.

Không chỉ Ấp 13, mà tại hầu hết các ấp lâm phần trên địa bàn xã cũng tương tự, cây tràm mất giá đã làm cho đời sống của người dân rơi vào tình trạng khủng hoảng. Thu nhập bấp bênh, có những hộ rơi vào bế tắc.

Những hộ nghèo trên địa bàn xã tận dụng mặt liếp, bờ bao trồng hoa màu tăng thu nhập.

Bên cạnh nỗ lực của địa phương, xã Nguyễn Phích đang cần tiếp sức từ cấp trên về nguồn vốn đầu tư xây dựng để đạt các tiêu chí NTM, cũng như cần những định hướng để phát triển kinh tế bền vững, góp phần tăng thu nhập cho người dân. Bởi, mục tiêu sau cùng của chương trình xây dựng NTM chính là không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống Nhân dân./.

 

Kim Cương

 

Cà Mau trên hành trình đô thị hoá

Qua hơn 2 năm thực hiện Chương trình số 27-CT/TU, ngày 20/7/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (Cà Mau cũ) về phát triển hệ thống đô thị đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Chương trình 27) cho thấy sự chuyển biến tích cực. Các đô thị phát triển vươn tầm, mở rộng không gian, tiến đến hiện đại.

Chung tay cập nhật bảng hiệu theo địa giới mới

Sáng 13/7, không khí tại xã Vĩnh Lợi trở nên rộn ràng, sôi nổi hơn thường ngày khi lực lượng đoàn viên, thanh niên Xã đoàn Vĩnh Lợi đồng loạt ra quân hỗ trợ các hộ kinh doanh chỉnh sửa, thay mới bảng hiệu theo địa chỉ phù hợp với địa giới hành chính sau sáp nhập. Hoạt động này nhận được sự đồng tình, ủng hộ từ người dân và sự đánh giá cao của cấp uỷ, chính quyền địa phương.

TP. Bạc Liêu: Tiếp tục phát huy thế mạnh về du lịch

Một trong những thành tựu quan trọng góp phần vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của TP. Bạc Liêu trong thời gian qua chính là việc quan tâm đầu tư cho phát triển du lịch. Từ thực tế kết quả đạt được, các phường trên địa bàn sẽ kế thừa và phát huy thế mạnh này trong giai đoạn tiếp theo.

TP. Bạc Liêu: Tập trung làm tốt công tác quản lý quy hoạch

Xác định công tác quy hoạch đóng vai trò quan trọng trong định hướng phát triển và tạo tiền đề trong mời gọi đầu tư, thời gian qua, TP. Bạc Liêu luôn tăng cường công tác quản lý quy hoạch xây dựng và xem đây là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong quản lý nhà nước về sử dụng đất đô thị.

TP. BẠC LIÊU: THI ĐUA HỌC TẬP VÀ LÀM THEO BÁC

Thời gian qua, Thành ủy TP. Bạc Liêu đã bám sát những nội dung chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và xác định đẩy mạnh việc học tập, làm theo Bác là một trong những nội dung quan trọng trong nhiệm vụ xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.

TP. Bạc Liêu: Đẩy mạnh xây dựng và nâng chất các sản phẩm OCOP

Thời gian qua, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) trên địa bàn TP. Bạc Liêu đã góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho nông dân.

Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết 08 của Tỉnh ủy

​Thực hiện Nghị quyết 08 (NQ 08) của Tỉnh ủy “về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát (KT, GS) trong tình hình mới”, thời gian qua, nhận thức của cán bộ, đảng viên, trước hết là người đứng đầu cấp ủy các cấp của TP. Bạc Liêu không ngừng được nâng lên và chất lượng, hiệu quả công tác KT. GS đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

TP. Bạc Liêu: Nâng cao chất lượng công tác xây dựng Đảng và đảng viên

Thời gian qua, bên cạnh việc quán triệt nghiêm các chủ trương, nghị quyết của Trung ương, của tỉnh và TP. Bạc Liêu cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, Thành ủy TP. Bạc Liêu thường xuyên tổ chức các hội nghị học tập, quán triệt các chỉ thị, quy định của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới; đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong toàn Đảng bộ thành phố.

TP. BẠC LIÊU: NHIỀU MÔ HÌNH HAY TRONG HỌC TẬP VÀ LÀM THEO GƯƠNG BÁC

Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thời gian qua, các tổ chức đoàn thể trên địa bàn TP. Bạc Liêu đã xây dựng nên những mô hình hay.

TP. Bạc Liêu: Thực hiện tốt chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số

TP. Bạc Liêu hiện có hơn 43.370 hộ dân tộc thiểu số (DTTS) với 159.902 người. Trong đó, có 4.425 hộ dân tộc Khmer, chiếm tỷ lệ 11,96% và 2.802 hộ dân tộc Hoa, chiếm tỷ lệ 7,84%, cùng 17 hộ là dân tộc khác, chiếm tỷ lệ 0,05%.