ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 1-11-24 06:58:08
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ða canh bền vững

Báo Cà Mau Nông thôn U Minh hôm nay đang bừng lên sức sống mới, nhiều công trình cầu, lộ nông thôn, trường học, điện lưới quốc gia phủ kín. Vùng quê nghèo khó ngày nào đang từng ngày phát triển. Những mô hình kinh tế mới, cách làm hiệu quả đan xen với vạt rừng tràm xanh giúp người dân "đổi đời" và làm giàu chính đáng.

Là nơi có "rừng vàng, biển bạc", nhưng trong thời gian dài U Minh bị coi là "túi nghèo" của tỉnh. Song, với sự chỉ đạo sâu sát, hợp lòng dân của Ðảng bộ, chính quyền, đã khơi dậy tiềm năng, lợi thế từ đất rừng, đưa U Minh trở thành điểm sáng trong công tác giảm nghèo.

Ông Nguyễn Thanh Liêm, Phó chủ tịch UBND huyện, phấn khởi: “Nếu trước đây, trồng rừng theo kiểu truyền thống phải mất trên 10 năm mới cho thu hoạch, thì hiện nay chỉ cần 5 năm; mỗi héc-ta cho thu nhập từ 100-150 triệu đồng. Ðặc biệt, mới đây, Công ty TNHH Sojitz Việt Nam đã ký hợp đồng với Công ty Gỗ Cà Mau thu mua viên gỗ nén từ cây keo lai xuất sang Nhật Bản, sản lượng từ 40-50 ngàn tấn/năm, thời hạn hợp đồng 15 năm, mở ra hướng đi mới, nâng tầm giá trị lâm sản".

Người dân xã Khánh Thuận, huyện U Minh, thu hoạch keo lai. Ảnh: N.M

Ngoài cây rừng, nông dân U Minh còn thực hiện thành công mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn kết hợp với nhiều loài thuỷ sản khác. Hiện toàn huyện có 6 sản phẩm OCOP 3 sao và hoàn thành hồ sơ sản phẩm cam sành từ 3 sao lên 4 sao. Bên cạnh đó, người dân còn tích cực tận dụng đất rừng trồng rau màu, cây ăn trái, chăn nuôi... tạo thu nhập từ vài chục đến vài trăm triệu đồng/năm.

Trăm nghe không bằng một thấy, ông Trần Rô Y, Chủ tịch Hội Nông dân xã Khánh Thuận, đưa chúng tôi đi thăm mô hình nuôi tôm càng xanh kết hợp trồng lúa, nuôi cua đinh, nuôi lươn không bùn của gia đình ông Ðặng Văn Xiêm, Ấp 10, xã Khánh Thuận.

Ông Xiêm nhẩm tính: "Tổng thu nhập từ lúa, tôm và 2 hầm cua đinh từ 250-300 triệu đồng/năm. Cua đinh dễ nuôi, mau lớn, thức ăn là cá phi tận dụng từ vuông tôm. Vì thế, sau đợt thu hoạch này, gia đình sẽ đầu tư mở rộng diện tích".

Nông dân Ấp 9, xã Khánh Thuận, huyện U Minh, thu hoạch tôm trên đất lúa. Ảnh: NHẬT MINH

Năm 2023, toàn huyện giảm 761 hộ nghèo, giảm 2,96%, đạt 164% chỉ tiêu nghị quyết, đạt 118% so với kế hoạch tỉnh giao. Hộ cận nghèo giảm 73 hộ. Hiện nay trên địa bàn huyện không còn hộ gia đình chính sách nghèo, cận nghèo. Có 4 ấp xoá trắng hộ nghèo, cận nghèo. Ðây là những con số ấn tượng, đánh dấu sự thay đổi lớn lao ở một vùng quê từ lâu nghèo khó. Nhiều năm qua, huyện tập trung mọi nguồn lực hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo, người có công, đối tượng bảo trợ xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số. Tổng nguồn vốn đầu tư giảm nghèo giai đoạn 2021-2023 trên 43 tỷ 584 triệu đồng.

Xã Nguyễn Phích có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất huyện, chiếm đến 13,42%. Ông Nguyễn Thanh Ril, Phó chủ tịch UBND xã, cho biết: "Toàn xã có 20 ấp, trong đó có 4 ấp đặc biệt khó khăn. Thời gian qua, xã tập trung thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp giảm nghèo bền vững. Ngoài nguồn vốn Nhà nước, xã còn huy động các nhà hảo tâm, doanh nghiệp hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo; đồng thời phân công cán bộ, đảng viên và các ngành, đoàn thể phụ trách giúp đỡ, hỗ trợ từng hộ nghèo, cận nghèo. Mục tiêu giảm 217 hộ nghèo, tương đương 4,47% hộ nghèo vào cuối năm 2023 thực hiện đạt 100%. Ðể giúp các hộ nghèo gặp khó khăn về nhà ở có nhà mới đón Tết, địa phương vừa bàn giao 11 căn nhà cho các hộ dân thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023".

Người dân tận dụng bờ bao trồng màu tăng thu nhập.

Tết này, gia đình ông Võ Minh Thới, Ấp 13, xã Nguyễn Phích, được sum vầy bên con cháu trong căn nhà mới trị giá gần 80 triệu đồng, trong đó Nhà nước hỗ trợ 44 triệu đồng, phần còn lại gia đình gom góp bổ sung xây cất. Ông Thới bộc bạch: “Ðược hỗ trợ xây nhà, tôi mừng lắm! Cảm ơn Ðảng và Nhà nước đã lo chu toàn cho người dân".

Cách đó không xa, ông Nguyễn Trọng Quốc, Ấp 12, xã Nguyễn Phích, chăm chút từng gốc mít đang cho trái, dự tính thu hoạch vào dịp Tết này. Ông Quốc khoe: "Nếu ổn định đầu ra, 1 ha trồng mít cho huê lợi gấp 3-4 lần so với trồng tràm và lúa. Ngoài ra, tôi tận dụng mương liếp nuôi cá đồng và ốc bươu đen, cho thu nhập thêm trên 100 triệu đồng/ha/năm. Ngày xưa người dân ở đây nghèo khổ lắm, nguồn thu nhập chủ yếu dựa vào cây rừng. Từ khi chuyển sang trồng tràm thâm canh, sản xuất đa canh, lấy ngắn nuôi dài, lâu dần "tích tiểu thành đại" nên ai cũng đủ ăn, khá giả và giàu có, đa số các hộ dân có ti vi, tủ lạnh, xe máy...”.

Dường như mùa xuân năm nay đến sớm hơn với người dân U Minh Hạ.

 

Trung Đỉnh

 

Nhộn nhịp mùa thu hoạch cá chình

Thời điểm này, nông dân xã Tân Thành, TP Cà Mau tất bật vào vụ thu hoạch cá chình. Công việc qua nhiều công đoạn vất vả, song ai nấy vui lây cùng chủ ao khi cá trúng mùa, được giá ở mức trên 500 ngàn đồng/kg (loại 1).

Ấn tượng những dự án khởi nghiệp trẻ

Nhiều mô hình khởi nghiệp gắn liền với nông nghiệp và bảo vệ môi trường đã được các bạn trẻ tại Cà Mau mày mò, tìm tòi và nỗ lực hoàn thiện để tranh tài tại Cuộc thi Khởi nghiệp, trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp tỉnh Cà Mau 2024 (CamaUP’24).

Nghiệm thu đề án nhóm khuyến công địa phương năm 2024

Ngày 25/10/2024, Trung tâm Khuyến công thuộc Sở Công thương tỉnh Cà Mau phối hợp với Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Trần Văn Thời tổ chức nghiệm thu đề án nhóm khuyến công địa phương năm 2024 về “Hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị trong sản xuất thực phẩm” tại Cơ sở Sản xuất, mua bán chuối và dịch vụ quảng cáo Bảy Hoàng, Ấp 10B, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời.

Người dân thêm lựa chọn phát triển kinh tế

Ngày 25/10, nhóm thực hiện Dự án “thử nghiệm sinh sản và ương sò huyết giống phù hợp với điều kiện tự nhiên vùng ven biển tỉnh Cà Mau” tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện tại Trại giống Minh Hoàng, ấp Mỹ Hưng, xã Trần Thới, huyện Cái Nước.

Agribank kết nối ngân hàng với doanh nghiệp

Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng theo sự chỉ đạo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chiều 25/10, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh tỉnh Cà Mau tổ chức chương trình kết nối với 11 doanh nghiệp tiêu biểu trong tỉnh.

Ða dạng nguồn thu từ đa canh

Với đức tính cần cù, chịu khó, cộng thêm sự năng động, dám nghĩ, dám làm, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Ngọc Hiển mạnh dạn trồng đa cây, nuôi đa con trên cùng diện tích nhằm tăng hiệu quả sản xuất và cải thiện thu nhập. Nhờ đó, không ít mô hình kinh tế hiệu quả được lan toả, nhân rộng, xuất hiện ngày càng nhiều "triệu phú nhà nông".

Chủ động phòng ngừa dịch cúm gia cầm

Hiện nay, thời tiết đang trong giai đoạn giao mùa, mưa nhiều làm độ ẩm tăng cao, gây ảnh hưởng xấu đến sức đề kháng vật nuôi, tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển nhanh. Ðặc biệt, ở thời điểm này, người nuôi tập trung tái đàn nhiều để đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ tăng vào dịp Tết, làm gia tăng nguy cơ xảy ra dịch bệnh trên đàn vật nuôi, nhất là dịch cúm gia cầm H5N1.

Giải ngân vốn đầu tư công: Cần có kế hoạch cụ thể để "chạy nước rút"

Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công là một nhân tố quan trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ tăng trưởng kinh tế và nhiều lĩnh vực khác của tỉnh. Dù đã triển khai nhiều giải pháp, thậm chí UBND tỉnh đã có văn bản phê bình, song tiến độ giải ngân đến hết quý III vẫn còn chậm, chưa đạt theo yêu cầu tại Chương trình hành động số 01/CTr-UBND.

Mô hình cho thu nhập cao ở Tân Ân Tây

Chồn hương là loài động vật hoang dã quý hiếm, chúng có sức đề kháng cao, ít dịch bệnh, có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao. Tuy nhiên, chồn hương có trong môi trường tự nhiên ngày càng ít, vì thế hiện nay chúng đang là một trong những vật nuôi được nhiều nông dân lựa chọn, nhân rộng. Tại huyện Ngọc Hiển, xã Tân Ân Tây được xem là địa phương đi đầu thực hiện thử nghiệm mô hình nuôi chồn hương, mang lại nguồn thu nhập cao cho người dân.

Khá lên nhờ nghề làm mắm truyền thống

Chồng mất sớm, gia đình không đất sản xuất, bản thân không nghề nghiệp ổn định, một mình phải gồng gánh nuôi 2 con nhỏ nhưng chị Trần Thị Hiền (vợ Dũng Mắm), 56 tuổi, ở Khóm 4, thị trấn U Minh, huyện U Minh biết phát huy nghề truyền thống - làm mắm cá đồng để tự tạo việc làm, tăng thu nhập và phát triển kinh tế gia đình, ổn định cuộc sống.