ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 18-9-24 12:39:39
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Triển vọng các dự án giúp dân giảm nghèo

Báo Cà Mau Nhờ nguồn vốn phân bổ, hỗ trợ từ các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), đặc biệt là chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, thời gian qua, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh tích cực xây dựng và triển khai các mô hình, dự án sản xuất cho hộ nghèo và hộ cận nghèo trên địa bàn xã. Hiện các mô hình đang phát triển tốt, hứa hẹn nhiều triển vọng tăng thu nhập cho người dân, làm tiền đề quan trọng thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững ở địa phương.

Ông Nguyễn Thanh Ril, Phó chủ tịch UBND xã Nguyễn Phích, cho biết: “Từ nguồn vốn Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững năm 2022-2023, xã triển khai 9 dự án sản xuất cho người dân thực hiện. Tổng kinh phí hơn 2 tỷ 659 triệu đồng, với các mô hình như: nuôi heo sinh sản, nuôi gà nòi, nuôi heo thương phẩm, nuôi vịt xiêm theo hướng an toàn sinh học. Hiện các mô hình, dự án đang phát triển tốt”.

Mô hình nuôi vịt xiêm an toàn sinh học, phù hợp và mang lại hiệu quả cao cho người dân.

Ðiển hình như dự án nuôi heo sinh sản an toàn sinh học ở Ấp 12 và Ấp 13, có 20 hộ nghèo tham gia. Mỗi hộ nhận 1 con heo nái giống trọng lượng từ 90-100 kg, cùng với thức ăn và các vật tư khác. Tổng nguồn vốn đầu tư cho mô hình này 440 triệu đồng; trong đó, vốn Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững năm 2023 hỗ trợ 400 triệu đồng, còn lại đối ứng trong dân. Trong quá trình nuôi, người dân còn được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi heo sinh sản. Sau gần 1 tháng nhận con giống đến nay, heo trong mô hình đều được phối giống thành công.

Bà Nguyễn Phương Lam, cán bộ khuyến nông xã, nhận định: “Qua thời gian theo dõi, tôi thấy mô hình nuôi heo sinh sản theo hướng an toàn sinh học có tính khả thi cao, bởi khi thực hiện mô hình, heo giống đã đạt trọng lượng khoảng 100 kg, chỉ 20 ngày sau là phối giống, người dân được hỗ trợ thức ăn chăn nuôi. Mình không kỳ vọng nhiều, mỗi con heo nái giống chỉ cần sinh được từ 6-8 con là người dân có vốn, nếu bán ra thị trường với giá mỗi con 1 triệu đồng thì cũng được 6-8 triệu đồng sau 4 tháng nuôi, còn không bán thì để lại làm giống nuôi tiếp vẫn ổn”.

Chị Quách Thị Thuý, hộ nghèo ở Ấp 16, xã Nguyễn Phích, rất phấn khởi vì mô hình nuôi vịt xiêm an toàn sinh học đang phát triển tốt. Trước đó, chị Thuý được cấp 150 con vịt xiêm giống từ dự án, chỉ sau 20 ngày nuôi, mỗi con vịt đạt trọng lượng hơn 0,5 kg. Ðể có được kết quả như vậy, trong suốt quá trình nuôi, chị Thuý cũng như các hộ nuôi khác đều được hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc đàn vịt.

Chị Quách Thị Thuý, Ấp 16, phấn khởi khi thấy vịt xiêm nuôi theo hướng an toàn sinh học từ dự án phát triển tốt.

Chị Thuý chia sẻ: “Ở ấp này có 10 hộ tham gia mô hình, tất cả được tham gia nhóm Zalo do Trưởng ấp lập, trong đó có cán bộ khuyến nông của xã, nếu vịt nuôi của hộ nào có vấn đề gì thì nhắn tin lên nhóm hỏi, cán bộ khuyến nông xã sẽ hướng dẫn tận tình. Riêng đàn vịt của gia đình mình, mỗi ngày tôi cho ăn 3 lần, chúng mau lớn. Nếu thành công, tôi sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình này thời gian tới”.

“Nhằm giúp các mô hình, dự án triển khai đạt hiệu quả, thời gian tới, ngoài việc phân công cán bộ hỗ trợ, xã chỉ đạo các ngành, đoàn thể xã, ấp có dự án, mô hình theo dõi, giám sát việc thực hiện quy trình chăn nuôi của người dân, đảm bảo thực hiện đúng theo yêu cầu, khuyến cáo của ngành chuyên môn, nhằm đạt hiệu quả cao nhất, giúp người dân tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo bền vững”, ông Nguyễn Thanh Ril cho biết thêm./.

 

Trần Thể

 

Hơn 1,9 tỷ đồng triển khai Dự án Kỹ năng thành công với học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp 

Ngày 10/9, Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc Cà Mau phối hợp cùng đơn vị tài trợ Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Lễ khởi động Dự án Kỹ năng thành công với học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tỉnh Cà Mau, giai đoạn 2024-2025.

Xây dựng mối quan hệ hài hoà giữa doanh nghiệp và người lao động

“Làm doanh nghiệp, ngoài những kế hoạch, định hướng đầu tư thì phải có công nhân làm việc, công có được chỗ nơi làm việc ổn định thì phải có doanh nghiệp. Cả hai cần hỗ trợ lẫn nhau thì doanh nghiệp mới phát triển lớn mạnh được”.

Kịp thời hỗ trợ tân sinh viên

Thời điểm giữa cuối tháng 8 và đầu tháng 9 là giai đoạn tân sinh viên đến nhập học tại Phân hiệu Trường Ðại học Bình Dương tại Cà Mau (Phân hiệu). Trước nhu cầu tìm phòng trọ của sinh viên tăng cao, nhiều giải pháp hỗ trợ đã được nhà trường triển khai, giúp các bạn nhanh chóng tìm được nơi ở ổn định, phù hợp.

Nuôi heo đất mua BHXH

Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thị trấn Năm Căn, thực hiện nhiều mô hình giúp chị em hội viên phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững. Gần đây nhất là mô hình "Nuôi heo đất tiết kiệm mua bảo hiểm xã hội" (BHXH). Tuy mô hình mới được thành lập nhưng cho thấy hiệu quả rõ rệt, thu hút sự hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo hội viên.

Ấm áp bữa cơm công đoàn

Thực hiện chỉ đạo của Tổng Liên đoàn Lao động (LÐLÐ) Việt Nam, các cấp công đoàn trên cả nước đã đồng loạt tổ chức các bữa cơm công đoàn, đặc biệt tập trung tại các công đoàn cơ sở (CÐCS) của các doanh nghiệp (DN) có đông người lao động (NLÐ). Qua đó, giúp đoàn viên, NLÐ yên tâm lao động sản xuất, gắn bó lâu dài và cống hiến cho sự phát triển chung của cơ quan, đơn vị, DN.

Đảm bảo quyền lợi và các chế độ bảo hiểm cho người lao động

100% NLĐ khi vào làm việc tại công ty đều được ký hợp đồng lao động và đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).

Nợ bảo hiểm - Cần chế tài đủ mạnh

Ông Trịnh Trung Kiên, Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh, cho biết, toàn tỉnh có 864 doanh nghiệp (DN) chậm đóng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), với số tiền 162,692 tỷ đồng (lãi 46,467 tỷ đồng), gây tác động đến 16.302 người lao động (NLÐ).

Tập huấn năng lực nhà giáo phải sát nhu cầu thực tiễn

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội gần đây liên tục tổ chức những buổi hội giảng, tập huấn cho các nhà giáo giáo dục nghề nghiệp nhằm bắt kịp xu hướng đào tạo nghề gắn liền với nhu cầu thực tiễn của các doanh nghiệp. 

Y tế tư nhân nâng chất lượng khám chữa bệnh BHYT

Những năm qua, bảo hiểm y tế (BHYT) đã trở thành chính sách an sinh quan trọng trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Hiện nay, trên 90% dân số tại tỉnh đã tham gia BHYT, đồng nghĩa với việc nhu cầu chăm sóc sức khoẻ người dân ngày càng cao. Theo đó, nhiều cơ sở khám chữa bệnh (KCB) BHYT tư nhân ra đời, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ y tế và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân.

Ðào tạo nghề phải gắn với giải quyết việc làm

Trong năm 2024, mục tiêu được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đặt ra là thực hiện nhiều giải pháp hiệu quả, tạo chuyển biến tích cực trong công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại địa phương.