Chợ gạch miền Tây

Chợ gạch miền Tây

Giữa lòng TP Cà Mau có một nơi sầm uất, nhộn nhịp suốt ngày, từng đoàn ghe chở gạch từ các tỉnh miền Tây đổ về, phân phối khắp tỉnh Cà Mau. Bà con thường gọi đây là “Chợ gạch của miền Tây”, chợ tồn tại hàng chục năm qua, là sinh kế của nhiều người dân lao động khắp nơi.

Hạnh phúc khi làm việc tại quê nhà

Hạnh phúc khi làm việc tại quê nhà

Giữa thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay, chuyện tìm được việc làm là không hề dễ dàng. Thế nên, nhiều người suy nghĩ lạc quan rằng, chỉ cần có được việc làm tương đối phù hợp với trình độ, sở thích, mang lại thu nhập đủ sống, đặc biệt là được làm việc tại tỉnh nhà, đã là hạnh phúc rồi!

Tiếp thêm động lực cho người lao động

Tiếp thêm động lực cho người lao động

Thông qua các hoạt động chăm lo đời sống cho đoàn viên và người lao động (NLÐ) tại Công ty Cổ phần Môi trường đô thị Cà Mau, đã tạo thêm động lực khích lệ, động viên đoàn viên, NLÐ làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả, gắn bó với doanh nghiệp, góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Học nghề sau bậc THCS, tại sao không?

Học nghề sau bậc THCS, tại sao không?

Tại Cà Mau, công tác giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh sau bậc THCS đã có những tín hiệu khởi sắc. Học nghề sớm đã trở thành phương án phù hợp, và dần trở thành xu hướng lựa chọn chung của nhiều học sinh, phụ huynh.

“Cầu nối” xuất khẩu lao động

“Cầu nối” xuất khẩu lao động

Ðến thời điểm này đã có hơn 1.000 lao động trên địa bàn tỉnh tham gia xuất khẩu lao động (XKLÐ). Ðây là tín hiệu đáng phấn khởi ở nửa chặng đường thực hiện Ðề án đưa người lao động (NLÐ) tỉnh Cà Mau đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, giai đoạn 2022-2025.

Hơn 600 lao động tham gia Phiên giao dịch việc làm

Hơn 600 lao động tham gia Phiên giao dịch việc làm

Ngày 28/3, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Cà Mau tổ chức Phiên giao dịch việc làm dành cho lực lượng lao động bị mất việc làm trở về địa phương, sinh viên và người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2024, với sự tham gia của 15 công ty doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu lao động và du học.

Quản lý lao động từ cơ sở dữ liệu quốc gia

Quản lý lao động từ cơ sở dữ liệu quốc gia

Thực hiện Thông tư số 11/2022/TT-BLÐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, quy định việc xây dựng cơ sở dữ liệu về người lao động gắn với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đang khẩn trương thu thập thông tin về người lao động (NLÐ), phối hợp với ngành công an tích hợp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bảo đảm chính xác, kịp thời, đáp ứng yêu cầu số hoá thị trường lao động.

Hiểu đúng mình, chọn đúng ngành, nghề

Hiểu đúng mình, chọn đúng ngành, nghề

Ðó là lời khuyên của các chuyên gia tại Chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2024 (Chương trình) vừa được tổ chức tại Trường THPT Trần Văn Thời (huyện Trần Văn Thời). Chương trình thu hút đông đảo học sinh cả 3 khối lớp: 10, 11 và 12 của 5 trường THPT trên địa bàn huyện.

Cân nhắc “được - mất” khi rút bảo hiểm xã hội một lần

Cân nhắc “được - mất” khi rút bảo hiểm xã hội một lần

Bảo hiểm xã hội (BHXH) là chỗ dựa cho người lao động (NLÐ) những lúc rủi ro khi đang làm việc và lúc về già không còn khả năng lao động. Tuy nhiên, việc gia tăng số người rút trợ cấp BHXH một lần là điều đáng lo ngại đối với hệ thống an sinh xã hội.

Chuyển đổi ngành nghề gắn đảm bảo sinh kế

Chuyển đổi ngành nghề gắn đảm bảo sinh kế

Huyện Ngọc Hiển đang nỗ lực đẩy mạnh công tác chuyển đổi ngành nghề cho các phương tiện khai thác thuỷ sản gần bờ, sử dụng ngư cụ khai thác mang tính huỷ diệt theo hướng vươn khơi và thu sản phẩm có giá trị kinh tế.

Chuyển đổi nghề để giảm nghèo bền vững

Chuyển đổi nghề để giảm nghèo bền vững

Xác định công tác giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm, nên thời gian qua, xã Ðông Thới, huyện Cái Nước, đã có nhiều giải pháp thực hiện, mang lại hiệu quả đáng ghi nhận. Ðặc biệt, địa phương luôn quan tâm đến việc hỗ trợ chuyển đổi nghề cho hộ nghèo, hộ cận nghèo để họ có điều kiện phát triển kinh tế bền vững.

Chuyển đổi nghề có khó?

Chuyển đổi nghề có khó?

Câu chuyện cạn kiệt nguồn lợi thuỷ sản đang là vấn đề nóng đối với tỉnh Cà Mau hiện nay, nguyên nhân chính là do tình trạng ngư dân khai thác ven bờ theo hình thức tận diệt tăng theo cấp số nhân trong những năm gần đây. Tuy nhiên, việc chuyển đổi nghề đối với bà con sinh sống bằng nghề khai thác ven bờ, lâu nay vẫn là bài toán khó. Liên quan vấn đề này, chúng tôi tìm về địa phương có nhiều phương tiện khai thác ven bờ nhất khi xưa, xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân, để tìm hiểu câu chuyện chuyển đổi nghề của các hộ dân, xem có thật sự khó?.

Chuyển biến tích cực

Chuyển biến tích cực

Ông Nguyễn Xuân Tình, Phó giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, đánh giá, thời gian qua, các ngành, các cấp đã dành nhiều sự quan tâm đến việc chăm lo, cải thiện đời sống, cải thiện môi trường làm việc nhằm đảm bảo an toàn sức khoẻ và đảm bảo an sinh xã hội cho công nhân, người lao động (NLÐ).

Tạo sinh kế cho phụ nữ nông thôn

Tạo sinh kế cho phụ nữ nông thôn

Những năm qua, phong trào hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp lan toả sâu rộng trên địa bàn TP Cà Mau. Bên cạnh hỗ trợ vốn, các cấp hội phụ nữ thành phố còn sáng tạo, thành lập nhiều mô hình phù hợp với trình độ, khả năng để hội viên, phụ nữ làm theo. Ðiển hình như mô hình đan lục bình của phụ nữ xã Hoà Tân.

Trẻ đầu tư, già an nhàn

Trẻ đầu tư, già an nhàn

Chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) là một trong những chính sách an sinh của Nhà nước. Tham gia BHXH, người lao động được hưởng nhiều quyền lợi, như chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp thất nghiệp... Ðối với lao động làm việc tại các cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp, phải đóng BHXH bắt buộc. Còn lao động tự do, có thể tham gia BHXH tự nguyện để có tích luỹ khi về già.

Giúp lao động ổn định cuộc sống tại quê nhà

Giúp lao động ổn định cuộc sống tại quê nhà

Nhu cầu tuyển dụng lao động tại các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh khá lớn. Thời gian qua, ngành chức năng, chính quyền địa phương cũng đã tích cực kết nối, tạo điều kiện để người lao động (NLÐ) có việc làm, ổn định cuộc sống, góp phần nâng cao thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo.

Cải thiện khả năng người nghèo tiếp cận chính sách

Cải thiện khả năng người nghèo tiếp cận chính sách

Thời gian qua, các chính sách, dự án thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững được huyện Năm Căn triển khai lồng ghép với các chương trình phát triển kinh tế, xã hội của huyện, từ đó đã cải thiện khả năng tiếp cận của người nghèo đối với các dịch vụ sản xuất, dịch vụ xã hội cơ bản. Song song đó, nhận thức, năng lực, trách nhiệm về giảm nghèo được nâng cao, tạo được phong trào giảm nghèo sôi nổi trên địa bàn huyện.

Tăng cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp

Tăng cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp

Tìm được công việc tốt, phù hợp ngay khi ra trường là điều mong muốn của tất cả sinh viên, song, thực tế không dễ dàng, nhất là khi thị trường lao động ngày càng cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Vì vậy, ngay từ khi bước chân vào giảng đường đại học, sinh viên cần có một kế hoạch học tập để phấn đấu đạt được mục tiêu đề ra.

Tạo việc làm tại chỗ cho lao động nữ

Tạo việc làm tại chỗ cho lao động nữ

Trong vài năm qua, kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhiều công ty cắt giảm lao động. Thay vì cố gắng bấu víu nơi xứ người, nhiều lao động nữ chọn cách quay về địa phương, ổn định cuộc sống trên mảnh đất quê hương.

"Bệ đỡ" cho xuất khẩu lao động

"Bệ đỡ" cho xuất khẩu lao động

Tỉnh Cà Mau xác định, xuất khẩu lao động là giải pháp quan trọng để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, góp phần đào tạo nguồn nhân lực và tăng cường hợp tác quốc tế.

Giảm nghèo “sâu địa bàn, sát đối tượng”

Giảm nghèo “sâu địa bàn, sát đối tượng”

Ông Nguyễn Minh Luân, Phó chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng ban Chỉ đạo phụ trách Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững tỉnh, cho biết, về quan điểm chỉ đạo, tỉnh tập trung quyết liệt cho công tác giảm nghèo.

Triển vọng các dự án giúp dân giảm nghèo

Triển vọng các dự án giúp dân giảm nghèo

Nhờ nguồn vốn phân bổ, hỗ trợ từ các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), đặc biệt là chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, thời gian qua, xã Nguyễn Phích tích cực xây dựng và triển khai các mô hình, dự án sản xuất cho hộ nghèo và hộ cận nghèo trên địa bàn xã.

Cồn Cát vượt khó vươn lên

Cồn Cát vượt khó vươn lên

Ấp Cồn Cát (xã Lâm Hải, huyện Năm Căn) có 142 hộ dân, trong đó 138 hộ có đất sản xuất. Nhờ nỗ lực phát triển kinh tế gia đình, cuộc sống người dân có nhiều khởi sắc, hiện ấp chỉ còn 4 hộ cận nghèo, không còn hộ nghèo.

U Minh: Giảm nghèo ấn tượng

U Minh: Giảm nghèo ấn tượng

Năm qua, huyện U Minh có nhiều nỗ lực và đạt hiệu quả tích cực trong công tác giảm nghèo bền vững. Nếu đầu năm 2023, số hộ nghèo của huyện là 1.999 hộ, chiếm 7,64% thì đến cuối năm, số hộ nghèo giảm còn 1.238 hộ, chiếm 4,69%. Ðây là tỷ lệ giảm ấn tượng của U Minh - một huyện vốn có điều kiện khó khăn (toàn huyện có 7 xã và 1 thị trấn thì hết 3 xã An toàn khu, 3 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển).

Tiến dần đến xoá trắng hộ nghèo

Tiến dần đến xoá trắng hộ nghèo

Một thành phố trẻ không thể là thành phố có tỷ lệ hộ nghèo cao, xác định điều này, TP Cà Mau chọn giải pháp giảm nghèo bền vững để làm cú huých cho sự phát triển lâu dài. Năm 2023 là năm đánh dấu mốc đột phá quan trọng cho giai đoạn giảm nghèo bền vững 2021-2025 khi số hộ thoát nghèo đạt tỷ lệ cao nhất từ trước đến nay. Thành phố tiến dần đến cột mốc xoá trắng hộ nghèo những năm tiếp theo.

Ðồng hành hỗ trợ dân thoát nghèo

Ðồng hành hỗ trợ dân thoát nghèo

Thời gian qua, cấp uỷ, chính quyền xã Tân Bằng, huyện Thới Bình, quan tâm thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo; cùng với ý thức vươn lên của hộ dân, từ đó nhiều hộ đã thoát nghèo.

Thiết thực giảm nghèo trong đồng bào dân tộc

Thiết thực giảm nghèo trong đồng bào dân tộc

Công tác giảm nghèo luôn là nền tảng quan trọng để xây dựng thành công nông thôn mới trên địa bàn tỉnh nói chung, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nói riêng. Xuất phát từ mục tiêu đó, những năm qua, Ðảng và Nhà nước đã triển khai nhiều chương trình, dự án ưu tiên cho vùng đồng bào các DTTS. Nổi bật là Chương trình 134, 135, Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Ngày hội việc làm cho lao động trẻ

Ngày hội việc làm cho lao động trẻ

Sinh viên các trường cao đẳng nghề là lực lượng lao động có tay nghề, kỹ thuật tốt. Khi nguồn lực này làm việc ở những thị trường có tiềm năng, đòi hỏi tay nghề cao, sẽ mang lại cho họ mức lương xứng đáng, quan trọng hơn, họ có cơ hội tích luỹ kinh nghiệm, kỹ năng và tác phong lao động ở những nước tiên tiến. Phát huy nguồn lực này, cuối tháng 11 vừa qua, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Cà Mau (Trung tâm) đã kết nối, tư vấn cho họ tại phiên giao dịch việc làm, được tổ chức với quy mô lớn.

Phụ nữ vượt khó làm giàu

Phụ nữ vượt khó làm giàu

Thời gian qua, phong trào phụ nữ vượt khó vươn lên làm giàu được các cấp hội phụ nữ huyện U Minh triển khai thực hiện hiệu quả, lan toả sâu rộng trong cán bộ, hội viên phụ nữ trên địa bàn. Qua đó, xuất hiện nhiều gương điển hình tiên tiến làm kinh tế giỏi, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Trao "cần câu" để thoát nghèo

Trao "cần câu" để thoát nghèo

Thời gian qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo kỳ quyết của Thành uỷ, HÐND, UBND thành phố, tình hình kinh tế - xã hội của TP Cà Mau có nhiều khởi sắc, đời sống người dân trên địa bàn từng bước được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo giảm đáng kể. Ðặc biệt, thành phố đã thực hiện đạt nhiều kết quả tích cực Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo.