ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 21-5-24 02:39:37
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cồn Cát vượt khó vươn lên

Báo Cà Mau Ấp Cồn Cát (xã Lâm Hải, huyện Năm Căn) có 142 hộ dân, trong đó 138 hộ có đất sản xuất. Nhờ nỗ lực phát triển kinh tế gia đình, cuộc sống người dân có nhiều khởi sắc, hiện ấp chỉ còn 4 hộ cận nghèo, không còn hộ nghèo.

Theo ông Hồ Quốc Toản, Trưởng ấp Cồn Cát, như nhiều nơi khác, người dân địa phương cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ trong sản xuất do tác động của thời tiết, khí hậu, giá cả thị trường. Nhưng nhờ quyết tâm trong chỉ đạo phát triển kinh tế cùng với ý chí và nghị lực vươn lên, nhiều hộ gia đình có thu nhập cao.

“Tình hình nuôi tôm của bà con không đạt, sản lượng cua nuôi cũng ít, nhưng trong ấp có hàng chục hộ chuyển qua nuôi cua càng sen (loại cua chưa phát hiện bệnh) cho thu nhập khá. Ngoài ra, trên địa bàn còn có trên 30 hộ tận dụng đất trống trồng rau màu, cho thu nhập từ 40-60 triệu đồng, có hộ thu nhập trên 100 triệu đồng. Ðịa phương tiếp tục tuyên truyền, khuyến khích bà con nuôi cua càng sen và mở rộng diện tích trồng màu để tăng thu nhập”, ông Hồ Quốc Toản chia sẻ.

Ông Lê Văn Ðoàn, ấp Cồn Cát, nhìn nhận: "Thực tế việc nuôi trồng của bà con ở đây rất khó khăn, nạn tôm chết kéo dài, thu nhập bấp bênh. Một số hộ, trong đó có gia đình tôi, các con, các cháu tập trung trồng màu cho thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm nên cuộc sống cũng ổn định".

Tận dụng đất bờ bao vuông tôm, nhiều hộ có thêm thu nhập từ trồng màu.

Không chỉ quan tâm phát triển kinh tế gia đình, bà con ấp Cồn Cát còn tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước do cấp trên phát động, đặc biệt là phong trào xây dựng NTM, góp phần tạo bộ mặt nông thôn khởi sắc, xóm làng đoàn kết, gắn bó.

Trong năm 2023, ấp được cấp trên đầu xây dựng 1.200 m lộ nông thôn, cùng với đó, người dân san lấp gần 2.000 m lộ đất đen sẵn sàng cho bê tông hoá. Ðến nay, tỷ lệ hộ dân sử dụng điện an toàn đạt 95,96%; tỷ lệ lao động trong độ tuổi có việc làm chiếm 75%; người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 85%; nhiều hộ gia đình làm hàng rào cây xanh, làm cột cờ kiểu mẫu và mắc đèn trước cửa nhà góp phần thắp sáng đường quê.

Đồng chí Lượng Trọng Quyền, Bí thư Huyện uỷ Năm Căn (thứ hai bìa trái) đến chung vui Ngày hội Đại đoàn kết năm 2023 với bà con Nhân dân ấp Cồn Cát.

Trong chuyến công tác mới đây tại ấp Cồn Cát, xã Lâm Hải, đồng chí Lượng Trọng Quyền, Tỉnh uỷ viên, Bí thư Huyện uỷ Năm Căn, phấn khởi khi bà con trong ấp phát huy tinh thần tương thân tương ái, hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong sản xuất, sinh hoạt, tạo dựng cuộc sống ổn định. Ðồng chí mong muốn, chính quyền địa phương, các ngành huyện tiếp tục quan tâm, động viên, hỗ trợ, nhất là trong phát triển kinh tế, giúp bà con ngày càng có cuộc sống ấm no, làng quê đổi mới./.

 

Nguyên Tố

 

Tiếp thêm động lực cho người lao động

Thông qua các hoạt động chăm lo đời sống cho đoàn viên và người lao động (NLÐ) tại Công ty Cổ phần Môi trường đô thị Cà Mau, đã tạo thêm động lực khích lệ, động viên đoàn viên, NLÐ làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả, gắn bó với doanh nghiệp, góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Học nghề sau bậc THCS, tại sao không?

Tại Cà Mau, công tác giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh sau bậc THCS đã có những tín hiệu khởi sắc. Học nghề sớm đã trở thành phương án phù hợp, và dần trở thành xu hướng lựa chọn chung của nhiều học sinh, phụ huynh.

“Cầu nối” xuất khẩu lao động

Ðến thời điểm này đã có hơn 1.000 lao động trên địa bàn tỉnh tham gia xuất khẩu lao động (XKLÐ). Ðây là tín hiệu đáng phấn khởi ở nửa chặng đường thực hiện Ðề án đưa người lao động (NLÐ) tỉnh Cà Mau đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, giai đoạn 2022-2025.

Hơn 600 lao động tham gia Phiên giao dịch việc làm

Ngày 28/3, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Cà Mau tổ chức Phiên giao dịch việc làm dành cho lực lượng lao động bị mất việc làm trở về địa phương, sinh viên và người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2024, với sự tham gia của 15 công ty doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu lao động và du học.

Quản lý lao động từ cơ sở dữ liệu quốc gia

Thực hiện Thông tư số 11/2022/TT-BLÐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, quy định việc xây dựng cơ sở dữ liệu về người lao động gắn với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đang khẩn trương thu thập thông tin về người lao động (NLÐ), phối hợp với ngành công an tích hợp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bảo đảm chính xác, kịp thời, đáp ứng yêu cầu số hoá thị trường lao động.

Hiểu đúng mình, chọn đúng ngành, nghề

Ðó là lời khuyên của các chuyên gia tại Chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2024 (Chương trình) vừa được tổ chức tại Trường THPT Trần Văn Thời (huyện Trần Văn Thời). Chương trình thu hút đông đảo học sinh cả 3 khối lớp: 10, 11 và 12 của 5 trường THPT trên địa bàn huyện.

Cân nhắc “được - mất” khi rút bảo hiểm xã hội một lần

Bảo hiểm xã hội (BHXH) là chỗ dựa cho người lao động (NLÐ) những lúc rủi ro khi đang làm việc và lúc về già không còn khả năng lao động. Tuy nhiên, việc gia tăng số người rút trợ cấp BHXH một lần là điều đáng lo ngại đối với hệ thống an sinh xã hội.

Chuyển đổi ngành nghề gắn đảm bảo sinh kế

Huyện Ngọc Hiển đang nỗ lực đẩy mạnh công tác chuyển đổi ngành nghề cho các phương tiện khai thác thuỷ sản gần bờ, sử dụng ngư cụ khai thác mang tính huỷ diệt theo hướng vươn khơi và thu sản phẩm có giá trị kinh tế.

Chuyển đổi nghề để giảm nghèo bền vững

Xác định công tác giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm, nên thời gian qua, xã Ðông Thới, huyện Cái Nước, đã có nhiều giải pháp thực hiện, mang lại hiệu quả đáng ghi nhận. Ðặc biệt, địa phương luôn quan tâm đến việc hỗ trợ chuyển đổi nghề cho hộ nghèo, hộ cận nghèo để họ có điều kiện phát triển kinh tế bền vững.

Chuyển đổi nghề có khó?

Câu chuyện cạn kiệt nguồn lợi thuỷ sản đang là vấn đề nóng đối với tỉnh Cà Mau hiện nay, nguyên nhân chính là do tình trạng ngư dân khai thác ven bờ theo hình thức tận diệt tăng theo cấp số nhân trong những năm gần đây. Tuy nhiên, việc chuyển đổi nghề đối với bà con sinh sống bằng nghề khai thác ven bờ, lâu nay vẫn là bài toán khó. Liên quan vấn đề này, chúng tôi tìm về địa phương có nhiều phương tiện khai thác ven bờ nhất khi xưa, xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân, để tìm hiểu câu chuyện chuyển đổi nghề của các hộ dân, xem có thật sự khó?.