ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 22-7-25 21:22:27
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc từ học tập và làm theo gương Bác

Báo Cà Mau

Bài cuối: Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc với sức mạnh thời đại

>>Bài 1: Bài học kinh nghiệm trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc

>>Bài 2: Những mô hình hay, cách làm sáng tạo

Những mô hình, cách làm hay của đồng bào các dân tộc trong học tập và làm theo gương Bác, càng chứng minh sinh động thêm tư tưởng bất hủ của Người “đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; thành công, thành công, đại thành công”.

Tư tưởng này đã tiếp tục được Đại hội XIII của Đảng phát huy “khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc (ĐĐKTDT) kết hợp với    sức mạnh thời đại”. 

HÌNH THÀNH MỘT CỘNG ĐỒNG GẮN BÓ, THỐNG NHẤT

Tư tưởng của Bác về đại đoàn kết dân tộc chính là hình thành một cộng đồng với các thành viên phải gắn bó và thống nhất về lý tưởng và vì mục tiêu chung. Sự thống nhất ấy được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng sẽ tạo nên sức mạnh to lớn và quyết định mọi thắng lợi cho cách mạng Việt Nam.

Quán triệt tư tưởng này, gắn với các mô hình hay trong học tập và làm theo Bác trong đồng bào dân tộc thiểu số ở Bạc Liêu, cũng rút ra và bổ sung thêm những lý luận trong việc phát huy mạnh mẽ hơn nữa tư tưởng của Người. Một trong những cơ sở lý luận được rút ra từ thực tiễn là muốn tập hợp đồng bào lại với nhau nhằm tạo điều kiện cho việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và kịp thời lắng nghe các ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của đồng bào thì phải tranh thủ, phát huy cho được những người có uy tín trong cộng đồng dân tộc. Đó là những người do cộng đồng bầu chọn, đề cử và được tôn vinh. Bài học thành công này đã được rút ra ở nhiều địa phương. Bởi theo Bác, “một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”.

Nói về vai trò, tầm quan trọng của người có uy tín trong đồng bào dân tộc, bà Ngô Yến Nhiên - Bí thư Đảng ủy xã Vĩnh Trạch Đông (TP. Bạc Liêu), chia sẻ: “Ở vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer, khi gặp khó khăn thì chỉ cần có sự giúp đỡ và hỗ trợ của hòa thượng trụ trì là mọi việc đều được giải quyết tốt. Như việc giải phóng mặt bằng để thi công điện gió và các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới nâng cao…, Hòa thượng Dương Quân - Trụ trì chùa Xiêm Cán đều tích cực tham gia và với sự tham gia của Hòa thượng, đồng bào đều đồng thuận thi đua làm theo”.

Đồng bào Khmer rước ảnh Bác trong lễ hội Oóc-om-bóc ở chùa Đìa Muồng (huyện Phước Long). Ảnh: K.T

Một trong những bài học kinh nghiệm quý báu khác và bổ sung thêm lý luận trong việc tổ chức tuyên truyền chủ trương, chính sách, hay học tập và làm theo gương Bác ở nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống là nên tổ chức các sự kiện này ở chùa hoặc các nơi thờ tự của đồng bào. Đối với đồng bào dân tộc Khmer và nơi thờ tự (miếu) của cộng đồng người Hoa thì chùa hay miếu chính là trung tâm kết nối cộng đồng, nơi lưu giữ các giá trị văn hóa truyền thống và gắn bó với họ từ khi ra đời cho đến khi mất đi cũng đem vào chùa thờ phụng. Do vậy, việc khai thác và phát huy giá trị của các nơi thờ tự này để gắn kết đồng bào phải được quan tâm trùng tu, tôn tạo và bảo tồn các giá trị văn hóa gắn với các công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc của đồng bào. Và quan trọng hơn cả, đây cũng chính là nơi đồng bào gửi gắm khát vọng, mưu cầu hạnh phúc và cũng là “ngôi trường” đầu tiên của đồng bào trong giáo dục truyền thống, đạo lý, các quy chuẩn đạo đức, ứng xử với cộng đồng và cũng là trung tâm sinh hoạt văn hóa tinh thần của đồng bào… Bài học này đã được nhiều địa phương áp dụng trong tuyên truyền chính sách, phát động các phong trào thi đua (thay vì tổ chức ở các nhà văn hóa ấp thì được tổ chức ở chùa).

CẦN TUÂN THỦ NGUYÊN TẮC “CẦU ĐỒNG, TỒN DỊ”

Để phát huy hơn nữa tư tưởng của Bác và xây dựng vững chắc khối ĐĐKTDT, cần tuân thủ nguyên tắc “cầu đồng, tồn dị”. “Cầu đồng”, tức là phải tìm ra cái “đồng” mà các bên chia sẻ và lấy đó làm điểm quy tụ để đại đoàn kết. Một trong những cái “đồng” trong tư tưởng của Bác chính là lòng yêu quê hương, đất nước và ai cũng có tình yêu mãnh liệt này. Trong giai đoạn hiện nay, nếu cái “đồng” được phát huy tốt thì sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp cùng thi đua các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và tất cả đều chung một mục tiêu xây dựng Việt Nam trở thành nước phồn vinh, hạnh phúc như Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.

Trong Thư gửi đồng bào Nam Bộ trước khi rời Việt Nam sang Pháp dự Hội nghị Fontainebleau, Bác đã viết: “Tôi khuyên đồng bào đoàn kết chặt chẽ và rộng rãi. Năm ngón tay cũng có ngón vắn ngón dài. Nhưng vắn dài đều họp nhau lại nơi bàn tay. Trong mấy triệu người cũng có người thế này thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi của tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ. Ta phải nhận rằng đã là con Lạc cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc. Đối với những đồng bào lạc lối lầm đường, ta phải lấy tình thân ái mà cảm hóa họ. Có như thế mới thành đại đoàn kết, có đại đoàn kết thì tương lai chắc sẽ vẻ vang”.

Từ lời dặn dò của Bác cho thấy, “tồn dị” - tức là phải chấp nhận và tôn trọng những cái khác biệt, nhưng không tổn hại đến cái chung. “Tồn dị” trong tư tưởng của Bác chính là thể hiện sự yêu thương, tinh thần khoan dung, độ lượng và chỉ có tinh thần ấy mới xây dựng được đại đoàn kết. Đây là một triết lý rất sâu sắc về đại đoàn kết và chính sự khoan dung, độ lượng này đã mở ra nhiều cơ hội cho những người lầm đường, lạc lối khi bị các thế lực thù địch lôi kéo nhưng biết quay về và họ được Đảng, Nhà nước và đồng bào tha thứ, đón họ trong tình yêu thương, bác ái.

Phát huy sức mạnh ĐĐKTDT và quyết định đến mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam càng chứng minh tư tưởng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Việc làm này càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đẩy mạnh học tập và làm theo gương Bác trong đồng bào. Hòa thượng Lý Sa Muôth - Trụ trì chùa Đìa Muồng (xã Vĩnh Phú Đông, huyện Phước Long), khẳng định: “Đối với đồng bào dân tộc, Bác không chỉ là bậc thánh nhân, vị lãnh đạo xuất sắc của cách mạng Việt Nam, mà còn là một vị Bồ tát. Nếu hạnh nguyện của các vị Bồ tát là mọi người đều được hạnh phúc, thì ước mơ và ham muốn của Bác chính là ai cũng có cơm no, áo ấm và ai cũng được học hành. Vì vậy, đồng bào dân tộc sẽ tiếp tục thi đua học tập và làm theo gương Bác”.

KIM TRUNG

Đổi mới kiểm tra, giám sát đáp ứng yêu cầu xây dựng Đảng

“Sự chuyển động quyết liệt của cả hệ thống chính trị thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy, vận hành chính quyền địa phương hai cấp, đặt ra yêu cầu rất cao đối với công tác kiểm tra, giám sát. Việc đổi mới mạnh mẽ tư duy và phương thức kiểm tra, giám sát là đòi hỏi tất yếu, cấp bách trong giai đoạn cách mạng hiện nay”, đồng chí Nguyễn Duy Ngọc, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương, nhấn mạnh tại Hội nghị toàn quốc tập huấn về công tác kiểm tra, giám sát năm 2025, sáng 14/7.

Ý Đảng - lòng dân hoà quyện

Ít ai biết, trước đây, huyện Phú Tân (cũ) cũng có xã Nguyễn Việt Khái. Thế nhưng địa điểm Khu Di tích Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Nguyễn Việt Khái lại thuộc địa bàn xã Tân Hưng Tây (cũ). Sau sáp nhập, xã Nguyễn Việt Khái mới gồm các xã Rạch Chèo, Tân Hưng Tây, Việt Thắng đã cùng mang tên người anh hùng của quê hương với niềm vinh dự, sự tự hào trọn vẹn.

Đồng chí Nguyễn Hồ Hải, Bí thư Tỉnh uỷ giữ chức Bí thư Đảng uỷ Quân sự tỉnh Cà Mau, nhiệm kỳ 2025-2030

Chiều 11/7, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tổ chức Hội nghị công bố quyết định thành lập Đảng bộ Quân sự tỉnh Cà Mau, nhiệm kỳ 2025-2030. Đến dự hội nghị có Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồ Hải; Uỷ viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Huỳnh Quốc Việt.

Phân công theo dõi, chỉ đạo toàn diện các đảng bộ trực thuộc Tỉnh uỷ

Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Cà Mau vừa ban hành Quyết định phân công theo dõi, chỉ đạo các đảng bộ trực thuộc Tỉnh uỷ, nhằm tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo trên địa bàn. Đồng chí Nguyễn Hồ Hải, Bí thư Tỉnh uỷ, đã thay mặt Ban Thường vụ Tỉnh uỷ ký ban hành Quyết định số 02 quan trọng này.

Bí thư Tỉnh uỷ làm Trưởng Ban Chỉ đạo Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026-2031

Để chuẩn bị cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2026-2031, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Cà Mau vừa quyết định thành lập Ban Chỉ đạo bầu cử.

Thành lập 12 Tổ công tác chỉ đạo Đại hội Đảng bộ trực thuộc Tỉnh uỷ

Nhằm đảm bảo công tác chuẩn bị và tổ chức Đại hội Đảng bộ trực thuộc Tỉnh uỷ nhiệm kỳ 2025-2030 diễn ra đúng nguyên tắc, chất lượng và hiệu quả, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Cà Mau vừa ban hành Quyết định số 03-QĐ/TU ngày 3/7/2025, thành lập 12 Tổ công tác đặc biệt.

Dấu mốc cho giai đoạn phát triển mới

Ngày 27/6, Đảng bộ Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Cà Mau tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030.

Tập huấn công tác thống kê phục vụ Đại hội Đảng nhiệm kỳ 2025–2030

Sáng 24/6, Cục Thống kê (Bộ Tài chính) tổ chức Hội nghị tập huấn xây dựng Bộ chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu phục vụ Đại hội Đảng bộ cấp tỉnh, cấp xã sau hợp nhất, nhiệm kỳ 2025–2030. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến 662 điểm cầu trên toàn quốc.

Xã Khánh Lộc: Sẵn sàng tổ chức đại hội điểm

Đảng bộ xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời là Đảng bộ cấp cơ sở được Ban Thường vụ Tỉnh uỷ chọn tổ chức đại hội điểm và thực hiện thí điểm bầu bí thư cấp uỷ tại đại hội. Đây cũng là đơn vị cấp xã đầu tiên của huyện, tỉnh tiến hành đại hội đại biểu nhiệm kỳ 2025-2030.

Xây dựng Ðảng sáng tạo, đồng bộ, toàn diện

"Từ đầu nhiệm kỳ 2020-2025 đến nay, trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức bởi tình hình kinh tế - xã hội trong nước và thế giới, cùng sự ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, công tác xây dựng Ðảng được Huyện uỷ, Ban Thường vụ Huyện uỷ, các cấp uỷ trực thuộc tập trung lãnh đạo, triển khai thực hiện toàn diện, đồng bộ, sáng tạo với quyết tâm chính trị cao và đạt kết quả nổi bật", Bí thư Huyện uỷ U Minh Ðoàn Việt Khoa phấn khởi chia sẻ với Báo Cà Mau trước thềm xuân mới.