Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 15/2022/TT-BCT quy định phương pháp xây dựng khung giá phát điện nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp.
Thông tư nêu rõ nguyên tắc xây dựng khung giá phát điện nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp như sau:
- Khung giá phát điện của Nhà máy điện mặt trời mặt đất, Nhà máy điện mặt trời nổi, Nhà máy điện gió trong đất liền, Nhà máy điện gió trên biển là dải giá trị từ giá trị tối thiểu (0 đồng/kWh) đến giá trị tối đa.
- Giá trị tối đa áp dụng với nhà máy điện mặt trời là giá phát điện của Nhà máy điện mặt trời chuẩn được xác định theo phương pháp quy định tại Điều 4, Điều 5 và Điều 6 Thông tư này.
- Giá trị tối đa áp dụng với nhà máy điện gió là giá phát điện của Nhà máy điện gió chuẩn được xác định theo phương pháp quy định tại Điều 7, Điều 8 và Điều 9 Thông tư này.
Xây dựng khung giá phát điện nhà máy điện mặt trời, điện gió dựa trên 3 nguyên tắc.
Trình tự xây dựng, thẩm định và ban hành khung giá phát điện
Bên cạnh đó, Thông tư nêu rõ trình tự xây dựng, thẩm định và ban hành khung giá phát điện. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, Chủ đầu tư các Nhà máy điện mặt trời mặt đất, Nhà máy điện mặt trời nổi đã ký hợp đồng mua bán điện trước ngày 01/01/2021 và các Nhà máy điện gió trong đất liền, Nhà máy điện gió trên biển đã ký hợp đồng mua bán điện trước ngày 01/11/2021 có trách nhiệm cung cấp báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc thiết kế kỹ thuật cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Trên cơ sở tài liệu quy định, Tập đoàn Điện lực Việt Nam được quyền thuê tư vấn thực hiện lựa chọn bộ thông số, tính toán, xây dựng khung giá phát điện của Nhà máy điện mặt trời chuẩn theo quy định tại Điều 4, Điều 5 và Điều 6 Thông tư này và Nhà máy điện gió chuẩn theo quy định tại Điều 7, Điều 8 và Điều 9 Thông tư này.
Trong thời hạn 45 ngày kể từ khi Thông tư này có hiệu lực, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm xây dựng khung giá phát điện của Nhà máy điện mặt trời mặt đất, Nhà máy điện mặt trời nổi, Nhà máy điện gió trong đất liền, Nhà máy điện gió trên biển theo quy định gửi Cục Điều tiết điện lực thẩm định.
Về trình tự thẩm định khung giá phát điện: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ tính toán khung giá phát điện quy định tại Điều 11 Thông tư này, Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm kiểm tra chi tiết nội dung hồ sơ, tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ trình duyệt.
Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ, Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm gửi văn bản yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam bổ sung, sửa đổi hoặc giải trình làm rõ các nội dung trong hồ sơ trình duyệt.
Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ tính toán khung giá phát điện hợp lệ, Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm thẩm định khung giá phát điện theo phương pháp quy định tại Thông tư này.
Trường hợp cần thiết, Cục Điều tiết điện lực tổ chức lấy ý kiến tư vấn của chuyên gia độc lập hoặc lấy ý kiến đối với khung giá thông qua Hội đồng tư vấn do Bộ Công Thương quyết định thành lập.
Chậm nhất 10 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định khung giá phát điện, Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ trình Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt khung giá phát điện áp dụng cho các loại hình nhà máy nêu trên và thực hiện thủ tục công bố trên trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương và Cục Điều tiết điện lực.
Thông tư số 15/2022/TT-BCT có hiệu lực thi hành từ ngày 25/11/2022./.
Sáng 15/7, Đoàn công tác Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp Trung ương do ông Đậu Ngọc Hùng, Tổ phó Thường trực Ban Chỉ đạo, Trưởng ban Thống kê Nông lâm thủy sản (Cục Thống kê) làm Trưởng đoàn đã làm việc tại Cà Mau. Tiếp đoàn có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử, Trưởng Ban Chỉ đạo tỉnh.
Nhiều phường, xã sau sáp nhập trong tỉnh Cà Mau đang lấy ý kiến Nhân dân về đặt và đổi tên khóm, ấp, làm cơ sở trình HĐND cùng cấp thông qua. Việc làm này nhằm hóa giải một trong những thách thức lớn nhất sau ghép đơn vị hành chính cấp xã là nhiều khóm, ấp trong cùng một phường, xã trùng tên, gây bất tiện cho người dân và công tác quản lý.
Sau khi tiến hành sắp xếp tại 34 tỉnh, thành, số đơn vị hành chính cấp xã trên cả nước đã giảm mạnh 67%, từ 10.035 còn 3.321 đơn vị. Bản đồ hành chính Việt Nam hiện nay gồm 2.636 xã, 672 phường và 13 đặc khu, đánh dấu bước chuyển quan trọng trong quá trình tinh gọn bộ máy và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.
Sáng 14/7, gần khu vực sạt lở thuộc Khóm 3, phường Giá Rai, tỉnh Cà Mau (trước đây là Khóm 3, phường Hộ Phòng, tỉnh Bạc Liêu), tiếp tục xuất hiện những vết nứt lớn, nguy cơ tiếp tục sạt lở. Chính quyền địa phương đã mở rộng phạm vi cảnh báo nguy hiểm 300m.
Sáng 13/7, tại TP Cần Thơ, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị về tình hình thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp; tiến độ triển khai các dự án giao thông trọng điểm; Đề án phát triển bền vững 1 triệu héc-ta lúa chuyên canh vùng ĐBSCL.
Đó là nhấn mạnh của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử tại chuyến kiểm tra hiện trường vụ sạt lở bờ sông Gành Hào, đoạn qua ấp Chòi Mòi và vị trí sụt lún đoạn lộ ấp Cái Keo thuộc xã Định Thành, tỉnh Cà Mau vào chiều 12/7.
Theo thông tin từ Trạm Quản lý Đê điều Trần Văn Thời – U Minh – Phú Tân; hiện nay hành lang đê Biển Tây đoạn gần chợ Khánh Hội, hướng về vàm Ba Tỉnh khoảng 200 mét bị lấn chiếm làm bãi tập kết rác thải tự phát gây ô nhiễm môi trường sinh thái, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.
Hướng đến kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025), chiều 11/7, Viettel Cà Mau tổ chức chương trình viếng, dâng hương và thay hoa tại Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh.
Sáng 11/7, Công an xã Phong Hiệp (tỉnh Cà Mau) ra quân tuyên truyền kiến thức, kỹ năng an toàn phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và cứu nạn cứu hộ (CNCH) cho 30 hộ tiểu thương đang kinh doanh, buôn bán tại chợ Chủ Chí. Đây là khu chợ sầm uất, tập trung đông đúc người mua, bán nhất trên địa bàn.