Năm 2015, ngành giáo dục tỉnh Cà Mau có 45 trường THPT và cơ sở giáo dục trực thuộc với 2.260 giáo viên. Ðội ngũ giáo viên về trình độ chuyên môn và lý luận chính trị cơ bản đã đáp ứng với yêu cầu dạy học. Về chuyên môn, trình độ thạc sĩ trở lên có 201 người, cử nhân có 1.919 người. Tuy nhiên, đội ngũ giáo viên của các trường trực thuộc, các cơ sở giáo dục còn những bất cập, chưa đáp ứng kịp yêu cầu chuẩn hoá và lực lượng thay thế sau này, nhất là việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia đối với cấp THPT. Ðồng thời, về tổng thể đội ngũ giáo viên của tỉnh chưa tương xứng với yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay.
Năm 2015, ngành giáo dục tỉnh Cà Mau có 45 trường THPT và cơ sở giáo dục trực thuộc với 2.260 giáo viên. Ðội ngũ giáo viên về trình độ chuyên môn và lý luận chính trị cơ bản đã đáp ứng với yêu cầu dạy học. Về chuyên môn, trình độ thạc sĩ trở lên có 201 người, cử nhân có 1.919 người. Tuy nhiên, đội ngũ giáo viên của các trường trực thuộc, các cơ sở giáo dục còn những bất cập, chưa đáp ứng kịp yêu cầu chuẩn hoá và lực lượng thay thế sau này, nhất là việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia đối với cấp THPT. Ðồng thời, về tổng thể đội ngũ giáo viên của tỉnh chưa tương xứng với yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay.
Cho đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh chỉ có gần 9% có trình độ chuyên môn trên đại học. Việc tham gia học chương trình trung cấp và cao cấp về lý luận chính trị còn hạn chế. Mặt khác, trình độ ngoại ngữ và Tin học chỉ được đào tạo theo chứng chỉ. Ðó sẽ là trở ngại lớn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình giảng dạy. Ðồng thời, một bộ phận giáo viên chưa thực sự chủ động trong việc tự học, tự bồi dưỡng kiến thức để nâng cao năng lực giảng dạy, chưa mạnh dạn trong cách nghĩ, cách làm, dẫn đến hiệu quả giảng dạy chưa đáp ứng kịp yêu cầu đổi mới hiện nay.
Ngành giáo dục TP Cà Mau tổ chức liên hoan văn nghệ tạo hoạt động văn hoá, giải trí cho giáo viên. Ảnh: T.DUNG |
Từ thực trạng trên, việc cần chú trọng ngay từ lúc này là triển khai hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao phẩm chất và năng lực của đội ngũ giáo viên trên các lĩnh vực: đạo đức nhà giáo, trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm, năng lực nghiên cứu khoa học, năng lực quản lý giáo dục và khả năng tự phát triển của giáo viên, coi đó là nền tảng, là yếu tố quyết định, tác động trực tiếp đến chất lượng giảng dạy ở tỉnh Cà Mau.
Ngành cũng còn có những hạn chế nhất định như cần trẻ hoá gần 10% nhằm để chuẩn bị lực lượng thay thế sau này. Việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chỉ đạt 46,28%, hoàn thành nhiệm vụ (mức 3) chiếm tỷ lệ khá cao, gần 7% và vẫn còn tình trạng giáo viên chưa hoàn thành nhiệm vụ, việc xây dựng lối sống có văn hoá chưa được chú trọng. Ðiều đó biểu hiện cụ thể như sau: Trước hết là lối sống thực dụng vẫn còn tồn tại trong đội ngũ giáo viên; còn tình trạng ngại khó, ngại học tập nâng chuẩn, nhất là giáo viên trẻ. Việc vi phạm quy tắc, quy định trong lối sống trong sạch, lành mạnh, văn minh, trong giao tiếp, trong ứng xử với mọi người thời gian qua vẫn còn là điều đáng tiếc đối với những thầy, cô giáo trong sự nghiệp “trồng người”.
Xây dựng lối sống có văn hoá trong đội ngũ giáo viên
Ðối với đội ngũ nhà giáo thì việc giáo dục chính trị tư tưởng đạo đức là vấn đề quan trọng hàng đầu, có ý nghĩa quyết định đối với bản chất khoa học cách mạng của nghề giáo. Thông qua giáo dục chính trị tư tưởng đạo đức để nâng cao quan điểm lập trường, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng, xây dựng lối sống trong sạch, lành mạnh cho cán bộ công chức ngành giáo dục - đào tạo.
Trình độ dân trí của người dân ngày càng cao đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải không ngừng nâng cao trình độ nhận thức của mình. Ðặc biệt, phải chú ý xây dựng phong cách giao tiếp, quan hệ, ứng xử, quan hệ với đồng nghiệp, với học sinh là mối quan hệ cơ bản nhất, cốt lõi nhất. Cần xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, gần gũi, gắn bó với học sinh nhằm xây dựng mối quan hệ giàu lòng vị tha, nhân ái của người làm công tác sư phạm đối với thế hệ trẻ. Mỗi đơn vị trường học cần công khai tiêu chuẩn đạo đức lối sống của nhà giáo để mọi người đều biết.
Nâng cao năng lực chuyên môn và tăng cường tính chuyên nghiệp trong đội ngũ giáo viên. Bản thân mỗi thầy, cô giáo phải không ngừng nỗ lực phấn đấu, tăng cường khả năng làm việc mang tính chuyên nghiệp, bài bản hơn. Ðể thực hiện được điều đó, đội ngũ nhà giáo phải có tính chuyên nghiệp hoá, trở thành những người được đào tạo chuyên sâu, có kiến thức rộng, có nhãn quan, tầm nhìn, trực cảm, tâm điểm thống nhất các giá trị, có khả năng truyền cảm, thuyết phục và có khả năng sư phạm thật sự tốt.
Xây dựng các thiết chế văn hoá phục vụ tinh thần cho đội ngũ nhà giáo. Tổ chức các hoạt động sinh hoạt văn hoá, sân chơi lành mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của thầy, cô giáo, giúp họ lấy lại được nguồn năng lượng để tiếp tục công việc của mình.
Cuộc sống thanh bạch, giản dị là nét đẹp của nhà giáo, song không vì thế mà không cải thiện điều kiện ăn, ở, đi lại, làm việc, nghỉ ngơi nhằm nâng cao chất lượng sống cho đội ngũ nhà giáo. Trong tâm trạng tốt, người ta làm việc thoải mái, có chất lượng, có sự tin cậy thông cảm với nhau, hợp tác và tương trợ nhau, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Xây dựng lối sống văn hoá cho đội ngũ giáo viên phải nằm trong chiến lược phát triển của ngành và của địa phương. Trong vấn đề này, bản thân đội ngũ nhà giáo phải tự nỗ lực phấn đấu, có lối sống tốt đẹp phải tích cực tham gia hưởng ứng các cuộc vận động của ngành giáo dục.
Ðể tạo chuyển biến, trước hết phải tạo bước chuyển biến từ trong đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục tiếp, đó là đội ngũ nhà giáo. Cả lãnh đạo và nhà giáo phải thực sự là tấm gương sáng về phẩm chất, đạo đức, lối sống, hết lòng vì thế hệ tương lai. Hơn nữa, cùng với tư tưởng và đạo đức, lối sống là một trong những lĩnh vực then chốt của văn hoá. Xây dựng lối sống có văn hoá là một trong những nội dung của hoạt động xây dựng con người nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chính vì thế, xây dựng lối sống có văn hoá cho đội ngũ giáo viên là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của ngành. Do vậy, phải có kế hoạch, có chiến lược căn cơ, phù hợp nhằm đưa sự nghiệp giáo dục của tỉnh nhà phát triển./.
ThS. Lê Hoàng dự, Phó Giám đốc Sở GD&ÐT Cà Mau