ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-4-25 09:45:48
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Xử phạt bạo lực gia đình chưa đủ sức răn đe

Báo Cà Mau (CMO) Đã hơn 10 năm qua, từ khi Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (BLGĐ) ra đời đã tháo gỡ nhiều nút thắt cho bao gia đình, phần nào bảo vệ chị em phụ nữ trong vấn nạn BLGĐ. Tuy nhiên, vấn đề xử phạt các hành vi BLGĐ hiện nay còn nhiều bất cập, hầu hết chỉ mang tính hình thức, thiếu răn đe nên chưa đem lại hiệu quả cao.

Phó chủ tịch Hội LHPN tỉnh Cà Mau Đào Hồng Quyết cho biết: “Hiện nay, hệ thống văn bản pháp luật đã đi vào cuộc sống. Theo đó, tình trạng BLGĐ không còn là vấn nạn nhức nhối như trước đây nữa, phụ nữ ngày càng được quan tâm để xây dựng gia đình hạnh phúc, góp phần vào mục tiêu phát triển văn hoá, xã hội. Tuy nhiên, vẫn còn một số bất cập trong thực hiện trách nhiệm phòng chống BLGĐ, nhất là vấn đề xử phạt chưa đủ nghiêm”.

Chị Huỳnh Ngọc Thắm phản ánh những bất cập trong thực hiện bình đẳng giới tại buổi tiếp xúc cử tri chuyên đề do Đoàn đại biểu Quốc hội tổ chức.

Theo chỉ đạo của Trung ương Hội LHPN, toàn tỉnh đã thành lập được 756 nhóm địa chỉ tin cậy ở cộng đồng, được UBND cấp xã công nhận. Song, các tổ chức này gần như tự thân vận động. Đơn cử tại ấp Tân Phú, xã Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước vừa xảy ra tình trạng chồng đánh vợ đi cấp cứu, nạn nhân được nhóm địa chỉ tin cậy giúp đỡ, nhưng tất cả chi phí đều do nhóm tự vận động, không có nguồn hỗ trợ nào.

Chủ tịch Hội LHPN huyện Trần Văn Thời Phan Thu Hương cho rằng: “Các giải pháp phòng chống BLGĐ hiện nay hầu hết chỉ là vận động, tuyên truyền, phê bình, góp ý trước cộng đồng, xây dựng cơ sở trợ giúp nạn nhân và chỉ do ngành công an xử lý. Các vụ việc được xử lý chỉ đếm trên đầu ngón tay".

Ngoài ra, những người gây BLGĐ đa phần là người chồng, khi bị xử phạt, nếu họ không có thu nhập, người vợ buộc lòng phải bỏ tiền túi ra để đóng tiền phạt, vô hình trung người phụ nữ vừa trở thành nạn nhân bạo lực, vừa phải chịu phạt. Hơn nữa, theo quy định, cá nhân có hành vi bạo lực chỉ bị phạt từ 100.000-2 triệu đồng, mức này còn quá thấp, chưa đủ tính răn đe.

Chủ tịch Hội LHPN TP Cà Mau Huỳnh Trúc Duyên thừa nhận: “Một bộ phận phụ nữ khi bị bạo lực vẫn còn tâm lý ngại chia sẻ, ngại tâm sự, từ đó cán bộ hội gặp khó khăn trong việc tìm giải pháp hỗ trợ. Việc xử phạt hành chính vẫn chưa triệt để, chủ yếu là cảnh cáo, hứa hẹn và cuối cùng vẫn tái phạm”.

Theo Chủ tịch Hội LHPN huyện Năm Căn Huỳnh Ngọc Thắm, hành vi BLGĐ cần đưa ra kiểm điểm trước dân để người thực hiện hành vi thấy được sai trái của mình. Ngoài ra, công tác tuyên truyền cần tập trung đúng đối tượng, cả chồng lẫn vợ, nâng cao trách nhiệm các cơ quan liên quan, đổi mới hình thức và có giải pháp thiết thực, hiệu quả hơn.

Việc xây dựng nhà tạm lánh chưa được triển khai rộng rãi trong tỉnh. Riêng trên địa bàn huyện Năm Căn, một số chị bị bạo lực được các nhóm địa chỉ tin cậy đưa về nhà tạm lánh, nhưng kinh phí hỗ trợ các chị trong thời gian tạm lánh thì không có.

Phó giám đốc Công an tỉnh Đỗ Chí Công thông tin: “Thời gian qua, ngành công an tăng cường phối hợp tuyên truyền và xử lý nhiều vụ về BLGĐ; công khai đường dây nóng, tố giác tội phạm, trong đó có hành vi liên quan BLGĐ. Qua đó, cơ bản ngăn chặn hành vi này. Năm qua, tiếp nhận 165 vụ án, vụ việc với 175 đối tượng liên quan đến BLGĐ. Khởi tố hình sự 6 vụ và phạt hành chính 101 vụ, 111 đối tượng liên quan với số tiền 117 triệu đồng. Cảnh báo răn đe, kiểm điểm công khai trước dân 58 vụ, 58 đối tượng"

Hồng Nhung

Nhiệm vụ mới của ngành công an dần đi vào nền nếp

Nếu như thời gian đầu còn nhiều bỡ ngỡ, khó khăn trong khâu vận hành khi mới tiếp nhận công việc từ Sở Giao thông vận tải (nay là Sở Xây dựng), thì đến thời điểm này, các đầu công việc trong thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) của Ðội Sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ (Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh) dần đi vào nền nếp, bước đầu mang lại hiệu quả.

Hỗ trợ đăng ký thành lập, hoạt động doanh nghiệp

Thực hiện chủ trương, kế hoạch và chỉ đạo của tỉnh về việc đẩy mạnh chuyển đổi số, Sở Kế hoạch và Ðầu tư (nay là Sở Tài chính) đã chỉ đạo, phân công bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh hướng dẫn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp (DN) thực hiện TTHC về đăng ký thành lập và hoạt động của DN. Tuy nhiên, do thủ tục phát sinh khá nhiều và quy trình thực hiện thủ tục đăng ký DN trên môi trường mạng còn phức tạp, cần sự hỗ trợ kịp thời, góp phần nâng cao sự hài lòng của DN, cải thiện Chỉ số PCI tỉnh.

Ðổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả kiểm tra

Kiểm tra công tác cải cách hành chính (CCHC) được tỉnh xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quản lý, chỉ đạo, điều hành CCHC, nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu. Vì thế, công tác kiểm tra không ngừng được đổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả, góp phần nâng cao Chỉ số CCHC của tỉnh.

Hoạt động ổn định, thông suốt sau sáp nhập

Ðầu năm 2025, toàn tỉnh có 18 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh với 206 tổ chức bên trong. Thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; sau khi sắp xếp, toàn tỉnh hiện còn 13 cơ quan với 159 tổ chức bên trong, bao gồm 68 phòng, 12 chi cục và tương đương, 79 đơn vị sự nghiệp công lập (giảm 5 cơ quan chuyên môn và 47 tổ chức bên trong).

Ðơn giản thủ tục hành chính theo hướng thực chất

Cắt giảm và đơn giản hoá thủ tục hành chính (TTHC) theo hướng dễ hiểu, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức cho tổ chức, cá nhân là một nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt được các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh thực hiện. Ðiều đó khẳng định quyết tâm của tỉnh Cà Mau trong việc xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hiệu quả.

Tích hợp sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VneID

Ðể đẩy nhanh việc tích hợp sổ sức khoẻ điện tử (SSKÐT) trên ứng dụng VNeID, góp phần để người dân được hưởng lợi ích thiết thực từ chuyển đổi số mang lại, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành kế hoạch triển khai Chiến dịch Tích hợp SSKÐT trên ứng dụng VNeID.

Cà Mau quyết liệt sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Bám sát chỉ đạo của Trung ương về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo Nghị quyết số 18-NQ/TW, tỉnh Cà Mau khẩn trương, quyết liệt trong triển khai thực hiện, đảm bảo thống nhất, đồng bộ, gắn với mục tiêu giảm đầu mối và biên chế, nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động.

Cà Mau tăng hạng nhiều nhất so với các tỉnh, thành trong cả nước về chỉ số chuyển đổi số

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa công bố "Báo cáo chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - DTI cấp bộ, cấp tỉnh năm 2023". Theo đó, tỉnh Cà Mau là địa phương được đánh giá là tỉnh tăng hạng nhiều nhất về DTI trong năm 2023 với vị trí 35/63 tỉnh, thành cả nước.

Vì một nền hành chính linh hoạt và toàn diện

Trong phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Cà Mau luôn xác định cải cách hành chính (CCHC) là khâu đột phá, tạo tiền đề quan trọng cho quá trình chuyển đổi số. Vì thế, công tác CCHC luôn được thực hiện xuyên suốt, linh hoạt và toàn diện, hướng đến nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả.

Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 240/QĐ-TTg ngày 4/2/2025 ban hành Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025.