ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 21-9-24 03:39:09
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Y tế học đường thiếu chuyên môn

Báo Cà Mau (CMO) Cùng với nhiệm vụ giáo dục tri thức, chăm sóc sức khoẻ trong trường học ngày càng được chú trọng. Tuy nhiên, ở một số trường do cơ sở vật chất cũng như nguồn nhân lực chưa đảm bảo nên y tế học đường vẫn chưa phát huy được vai trò chăm sóc sức khoẻ cho học sinh.

Anh Trịnh Minh Tân hiện là kế toán kiêm cán bộ y tế tại trường THCS và Tiểu học Trần Ngọc Hy (xã Khánh  Thuận, huyện U Minh).

Bác sĩ Nguyễn Thanh Dân, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, cho biết: “Học sinh là lứa tuổi dễ mắc các bệnh về học đường. Ngày nay, các bệnh lý liên quan đến học đường phổ biến như bệnh răng, miệng, cận thị, cong vẹo cột sống... Trong đó, bệnh sâu răng ở học sinh chiếm tỷ lệ rất cao. Kế tiếp là cong vẹo cột sống do học sinh mang quá nhiều cặp sách, tư thế ngồi, kích cỡ bàn ghế chưa đúng chuẩn quy định. Ngoài ra, do môi trường sinh hoạt cũng như các vấn đề vệ sinh trong trường học, các dịch bệnh như tay chân miệng, sốt xuất huyết... cũng rất dễ lây lan. Từ thực tế này, công tác chăm sóc sức khoẻ trong trường học có vai trò rất quan trọng, góp phần phát triển thể chất và tinh thần của học sinh”.

Y tế học đường không chỉ có vai trò sơ cứu kịp thời những tai nạn thương tích trong học đường mà còn có nhiệm vụ tuyên truyền cách phòng chống các loại bệnh dịch, quản lý và kiểm tra vệ sinh học đường, giáo dục vệ sinh cá nhân cho học sinh, nâng cao kỹ năng và cách phòng chống các bệnh tật, giáo dục giới tính… nhằm đảm bảo cho học sinh phát triển toàn diện. Đặc biệt, đối với những trường học vùng nông thôn, những kiến thức về phòng, chống dịch bệnh, chăm sóc sức khoẻ học đường, điều kiện đến các trạm y tế còn hạn chế thì vai trò của phòng y tế trong nhà trường rất cần thiết.

Theo ông Nguyễn Tuấn Kiệt, Chủ tịch Công đoàn cơ sở trường THCS và Tiểu học Đỗ Thừa Tự (xã Khánh Thuận, huyện U Minh): “Trường học cách trạm y tế xã hơn 12 km, nếu có phòng y tế và cán bộ chuyên trách về y tế thì rất thiết thực. Cán bộ y tế chuyên trách sẽ kịp thời hỗ trợ các em, giảm các rủi ro khi chẳng may gặp tai nạn thương tích hay bệnh bất thường”.

Hạn chế từ nhân lực đến cơ sở vật chất

Theo Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT giữa Bộ Y tế và Bộ GD&ĐT quy định về công tác y tế trong trường học, mỗi trường học phải có phòng y tế riêng, đảm bảo diện tích, vị trí thuận lợi cho công tác sơ cứu, cấp cứu học sinh. Nhân viên y tế trường học phải có trình độ chuyên môn từ trung cấp y sĩ trở lên. Tuy nhiên hiện nay, không ít trường ở vùng nông thôn vẫn chưa có phòng y tế.

“Qua kiểm tra và thu thập số liệu từ 5 phòng GD&ĐT, cán bộ chuyên trách y tế có trình độ y sĩ chiếm tỷ lệ rất thấp, chỉ có 11 y sĩ trong tổng số 199 trường, đạt 5,5%. Những cán bộ y tế học đường còn lại là giáo viên kiêm nhiệm công tác y tế. Phần lớn các cán bộ kiêm nhiệm chỉ được tập huấn kiến thức y tế. Đây là hạn chế lớn nhất trong công tác quản lý, chăm sóc sức khoẻ học sinh khi các em bị bệnh hoặc tai nạn xảy ra”, Bác sĩ Nguyễn Thanh Dân cho biết.

Anh Trịnh Minh Tân hiện là cán bộ kế toán của trường THCS và Tiểu học Trần Ngọc Hy (xã Khánh Thuận, huyện U Minh). Do không có cán bộ y tế chuyên trách nên ngoài chức năng là cán bộ kế toán, lâu nay anh còn kiêm nhiệm luôn cán bộ y tế của trường. Vì không có kiến thức chuyên môn nên bên cạnh được tập huấn ngắn ngày một số kỹ năng cơ bản về sơ cứu, thuốc…, anh Tân tìm hiểu thêm các kiến thức về chăm sóc sức khoẻ học đường qua các phương tiện thông tin đại chúng. Anh Tân chia sẻ: “Hiện nay nhà trường đã bố trí tủ thuốc, nhưng do không thuộc chuyên môn về y tế nên đôi khi chất lượng chăm sóc sức khoẻ cho các em cũng khó đảm bảo”.

Cũng giống như anh Tân, anh Cao Văn Với là cán bộ hành chính tổng hợp kiêm cán bộ y tế của Trường THCS và Tiểu học Đỗ Thừa Tự (xã Khánh Thuận, huyện U Minh). Anh Với cho biết: “Trường chưa có phòng y tế, dụng cụ y tế và thuốc cũng ít nên công tác chăm sóc sức khoẻ học sinh gặp nhiều khó khăn. Trường hợp có nhiều học sinh bị bệnh, cán bộ trạm y tế sẽ xuống, nếu chỉ một, hai học sinh thì trường sẽ đưa các em đi trạm”.

Bên cạnh khó khăn về nguồn nhân lực, cơ sở vật chất thiếu thốn cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng chăm sóc sức khoẻ học đường. Năm học 2018-2019, trung tâm y tế dự phòng và các phòng GD&ĐT đã kiểm tra được 22 trường ở các huyện Thới Bình, U Minh, Cái Nước, Ngọc Hiển, Phú Tân. Kết quả cho thấy, số trường học có phòng y tế đạt chuẩn theo quy định khá thấp, chỉ có 7/22 trường, chiếm 31,8%. Những trường còn lại không có phòng y tế hoặc phải lồng ghép với các phòng chức năng khác. Nguyên nhân các trường xếp loại công tác y tế học đường thấp chủ yếu do chưa thực hiện đầy đủ công tác khám sức khoẻ học sinh, điều kiện vệ sinh trường học còn hạn chế.

Hiệu trưởng trường THCS và Tiểu học Trần Ngọc Hy Huỳnh Minh Đương cho biết: “Nhân viên y tế chưa đúng chuyên môn ngành quy định mà chỉ có cán bộ kiêm nhiệm được tập huấn về công tác y tế học đường phụ trách. Tủ thuốc được đặt ở phòng giáo viên. Theo lộ trình xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, đến năm 2020, trường sẽ xây dựng và đảm bảo các phòng chức năng, trong đó có phòng y tế. Còn hiện tại, nhà trường phối hợp hoạt động với trạm y tế xã là chủ yếu”.

 “Ngành giáo dục cần quan tâm đầu tư nhiều hơn về cơ sở vật chất cho những trường vùng nông thôn. Đồng thời, tạo điều kiện để cán bộ chuyên trách tập huấn nhiều hơn, danh mục thuốc cung cấp cho trường nhiều hơn”, ông Nguyễn Tuấn Kiệt đề xuất./.

Kim Chi

Liên kết hữu ích

Cập nhật các vấn đề thiết yếu trong bệnh lý tim mạch và siêu âm

Chiều 14/9, Phòng khám Đa khoa Thành Lợi phối hợp với Viện Tim mạch TP Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo cập nhật các vấn đề thiết yếu trong bệnh lý tim mạch và siêu âm.

Dinh dưỡng hợp lý để phát triển bền vững

Dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển thể lực, tầm vóc, trí tuệ của mỗi con người, đặc biệt là trẻ em.

Ðiểm sáng công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình

Với sự quan tâm của các cấp uỷ, chính quyền, thời gian qua, Phòng khám Ða khoa khu vực xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình (DS-KHHGÐ), tạo chuyển biến tích cực, nâng cao chất lượng dân số ở địa phương.

Kiểm tra các cơ sở kinh doanh, sản xuất bánh trung thu tại TP Cà Mau

Sáng nay (5/9), theo kế hoạch đã đề ra, Đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm trong dịp Tết Trung thu năm 2024 có buổi kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh trung thu trên toàn địa bàn TP Cà Mau.

Nhóm đối tượng dễ mắc bệnh tim mạch

Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, số người tử vong do tim mạch hơn cả tử vong do ung thư, COPD và đái tháo đường cộng lại. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 người tử vong vì bệnh tim mạch, chiếm 33% ca tử vong và xu hướng ngày càng trẻ hoá.

Chọn lựa và bảo quản thực phẩm đúng cách

Thực phẩm luôn được xem là một trong những thứ thiết yếu đối với đời sống hằng ngày của mọi gia đình. Khi mức sống người dân ngày càng được nâng cao thì nhu cầu về thực phẩm sạch, nhất là đối với những loại thực phẩm tươi sống càng cấp thiết hơn. Tuy nhiên, cách chọn lựa và bảo quản thực phẩm như thế nào vừa để đảm bảo chất lượng dinh dưỡng, vừa an toàn vệ sinh trong quá trình chế biến và sử dụng, đòi hỏi người tiêu dùng cần có những kỹ năng cơ bản.   

Thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm dịp Tết trung thu 2024

Để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, bảo vệ sức khoẻ cho mọi người, Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Cà Mau đã xây dựng kế hoạch triển khai công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết trung thu 2024. Nội dung chính của kế hoạch gồm công tác tuyên truyền và công tác kiểm tra.

Bệnh ung thư và gánh nặng tài chính

Ung thư không những là nỗi ám ảnh từ sự đau đớn về thể xác, tinh thần, tuổi thọ của người bệnh mà còn là gánh nặng chi phí điều trị cho gia đình bệnh nhân. Bởi thực tế cho thấy, có rất nhiều loại thuốc đặc trị ung thư không nằm trong danh mục được thanh toán theo chế độ của bảo hiểm y tế hiện nay.

Không để lây lan dịch bệnh trong trường học

Hiện nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm đang diễn biến phức tạp, đặc biệt là các bệnh lây qua đường hô hấp, đường tiêu hoá và các bệnh dù có vắc xin phòng bệnh ở trẻ nhưng có thể quay trở lại. Ðể chủ động kiểm soát các loại dịch bệnh truyền nhiễm có thể lây lan trong trường học và bảo vệ sức khoẻ học sinh, trước khi bước vào năm học mới, Sở Y tế phối hợp với Sở Giáo dục và Ðào tạo tỉnh Cà Mau triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch.

Nơi ánh đèn không bao giờ tắt

Đó là Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Ða khoa tỉnh, nơi các y, bác sĩ, thiết bị y tế luôn trong trạng thái sẵn sàng, tất cả vì cuộc đua giành lấy sự sống cho bệnh nhân từ tay tử thần.