ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 4-2-25 16:48:16
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

“Bông hồng xanh” vượt nắng mưa bám chốt

Báo Cà Mau (CMO) Hưởng ứng phong trào thi đua đặc biệt “Cả nước đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19” của Giám đốc Công an tỉnh, cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh Cà Mau luôn trong tư thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ. Ðiều khá đặc biệt và gây ấn tượng trong lòng người dân chính là hình ảnh nữ cán bộ, chiến sĩ Công an Nhân dân tạm gác việc gia đình, không quản ngày đêm, nắng mưa ra đường, đứng chốt, góp phần cùng tỉnh nhà ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh.

Ðại uý Ðoàn Trần Thuỳ Dương, cán bộ Ðội Ðiều tra tổng hợp, Công an TP Cà Mau: Không phát sinh ca dương tính là niềm vui lớn nhất

“Nhận nhiệm vụ trực khu vực phong toả tại Khóm 2, Phường 5 từ ngày 31/8, niềm vui lớn nhất của tôi là sau 14 ngày trực, 121 hộ dân, với 485 khẩu tại địa bàn an toàn, chưa ghi nhận ca dương tính phát sinh. Ðiều mong muốn lớn nhất của tôi cũng như đồng nghiệp hiện nay là sẽ đẩy lùi được bệnh, sớm trả lại cuộc sống bình thường mới cho người dân”, Ðại uý Ðoàn Trần Thuỳ Dương chia sẻ.

Ðại uý Ðoàn Trần Thuỳ Dương nhận và khử khuẩn các nhu yếu phẩm, vật dụng trước khi gửi đến người dân trong khu cách ly Khóm 2, Phường 5, TP Cà Mau. (Ảnh chụp ngày 13/9)

Ðại uý Ðoàn Trần Thuỳ Dương sinh ra và lớn lên ở xã Thanh Tùng, huyện Ðầm Dơi, là nữ cán bộ dân tộc Khmer khá hiếm trong ngành công an. Theo Thuỳ Dương, từ nhỏ đã rất ngưỡng mộ hình ảnh nữ công an trong quân phục ngành, từ đó quyết tâm phấn đấu theo đuổi ước mơ. Chính thức chinh phục ước mơ và vào ngành năm 2006, Thuỳ Dương được phân công nhiệm vụ điều tra viên Ðội Ðiều tra tổng hợp, Công an TP Cà Mau, trực tiếp điều tra án, xác minh tin báo, đề xuất thủ trưởng ra quyết định khởi tố vụ án, hỗ trợ truy nã đối tượng liên quan… Từ đó đến nay, Ðại uý Dương luôn nỗ lực trau dồi, học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Ðặc biệt, từ đầu năm đến nay, tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, trước yêu cầu nhiệm vụ đặt ra, Thuỳ Dương luôn trong tư thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ tham gia trực chốt, khu vực phong toả cùng đồng nghiệp.

Thượng uý Trần Thị Mỹ Chi, Thanh tra viên Phòng Thanh tra, Công an tỉnh Cà Mau: Quyết tâm kiểm soát chặt, không để lọt đối tượng

Tôi gặp Thượng uý Trần Thị Mỹ Chi tại chốt kiểm soát dịch Covid-19 địa phận xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau, giáp ranh với xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước. Ðây là khu vực có lưu lượng xe khá đông nên Thượng uý Mỹ Chi phải cùng đồng nghiệp, các lực lượng tham gia trực chốt thay phiên ra hiệu dừng tất cả các phương tiện mô-tô, khai báo y tế trước khi vào địa phận TP Cà Mau.

Thượng uý Trần Thị Mỹ Chi là 1 trong 7 nữ cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh tình nguyện tham gia trực chốt đợt đầu tiên, từ 25/8 đến nay. Ðang bước vào cao điểm mùa mưa, công tác đứng chốt rất vất vả, song với quyết tâm không để sót đối tượng, Mỹ Chi cùng các đồng nghiệp, lực lượng trực chốt kiểm soát thực hiện nghiêm yêu cầu nhiệm vụ.

Thượng uý Trần Thị Mỹ Chi ra hiệu dừng phương tiện kiểm tra giấy đi đường và khai báo y tế.

Thượng uý Mỹ Chi sinh ra trong gia đình nông dân thuộc hộ đồng bào Khmer khó khăn ở Ấp 7, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, nhưng cả hai chị em Mỹ Chi đều có nguyện vọng tham gia lực lượng vũ trang. Sự nỗ lực của Mỹ Chi và người em trai (đang bước vào năm học thứ 5 tại Học viện Quân đội) là niềm tự hào rất lớn của gia đình.

Thượng uý Trần Thị Mỹ Chi cho biết: “Bản thân tôi luôn nỗ lực hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, nhất là nhiệm vụ trực chốt kiểm soát dịch bệnh hiện nay. Quyết tâm cao là không để sót, lọt đối tượng, với mong muốn góp sức cùng tỉnh nhà kiểm soát và đẩy lùi dịch bệnh, để cuộc sống người dân sớm trở lại trạng thái bình thường”./.

 

Loan Phương

 

Nâng tầm y tế cơ sở

Thời gian qua, hệ thống y tế ở địa phương chủ động đầu tư, tiếp nhận chuyển giao nhiều kỹ thuật quan trọng trong hoạt động chuyên môn, nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Việc đầu tư kỹ thuật mới không chỉ nâng tầm, tạo thương hiệu, uy tín cho đơn vị y tế mà còn giúp người dân tiết kiệm thời gian, chi phí trong khám và điều trị bệnh.

Tận tâm với nghề y

24 năm gắn bó với nghề, Bác sĩ CKI Nguyễn Hữu Ðặng, Trưởng trạm Y tế xã Khánh Thuận, huyện U Minh, làm việc bằng tâm huyết và tinh thần trách nhiệm cao. Trong quá trình công tác, Bác sĩ Ðặng luôn hết mình vì người bệnh, tận tâm với sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ Nhân dân, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Trị liệu nghệ thuật

Trị liệu nghệ thuật là phương pháp sử dụng nghệ thuật như công cụ hữu ích để bệnh nhân cải thiện về tinh thần, cảm xúc, được ứng dụng trong can thiệp phục hồi chức năng (PHCN). Bằng hình thức thực hiện các hoạt động như: vẽ tranh, tô màu, nặn đất sét, âm nhạc và nhảy múa, hay kể chuyện bằng hình ảnh..., trị liệu nghệ thuật được xem như cách chữa lành tâm lý, giúp bệnh nhân cải thiện khả năng điều khiển bàn tay và ngón tay, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả điều trị.

Tìm hiểu “hội chứng màn hình xanh”

Ngày nay, công nghệ đã và đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, nhưng mặt trái của nó cũng dần lộ diện với những vấn đề tâm lý ngày càng phổ biến trong giới trẻ. Một trong số đó là “hội chứng màn hình xanh”, đây không phải là một khái niệm chính thức trong y khoa, nhưng nó đang được dùng để mô tả những hệ luỵ về sức khoẻ tâm lý và thể chất khi thời gian sử dụng các thiết bị điện tử vượt quá giới hạn.

Ra quân kiểm tra an toàn thực phẩm dịp tết

Để đảm bảo an toàn thực phẩm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, sáng nay (9/1), Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm ra quân kiểm tra một số cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn TP Cà Mau.

Họp đoàn kiểm tra liên ngành an toàn vệ sinh thực phẩm

Để bảo đảm an toàn thực phẩm, hạn chế tối đa các vụ ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và mùa lễ hội xuân 2025, sáng nay (8/1), Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm tổ chức họp triển khai công tác kiểm tra đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trước, trong và sau Tết Nguyên đán.

Can thiệp sớm trẻ chậm nói

"Hiện nay, tình trạng trẻ chậm nói khá phổ biến, do bẩm sinh, hoặc môi trường xung quanh. Các dấu hiệu thường khó nhận diện, do phụ huynh chưa nắm rõ các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ. Các bé được đưa đến đây khám chủ yếu bị rối loạn ngôn ngữ, khó giao tiếp bằng ngôn ngữ, hạn chế khả năng tiếp thu...", Bác sĩ Ninh Thị Minh Hải, Phòng Âm ngữ trị liệu, Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau, thông tin.

Ðồng hành can thiệp sớm trẻ có vấn đề phát triển

Ở nước ngoài, các gia đình có trẻ gặp vấn đề về phát triển rất quan tâm và nhiệt tình tham gia các nhóm hỗ trợ để thay đổi năng lượng của bản thân, muốn được cung cấp năng lượng tích cực cũng như những kiến thức hữu ích nhằm giúp trẻ nhỏ điều trị bệnh, hoà nhập với cộng đồng tốt hơn. Tuy nhiên, với văn hoá Á Ðông như ở Việt Nam nói chung và các tỉnh xa xôi như Cà Mau nói riêng, vấn đề này khá nhạy cảm, khiến các bậc phụ huynh khó thể mở lòng chia sẻ. Nếu cha mẹ không vững vàng thì việc điều trị bệnh cho trẻ cũng gặp nhiều khó khăn. Vì thế, Tổ chức phi lợi nhuận "Sống cùng tự kỷ" đã kết hợp với Tổ chức phi lợi nhuận "Y học cộng đồng" tổ chức nhóm tương trợ phụ huynh, dành cho gia đình của trẻ có vấn đề về phát triển.

Hướng tới phát triển các khoa chuyên sâu ở bệnh viện tuyến tỉnh

Tại hội nghị tổng kết công tác y tế năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ năm 2025, vào chiều 3/1/2025, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân khẳng định, tỉnh sẽ tạo mọi điều kiện để phát triển các khoa chuyên sâu ở bệnh viện tuyến tỉnh.

Đảm bảo cung cầu, ổn định thị trường dịp cuối năm

Theo đánh giá chung của ngành chuyên môn, mặc dù bối cảnh tình hình chính trị thế giới có nhiều bất ổn, tuy nhiên, trong năm 2024 kinh tế nước ta tiếp tục phục hồi và có bước tăng trưởng khả quan. Theo đó, tại tỉnh Cà Mau, tình hình cung, cầu các mặt hàng thiết yếu trong dịp cuối năm 2024 cũng được đảm bảo, nguồn hàng hoá dồi dào, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân, không xảy ra tình trạng sốt giá.